Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 13/01/2023 10:47 (GMT+7)

Hồn quê: Tác phẩm tranh xuất sắc làm từ bẹ chuối

Tranh làm từ bẹ chuối là ý tưởng sáng tạo độc đáo của em Phan Tuấn Khang, Trường THPT Nguyễn Văn Côn (huyện Gò Công Đông). Sản phẩm vừa đoạt giải Ba Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Tiền Giang lần thứ XIV (2021 – 2022), vừa giải Ba Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng toàn quốc.

tm-img-alt

Em Nguyễn Tấn Khang đang hoàn thiện tác phẩm

Với mong muốn chung tay bảo vệ môi trường và biến phế phẩm trong nông nghiệp trở thành sản phẩm có giá trị, em Phan Tuấn Khang nảy sinh ý tưởng sử dụng bẹ chuối để tạo hình một bức tranh về thiên nhiên, về làng quê Nam bộ.  

Để tạo ra tác phẩm, em sử dụng các chất liệu có sẵn, dễ tìm như: Bẹ chuối, ván ép, keo sữa, bông lúa; trong đó, bẹ chuối là chất liệu chính để tạo nên bức tranh. Đầu tiên, để triển khai ý tưởng, em hình dung ra bố cục bức tranh và dùng bút chì phác họa lên bề mặt tấm ván ép. Sau khi hoàn chỉnh hình vẽ bố cục bức tranh, em sử dụng bẹ chuối đã phơi khô để cắt định hình và dán lên hình vẽ đã được phác họa. Để trang trí hoa, trái tượng trưng của một số cây ăn quả, em sử dụng hạt lúa đã phơi khô và sử dụng keo sữa để dán. Sau khi lắp ghép, tạo hình hoàn chỉnh, em phủ lên bề mặt bức tranh chất keo chống mốc, ẩm để giữ độ nét của màu sắc cũng như giúp cho tranh bảo quản được lâu.

Với bố cục hài hòa, các chi tiết được thực hiện công phu, tinh xảo, nội dung bức tranh đã tái hiện hình ảnh về làng quê Việt Nam với những nét đặc trưng của miền sông nước Nam bộ, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long với những mái nhà tranh, dòng sông quê, con đò, vườn cây, ao cá, ruộng lúa… mang dấu ấn của một miền quê quê yên bình, thơ mộng. 

Theo em Khang, để tạo ra bức tranh, công đoạn lựa chọn và sơ chế nguyên liệu tốn rất nhiều thời gian. Về bẹ chuối, có thể sử dụng bẹ khô hoặc bẹ tươi (phải mất thời gian phơi nắng cho bẹ thật khô), sau đó, phân loại màu (viền bẹ thường có màu trắng, tiếp theo là màu vàng và giữa bẹ thường có màu nâu đen) và tiến hình cắt định hình, ghép lên hình vẽ đã được phác họa.

Để giúp công đoạn lắp ghép các chi tiết cũng như việc phối màu cho bức tranh được cân đối về bố cục, hài hòa về màu sắc, đỡ phải tốn thời gian, công sức cho việc chỉnh sửa, trong quá trình thực hiện, em thao tác lên bảng phụ trước, sau khi quan sát, tự kiểm tra hoặc nhờ giáo viên hướng dẫn góp ý, đến khi cảm thấy thật ưng ý em mới thao tác lên bảng chính.

Thầy Nguyễn Quang Khải, giáo viên hướng dẫn em Nguyễn Tấn Khang triển khai ý tưởng trên cho biết, “Tranh làm từ bẹ chuối” được xem là tác phẩm tranh đầu tiên được tạo ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên. Để tạo ra tác phẩm sắc sảo và có hồn như thế, đòi hỏi tác giả phải có trí tưởng tượng cao, óc thẩm mỹ, sự khéo léo, tỉ mỉ cộng một chút năng khiếu về hội họa. Về tính ứng dụng, tác phẩm này có thể được sử dụng ở phòng làm đồ dùng dạy học, trưng bày tại các trường học kết hợp giới thiệu, triển lãm tại các khu du lịch sinh thái để quảng bá và bán cho du khách.

Xem Thêm

Giải Nhất Hội thi toàn quốc: Tôi đã thất bại mấy lần rồi!
Quê anh ở TX Đông Hòa (Phú Yên). Tốt nghiệp cử nhân Địa lý, trường Đại học KHXH &NV ở TP Hồ Chí Minh năm 2007. Anh đi làm thuê một thời gian tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để học hỏi cách làm củi từ trấu. Năm 2009 anh về làng lập nghiệp bằng việc nghiên cứu sản xuất củi đốt bằng việc tái chế vỏ trấu và giàu lên từ sản phẩm này.
Phú Yên: Thầy Nguyễn Lưu Hồng - Người đam mê sáng tạo
Trường cao đẳng Nghề Phú Yên luôn tích cực khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nên nhi đồng (STTN-NĐ), Hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh và đạt nhiều giải cao. Trong đó, thầy giáo Nguyễn Lưu Hồng là người có nhiều đóng góp, ghi dấu ấn sâu đậm cho hoạt động này.
Người ươm mầm khoa học kỹ thuật Việt Nam
Giáo sư, viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Nhà khoa học, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Giải thưởng Hồ Chí Minh , giải thưởng Lúa thế giới; Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Nghĩa lớn!
GS.VS Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học lớn, người đặt nền móng cho ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ nhiệm Báo Khoa học và Đời sống.
Giáo sư Trần Đại Nghĩa: ba cách tiếp cận đặc sắc
GS Trần Đại Nghĩa là một nhân vật lịch sử. Một vị tướng được phong trong 10 thiếu tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Một nhà khoa học với những công trình nghiên cứu và chế tạo vũ khí để đương đầu với những cường quốc khoa học và quân sự. Một con người đã từ bỏ sự nghiệp khoa học và cuộc sống đủ đầy ở phương Tây để trở về đóng góp cho cuộc kháng chiến của dân tộc trong thế kỷ 20.
Nhớ lại kỉ niệm với Giáo sư Trần Đại Nghĩa!
Đêm trước ngày Đại hội Liên hiệp hội TP. Hồ Chí Minh lần thứ nhất (1986), GS. Trần Đại Nghĩa có vẻ ưu tư lắm và dường như không ngủ được, Ông gọi tôi sang phòng, pha một ấm trà, hai thầy trò nói chuyện với nhau đến rất khuya. Câu chuyện bắt đầu từ viêc sửa sang, chỉnh lý lại 2 bài phát biểu để ông và tôi ngày mai sẽ đọc tại Đại hội. Sau đó là những câu chuyện về khoa học và đất nước…

Tin mới

Góp ý Dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về KH&CN
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức Tọa đàm Góp ý Dự thảo Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ (KH&CN). Ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì tọa đàm.
Trao tặng Giải thưởng Đào Tấn năm 2022
Sáng 29/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc (trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam) và Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Đào Tấn tôn vinh 15 tập thể, cá nhân có những đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống.
Vinh danh 7 địa phương, 65 doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số
Việc biểu dương kịp thời với các địa phương, doanh nghiệp sản xuất, kết nối cung cầu về các giải pháp công nghệ số, xây dựng và phát triển sản xuất thông minh sẽ là động lực thúc đẩy ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các địa phương, doanh nghiệp phát triển kinh tế số.
Thanh Hóa: Đánh giá Dự án quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng
Sáng ngày 26/5/2023, tại xã Nga Thủy (huyện Nga Sơn), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ Dự án “Quản lý rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng để tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro biến đổi khí hậu ở tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam” (Dự án) do Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới tài trợ.
Liên hiệp hội Hà Tĩnh - 28 năm xây dựng và phát triển
Được thành lập từ năm 1995, trải qua 28 năm xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Tĩnh (Liên hiệp hội Hà Tĩnh) đã không ngừng củng cố, khẳng định vị thế tổ chức chính trị – xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Quảng Trị: Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 24
Ngày 24/5, Hội Đông y tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 24-CT/TW, ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X “về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới” và tổ chức Hội thảo khoa học “Bài thuốc hay, cây thuốc quý” năm 2023.