Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 25/02/2025 16:47 (GMT+7)

Hoàn thiện khung pháp lý, huy động nguồn lực để phát triển ngành đường sắt

Các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế và đề xuất nhiều điều chỉnh quan trọng trong Luật Đường sắt (sửa đổi) nhằm huy động nguồn lực đầu tư, cải thiện cơ chế quản lý và ứng dụng công nghệ để phát triển hệ thống đường sắt Việt Nam đạt hiệu quả tối ưu.

Ngày 25/2 tại Hà Nội,  Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức hội thảo "Góp ý Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi)".

tm-img-alt

Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng phát biểu tại hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng cho biết đường sắt Việt Nam đã có lịch sử gần 145 năm, khởi đầu với tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho, tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương. Trong suốt quá trình phát triển, hệ thống đường sắt luôn giữ vai trò quan trọng trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Hiện nay, mạng lưới đường sắt quốc gia có tổng chiều dài hơn 3.000 km với gần 300 nhà ga, đáp ứng nhu cầu vận tải và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế cũng như an ninh - quốc phòng. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, ngành đường sắt đã có nhiều đổi mới, đặc biệt là việc đưa vào hoạt động các tuyến đường sắt đô thị hiện đại.

Tuy nhiên, tuyến Bắc - Nam với khổ đường 1m cùng hệ thống thiết bị, công nghệ lạc hậu không còn phù hợp, gây hạn chế lớn trong khai thác và phát triển. Trước thực trạng này, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, mở ra bước chuyển mình quan trọng cho ngành đường sắt. Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị cũng đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó nhấn mạnh việc ứng dụng khoa học - công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt trong phát triển đường sắt đô thị và đường sắt tốc độ cao. Đồng thời, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hệ thống đường sắt, ưu tiên phát triển công nghiệp đường sắt, đẩy mạnh công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị cũng là một nội dung quan trọng - Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.

Tại hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia đều cho rằng dư địa trong phát triển lĩnh vực đường sắt ở nước ta còn rất lớn. Đảng và Nhà nước có các chủ trương, chính sách mới đẩy mạnh phát triển đường sắt Việt Nam. Nhiều năm qua, ngành đường sắt đã có những thay đổi đáng kể, nhiều tuyến đường sắt đô thị đã đưa vào hoạt động với các tiện ích hiện đại.

Gần đây, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc- Nam, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM. Theo đó, ngành đường sắt sẽ tiếp tục được hiện đại hóa trong thời gian tới và cần một khung pháp lý phù hợp.

tm-img-alt

Quang cảnh gội thảo

Nhấn mạnh sự cấp thiết xây dựng dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi), Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Dương Hồng Anh cho biết, dự Luật xây dựng trên một số quan điểm chính.

Đó là, tiếp tục thể chế hoá chủ trương, quan điểm của Đảng về hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển đường sắt phù hợp với chỉ đạo của Tổng Bí thư tại phiên họp lần thứ 8 Quốc hội khóa XV và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật.

Đặc biệt là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động đường sắt.  Huy động tối đa các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt. Ngân sách nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo để thu hút các thành phần kinh tế tham gia và kinh doanh đường sắt. Ứng dụng phát triển khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực đường sắt...

Trên cơ sở những quan điểm đó, cơ quan soạn thảo đã đề xuất nhiều nội dung sửa đổi quan trọng. Theo đó, về đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt, dự thảo luật bổ sung quy định huy động tối đa nguồn lực địa phương và các thành phần kinh tế khác nhau tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt.

Trong đó có quy định khuyến khích tất cả các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt thông qua nhiều hình thức hợp đồng. Đồng thời bổ sung quy định các địa phương được dùng ngân sách của mình để tham gia vào công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đầu tư xây dựng một số hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

tm-img-alt

Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Dương Hồng Anhphát biểu

Ngoài ra, dự thảo sửa đổi, bổ sung, quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong việc đầu tư xây dựng công trình đường sắt quốc gia, đường sắt địa phương, công trình hạ tầng; rút ngắn, đơn giản hoá thủ tục thực hiện đầu tư; rà soát các quy định của pháp luật liên quan như Luật Thủ đô, Luật Đất đai, các nghị quyết của Quốc hội và một số cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt là cho đường sắt quan trọng quốc gia, quan trọng đô thị.

Bày tỏ đồng tình với nhiều nội dung trong dự thảo Luật, Giảng viên cao cấp, Nguyên chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải đường sắt Việt Nam Bùi Xuân Phong đánh giá, dự luật đã bổ sung quy định về đầu tư xây dựng đường sắt vùng, đường sắt nội tỉnh nhằm huy động nguồn lực của địa phương cho việc phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt và quy định việc quản lý, bảo trì, khai thác đối với các loại hình đường sắt này; khai thác quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt để phát triển các khu đô thị, dịch vụ thương mại... nhằm mở ra không gian mới cho phát triển kinh tế và tạo ra nguồn lực từ khai thác quỹ đất, tối ưu hóa nhu cầu đi lại.

Dự thảo luật cũng tách bạch quy định về đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao để khỏi trùng lặp về nội dung, chưa rõ nội hàm....

Đối với nội dung đầu tư xây dựng công trình đường sắt, ông Bùi Xuân Phongđề nghị viết theo quy định của Luật Đầu tư công (đã được sửa đổi bổ sung năm 2024) để thuận lợi cho việc đa dạng hóa các nguồn lực nhằm huy động các nguồn lực từ ngân sách địa phương, từ các doanh nghiệp, từ các nguồn đầu tư nước ngoài hợp pháp khác cho đầu tư xây dựng công trình đường sắt thể hiện được quan điểm "lãnh đạo công, quản trị tư" mà Thủ tướng Chính phủ đã nêu.

Bởi hiện nay, Luật Đầu tư công (đã được sửa đổi bổ sung năm 2024) đã bổ sung thêm đối tượng được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công, gồm: "Doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, dự án đầu tư công bằng văn bản".

tm-img-alt

PCT Tổng hội Xây dựng Việt Nam Lưu Đức Hải phát biểu

Đề xuất tập trung các quy định về ưu đãi cho đường sắt vào một mục riêng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Trần Kim Chung cho rằng cần mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển hạ tầng và kinh doanh đường sắt. Về quản lý đất đai, Phó Giáo sư Chung đề xuất tham chiếu Luật Đất đai năm 2024 để đảm bảo tính thống nhất và linh hoạt khi có thay đổi pháp luật. Đối với kết nối hạ tầng, cần làm rõ trách nhiệm của các bên trong việc kết nối đường sắt với các loại hình giao thông khác cũng như với mạng lưới đường sắt quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

Tại hội thảo, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam Vũ Thị Vinh nhấn mạnh sự cần thiết của các quy định cụ thể về xử lý “lối đi tự mở” - một trong những nguyên nhân gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng tại khu vực đường sắt. Bà cũng đề xuất bổ sung các giải pháp và chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi này. Về hợp tác công tư (PPP), cần bổ sung các điều khoản về mô hình hợp tác, cơ chế đấu thầu minh bạch và quyền lợi của nhà đầu tư tư nhân nhằm thu hút nguồn vốn và kinh nghiệm quản lý từ khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng đường sắt. Đối với nội địa hóa công nghiệp đường sắt, bà  Vũ Thị Vinh đề xuất chính sách ưu tiên các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng, khuyến khích sản xuất nội địa các thiết bị như đầu máy, toa xe và đường ray, góp phần tăng cường năng lực sản xuất trong nước và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Ngoài ra, cần bổ sung quy định về chính sách bồi thường cho hành khách trong trường hợp tàu chậm hoặc hủy chuyến do lỗi của đơn vị vận hành, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của người sử dụng.

tm-img-alt

Ủy viên Ban Chấp hành Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam Vũ Thị Vinh phát biểu

Tại hội thảo, một số ý kiến cũng đề xuất bổ sung quy định đảm bảo an ninh và an toàn trong vận hành đường sắt tốc độ cao, bao gồm hệ thống phòng chống thảm họa và phân cấp quản lý thông tin vận hành; xem xét lại quy định về niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt.

Các đại biểu dự hội thảo nhất trí cho rằng, việc sửa đổi Luật Đường sắt lần này không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, đồng bộ hóa hệ thống giao thông đường sắt mà còn tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp đường sắt và thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế. Đồng thời, dự án Luật sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Ngoài ra, các nhà khoa học, chuyên gia cũng đề xuất bổ sung quy định hợp tác quốc tế về hoạt động đường sắt; sửa đổi định nghĩa "Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt", bổ sung khái niệm "ga kỹ thuật hành khách", điều chỉnh thẩm quyền định giá kết cấu hạ tầng đường sắt; tỉ lệ phân chia số tiền thu được từ khai thác quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt quốc gia được nộp vào ngân sách địa phương cấp tỉnh và nộp vào ngân sách trung ương...

Xem Thêm

Cần sớm hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện
Việc xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kỹ thuật điện - Hệ thống lưới điện là bước đi quan trọng nhằm đảm bảo tính an toàn, đồng bộ, hiệu quả cho hệ thống điện trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng và phát triển hạ tầng lưới điện hiện đại.
Hải Dương: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Liên hiệp hội
Ngày 14/3, tại Hải Dương, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) phối hợp với Trường Đại học Sao Đỏ đã tổ chức hội thảo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 42 của Bộ Chính trị và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Liên hiệp hội trong giai đoạn hiện nay.
Bắc Ninh: Góp ý kiến dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
Ngày 13/3, Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã phối hợp với Ban Tuyên giáo & Dân vận tỉnh tổ chức hội thảo “Lấy ý kiến đóng góp của đội ngũ văn nghệ sỹ, trí thức, cán bộ khoa học công nghệ của tỉnh vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI”.

Tin mới

Quảng Ngãi: Phổ biến kiến thức cho hội viên Hội Sinh vật cảnh
Chiều ngày 26/3, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Hội Sinh vật cảnh tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến kiến thức với chuyên đề: “Vai trò, ý nghĩa và xu hướng phát triển cây cảnh nghệ thuật trong đời sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
Bắc Giang: Tập huấn kỹ thuật ứng dụng công nghệ số trong công tác điều dưỡng
Ngày 27/3, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Hội Điều dưỡng tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn ứng dụng công nghệ số trong công tác điều dưỡng cho 105 học viên là đại diện lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh, hội viên Hội Điều dưỡng tỉnh Bắc Giang.
VUSTA thông tin về Triển lãm khoa học quốc tế IRAN EXPO 2025 tại Tehran, Iran
Theo Thư mời Đại sứ quán Iran tại Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) thông báo tới các hội thành viên, tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc thông tin về Triển lãm khoa học quốc tế IRAN EXPO 2025 lần thứ 7 được tổ chức từ 28/4/2025 đến 02/5/2025 tại Khu hội chợ triển lãm quốc tế thường niên Tehran, Iran.
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Phan Xuân Dũng dự Đại hội Chi bộ cơ quan Hội Chăn nuôi Việt Nam
Thực hiện Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và hướng dẫn của Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), ngày 25/3/2025, tại tòa nhà VUSTA (Lô D20, ngõ 19, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội), Chi bộ cơ quan Hội Chăn nuôi Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
LHH Bắc Giang: Nơi quy tụ, đoàn kết, phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN
Liên hiệp hội tỉnh Bắc Giang là tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức KH&CN, được thành lập ngày 22/3/2000, với tôn chỉ, mục đích tập hợp, đoàn kết, phát huy trí tuệ, năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN; điều hoà và phối hợp hoạt động của các hội thành viên, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tham gia có hiệu quả các nhiêm vụ phát triển KT-XH địa phương.
Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân
Sáng ngày 19/3, tại thành phố Phan Thiết, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Bình Thuận (Liên hiệp hội) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) và Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo với chủ đề “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân”.