Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 23/12/2020 19:05 (GMT+7)

Hoạt động hợp tác, phối hợp với các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương của Liên hiệp Hội Việt Nam

1.1.Kết quả phối hợp với các cơ quan của Đảng và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội

Ban Tuyên giáo đã chỉ đạo Liên hiệp Hội Việt Nam đề xuất với Bộ Chính trị và BCH Trung ương Đảng ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về công tác trí thức. Đặc biệt là Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 06/8/2008 về “xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”và Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 16/4/2010 về “tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”của Bộ Chính trị khóa X. Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ động phối hợp với Liên hiệp Hội Việt Nam tham mưu cho Ban Bí thư ra Thông báo số 353-TB/TW về việc xác định các đề án triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW; Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 116/TB-VPCP của Chính phủ. Sau khi Ban Bí thư Trung ương ra Thông báo số 353-TB/TW, Ban Tuyên giáo Trung ương đã có Hướng dẫn số 106-HD/TGTW ngày 25/5/2010 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW.Những văn bản này đã tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam trong giai đọan từ sau năm 2010 đến nay.

Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy của Liên hiệp Hội Việt Nam được Bộ Nội vụ phê chuẩn tại văn bản số 327/BNV, ngày 19/01/2012 có sự giúp đỡ rất lớn của Ban Tổ chức Trung ương. Đề án này đã thúc đẩy việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật ở Trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đặc biệt, trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, một số cấp ủy, chính quyền địa phương đã tiến hành một số biện pháp chưa phù hợp với quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng đối với đội ngũ trí thức, Ban Tổ chức Trung ương đã có sự chỉ đạo kịp thời, khẳng định Liên hiệp Hội Việt Nam với tư cách là tổ chức chính trị xã hội với 2 cấp từ trung ương đến địa phương; Yêu cầu các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chưa xem xét vấn đề tinh giản biên chế, sáp nhập tổ chức bộ máy của các Liên hiệp Hội địa phương, chờ tới khi có Đề án  tổ chức bộ máy của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật ở Trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Ban Bí thư phê duyệt. Điều đó đã góp phần tạo sự ổn định về tổ chức, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ Liên hiệp Hội.

Liên hiệp Hội Việt Nam cũng đã ký kết chương trình hợp tác với Ban Kinh tế Trung ương, phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Trung ương, Ban Kiểm tra, Ban Dân vận Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình theo quan hệ chuyên môn.

Hàng năm, Liên hiệp Hội Việt đã tham gia tổng kết và ký kết Chương trình phối hợp giữa Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Trung ương các đoàn thể chính trị - xã hội.  Liên hiệp Hội Việt Nam cũng đã tham gia ký kết Chương trình Phối hợp giám sát với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khoa học, y tế, giáo dục, môi trường... Tổ chức xét chọn công bố các công trình khoa học có giá trị để đưa vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam giai đoạn 20215-2020. Ngoài các hoạt động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp Hội Việt Nam còn tích cực phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ chí Minh… trong các phòng trào thi đua lao động sáng tạo, tổ chức các Hội thi, giải thưởng khoa học công nghệ…

Ký thỏa thuận hợp tác với Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài

1.2.Kết quả phối hợp với các cơ quan của Quốc hội

Trong các cơ quan của Quốc hội, Liên hiệp Hội Việt Nam đặc biệt chú trong mối quan hệ với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (UBKHCN&MT). Ngay từ năm 2011, UBKHCN&MT và Liên hiệp Hội Việt Nam đã ký kết thỏa thuận phối hợp công tác giai đoạn 2011 – 2016. Ngày 17/11/2016 tại Văn phòng Quốc hội hai bên đã tổng kết 5 năm thực hiện chương trình phối hợp giai đoạn 2011 – 2016 và ký kết thỏa thuận phối hợp công tác giai đoạn 2016 – 2021. Thực hiên chương trình phối hợp, Liên hiệp Hội Việt Nam và UBKHCN&MT đã phối hợp tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị khoa học để bàn về các vấn đề trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, nông nghiệp, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, tài nguyên nước… Về công tác giám sát hai cơ quan đã phối hợp tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về các công trình quan trọng quốc gia, về thực hiện chính sách pháp luật về khoa học, giáo dục và bảo vệ môi trường …

Lễ công bố Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2019

Ngoài các cơ quan trên, Liên hiệp Hội Việt Nam còn phối hợp với một số cơ quan khác như Hội đồng Dân tộc, Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Thanh, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội. Những hoạt đọng trên đã góp phần tăng thêm vai trò, vị thế của Liên hiệp Hội Việt Nam trong hoạt động xây dựng pháp luật và giám sát việc thực thi pháp luật.

Ký thỏa thuận hợp tác với Ủy ban Khoa học, công nghệ và Môi trường Quốc hội

1.3.Kết quả phối hợp với các bộ, ngành và địa phương

1.3.1.Kết quả phối hợp với các BộKhoa học và Công nghệ

Trên cơ sở Chương trình phối hợp được ký kết năm 1995, đến ngày 19/8/1997, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT ký Quyết định 1300/QĐ-KH công nhận Liên hiệp Hội Việt Nam là đầu mối kế hoạch về khoa học và công nghệ, đây chính là sự hỗ trợ rất lớn đối với hoạt động vận động trí thức của Liên hiệp Hội Việt Nam. Hàng năm, Bộ KH&CN đã xem xét bố trí kinh phí từ nguồn sự nghiệp KH&CN để Liên hiệp Hội Việt Nam hoạt động.

Liên hiệp Hội Việt Nam và Bộ KH&CN đã có nhiều hoạt động phối hợp trong công tác thúc đẩy việc phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam; Phối hợp trong công tác thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ; Tổ chức các hội thảo lớn, các sự kiện lớn về khoa học và công nghệ; Tổ chức các hội thi sáng tạo kỹ thuật hàng năm để khuyến khích các hoạt động cải tiến, hợp lý hoá công nghệ và kỹ thuật; Phối hợp với các cơ quan, bộ ngành có liên quan thành lập Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Quỹ VIFOTEC) để tổ chức các Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam, Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc và Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc; Khuyến khích, hướng dẫn đội ngũ khoa học và công nghệ tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế-xã hội.

1.3.2.Kết quả phối hợp với các BộTài nguyên và Môi trường

Ngày 03/12/2004, tại trụ sở Liên hiệp Hội Việt Nam, Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) và Lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam đã ký kết Nghị quyết Liên tịch số 01/2004/NQLT-LHH-BTNMT về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển bền vững mà trong đó cho phép Liên hiệp Hội Việt Nam được hưởng vốn ngân sách sự nghiệp môi trường để thực hiện các hoạt động BVMT.

1.3.3.Kết quả phối hợp với các BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn

 Từ năm 2008 đến nay, Bộ NN&PTNT và Liên hiệp hội Việt Nam đã ký 03 Chương trình phối hợp hoạt động, cụ thể là:

Chương trình 1:Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ NN&PTNT với Liên hiệp Hội Việt Nam về thực hiện Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008.

Chương trình 2:Chương trình thoả thuận hợp tác giữa Liên hiệp Hội Việt Nam với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 4/10/2012.

Chương trình 3:Chương trình phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2014 – 2020 giữa Liên hiệp Hội Việt Nam với Tổng cục Lâm nghiệp ký ngày 18/6/2014.  

Trong 3 chương trình đã ký với Bộ NN&PTNT, Chương trình 3 được triển khai khoa học, cụ thể và đạt nhiều kết quả được hai bên đánh giá cao, hỗ trợ tích cực cho các tổ chức đơn vị của 2 bên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trong giai đoạn 2014 – 2019 đã triển khai được hàng trăm hội nghị, hội thảo, hàng chục cuộc điều tra nghiên cứu liên quan đến lâm nghiệp. Đặc biệt đã tư vấn, phản biện góp phần vào việc xây dựng Luật Lâm nghiệp 2017 và 5 nghị định, 7 thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Lâm nghiệp. Riêng các đơn vị khoa học công nghệ trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam đã kêu gọi được 236 dự án với tổng kinh phí là 64.000 triệu đồng.

1.3.4.Kết quả phối hợp với các BộGiáo dục và Đào tạo

Ngày 30/12/2005, Liên hiệp Hội Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký kết bản Thoả thuận hợp tác giai đoạn 2005-2010. Ngày 20 tháng 10 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổng kết đánh giá việc thực hiện Thoả thuận hợp tác giai đoạn 2005-2010 và ký Chương trình phối hợp hoạt động Số 938/CTr-BGDĐT-LHHVN giai đoạn 2014-2020. Hai bên đã phối hợp tổ chức các diễn đàn trí thức, các hội nghị, hội thảo đóng góp ý kiến, phản biện cho một số chương trình và dự án về giáo dục và đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng như Diễn đàn: “Một chương trình với nhiều bộ sách giáo khoa” có liên quan đến việc thực hiện Đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014); Diễn đàn “Đánh giá kết quả 01 năm thực hiện Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT” …Trong những năm qua Liên hiệp Hội Việt Nam đã thường xuyên, liên tục là cơ quan bảo trợ và hỗ trợ kinh phí cho các hội thành viên tổ chức các kỳ thi Olympic sinh viên toàn quốc ở các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Cơ học, Tin học và Giải thưởng Loa Thành. Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức theo công văn cho phép số 6163/VPCP-KG của Văn phòng Chính phủ ký ngày 11 tháng 12 năm 2003. Bộ Tài Chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan phối hợp. Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) là đơn vị thường trực tổ chức.

1.3.5.Kết quả phối hợp với các tỉnh, thành phố

Ngoài các hoạt động với các bộ ngành ,Đảng đoàn Liên hiệp Hội Việt Nam đã có chương trình phối hợp công tác với các tỉnh, thành ủy, Đoàn Chủ tịch cũng đã ký chương trình phối hợp hoạt động với các ủy ban một số tỉnh như Hà Tĩnh, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế...Tuy nhiên sự phối kết hợp này chưa làm được nhiều, chủ yếu là tổ chức hội nghị, hội thảo. Nổi bật nhất là hoạt động tư vấn, phản biện dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê tại Hà Tĩnh. Liên hiệp Hội Việt Nam cũng đã hỗ trợ các Liên hiệp Hội địa phương hàng ngàn đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, phổ biến kiến thức.

`           2. Những khó khăn, hạn chế

Việc phối kết hợp giữa các Ban Đảng với Liên hiệp Hội Việt Nam về công tác chính trị - tư tưởng của đội ngũ trí thức chưa được quan tâm đúng mức, chưa tổ chức được những diễn đàn phù hợp để cung cấp thông tin và tạo môi trường thuận lợi để trí thức có thể bày tỏ quan điểm và đóng góp ý kiến xây dựng chủ trương, chính sách phát triển đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN, GD&ĐT và chính sách đối với trí thức. Việc phối hợp phần lớn chỉ giải quyết sự vụ đã xảy ra, chưa có sự phối hợp mang tính chiến lược để làm công tác chính trị - tư tưởng cho đội ngũ trí thức.

Một số nhiệm vụ chưa thực hiện được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan, trong đó có nguyên nhân vướng mắc về mặt cơ chế, nhất là cơ chế tài chính hằng năm, chưa tạo ra được một kế hoạch cụ thể, đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Về quản lý vẫn thiếu sự nỗ lực và chủ động liên hệ từ hai phía, chưa có sự đôn đốc kịp thời các công việc trong kế hoạch hợp tác. Cá biệt có một số chương trình ký xong bỏ đấy không triển khai.

Nhiều Chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực BVMT, NNNT kinh phí lớn và kéo dài nhiều năm nhưng Liên hiệp Hội Việt Nam và các tổ chức thành viên hầu như chưa được tham gia. Nguồn kinh phí cấp cho Liên hiệp Hội Việt Nam như BVMT, điều tra cơ bản càng ngày càng giảm. Cá biệt một số bộ ngành hoặc bố trí rất ít hoặc không bố trí, chỉ dựa vào nguồn kinh phí vốn đã eo hẹp của Liên hiệp Hội Việt Nam (Nhất là trong các hoạt động tư vấn, phản biện và hội nghị sơ tổng kết)

            3. Đánh giá chung

Các chương trình, kế hoạch hợp tác với các Ban, Bộ, Ngành đã giúp Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, động viên đội ngũ trí thức tham gia thi đua lao động sáng tạo góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với lợi thế là một tổ chức chính trị rộng lớn, với ưu thế nổi trội về sự đa ngành, liên ngành kết hợp với chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực, các nhà khoa học thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam đã tham gia giải quyết các vấn đề của xã hội, đặc biệt là tư vấn, phản biện xã hội, xây dựng chính sách, pháp luật; Chuyển giao các tiến bộ về khoa học và công nghệ, môi trường vào thực tiễn.

Tuy nhiên bên cạnh những chương trình, kế hoạch hợp tác thành công, vẫn có một số chương trình, kế hoạch hợp tác chưa được triển khai hoặc kết quả đạt được còn thấp. Đây là những vấn đề đặt ra đối với các bên cần kiểm điểm rút kinh nghiệm để cân nhắc, điều chỉnh trong những năm tới.  

            4. Những giải pháp trong thời gian tới

            Từ những kết quả đạt được trong những năm qua, để đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các chương trình, kế hoạch hợp tác giữa Liên hiệp Hội Việt Nam với các ban, bộ, ngành và địa phương, xin đề xuất một số giải pháp sau đây:

1. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan Trung ương thúc đẩy việc thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng liên quan đến Liên hiệp Hội Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương và Chỉ thị số 42-TC/TW ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị.

2. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 48- QĐ/TW ngày 07/11/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc ban hành quy chế phối hợp công tác giữa Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam với các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương nhằm tháo gỡ khó khăn cho các Liên hiệp Hội địa phương

3. Tiến hành tổng kết, sơ kết các chương trình phối hợp hoạt động đã ký kết với các cơ quan đơn vị, rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp phối hợp trong giai đoạn hiện nay

4. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phối hợp giữa Liên hiệp Hội Việt Nam với các cơ quan Trung ương và địa phương; tăng cường và phối hợp hiệu quả các mối liên kết liên ngành, liên vùng giữa Liên hiệp Hội Việt Nam với các hội thành viên và giữa các hội thành viên.

5. Tập hợp, cung cấp chuyên gia cho các Ban Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các bộ, ngành trong quá trình xây dựng, triển khai, giám sát các chủ trương, đường lối, chính sách, các chương trình, dự án lớn có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

TS. Lê Công Lương,

Xem Thêm

Vĩnh Long: Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra và Quản lý sở hữu trí tuệ
Ngày 6/9, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Nội Vụ, Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Sở hữu Trí tuệ Quốc tế đã tổ chức hội nghị tập huấn “Nghiệp vụ kiểm tra tổ chức hội và Quản lý tài sản sở hữu trí tuệ của cơ quan hội, đơn vị công lập và ngoài công lập”.
Kỹ năng xây dựng tác phẩm báo chí chất lượng cao
Ngày 6/9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) đã tổ chức tập huấn kỹ năng xây dựng tác phẩm báo chí chất lượng cao tham dự Giải báo chí Quốc gia và các Giải báo chí chuyên ngành cho các phóng viên, biên tập viên thuộc các cơ quan báo chí trong hệ thống Vusta..

Tin mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tiếp tục huy động tối đa nguồn lực, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 3
Chiều 9/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp...
Vĩnh Long: Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra và Quản lý sở hữu trí tuệ
Ngày 6/9, Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Nội Vụ, Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Sở hữu Trí tuệ Quốc tế đã tổ chức hội nghị tập huấn “Nghiệp vụ kiểm tra tổ chức hội và Quản lý tài sản sở hữu trí tuệ của cơ quan hội, đơn vị công lập và ngoài công lập”.
Bộ Chính trị điều động, phân công đồng chí Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Chiều 5-9, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.