Hoàn thiện Đề án tổ chức bộ máy và hoạt động của VUSTA
Để tiếp tục hoàn thiện Đề án tổ chức bộ máy và hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), ngày 21/6, tại Hà Nội , VUSTA đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến đóng góp cho Đề án. Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng chủ trì cuộc họp.
Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng phát biểu tại cuộc họp
Sau khi lấy ý kiến của Liên hiệp Hội địa phương, Hội ngành toàn quốc và Hội đồng Trung ương, Đề án có nhiều điểm mới, Thạc sỹ Nguyễn Quyết Chiến – Tổng thư ký VUSTA cho biết, về tính chất chính trị - xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam và tầm quan trọng của đội ngũ trí thức theo Chỉ thị 42-CT/TW ngày 16/4/2010 của Bộ Chínhtrị, Kết luận 93 ngày 20/11/2020 của Ban Bí thư, Nghị quyết số 27-NQ/TWngày 06/8/2008 của Hội nghị Trung ương 7 khóa X, Quyết định số 1795/QĐ-TTg ngày 21/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 7042-CV/VPTWngày 29/6/2018 và Công văn 343-CV/VPTW ngày 24/3/2021 của Văn phòngTrung ương Đảng;
Để kiện toàn bộ máy hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn số327/BNV-TCPCP ngày 19/01/2012 về hướng dẫn thực hiện Đề án kiện toàn tổchức bộ máy của Liên hiệp Hội Việt Nam, trên cơ sở đó, tổ chức bộ máy của hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam đã từng bước được củng cố và phát triển. Tuy nhiên, Đề án này vẫn còn một số hạn chế như: chưa thể hiện được vai trò “lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát” của Liên hiệp hội Trung ương đối với Liên hiệp hội địa phương.
Về cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận cần phải trình bày những tài liệu học thuật, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề trí thức và vai trò của trí thức.
Cần làm rõ: Vai trò của Trí thức trong từng thời kỳ: Thời kỳ cách mạng; thời kỳ đổi mớivà hiện nay; Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng, phát triển tổ chức, bộ máy Liên hiệp Hội.
Về cơ sở pháp lý: Đề nghị không liệt kê hệ thống văn bản liên quan đến Liên hiệp hội mà cần phải phân tích hệ thống văn bản liên quan có những ưu điểm và hạn chế gì, mức độ áp dụng trên thực tiễn ra làm sao, trên cơ sở đó là nền tảng cho việc xây dựng đề án.
Thạc sỹ Nguyễn Quyết Chiến – Tổng thư ký VUSTA
Tại cuộc họp, GS Nguyễn Hữu Tăng – Nguyên Phó chủ tịch VUSTA cho rằng, hiện nay VUSTA nằm trong liên minh công nông trí thức là tổ chức chính trị của Đảng, thực hiện nhiệm vụ của Đảng. Và VUSTA cần phải xác định được vị trí của VUSTA là bình đẳng như Hội nông dân, Tổng liên đoàn… Vì nếu chúng ta nghĩ rằng, VUSTA chỉ là tổ chức phi chính phủ, như vậy sẽ làm tụt vai trò liên minh công, nông, trí thức.
GS Nguyễn Hữu Tăng – Nguyên Phó chủ tịch VUSTA
Theo GS Tăng cho hay, VUSTA cần phải mở rộng thêm nữa, vì hiện chúng ta đang mới từ trung ương đến các tỉnh/thành phố, mà nên chăng mở rộng đến địa phương nhưng vẫn phải phù hợp với tôn chỉ mục đích của Liên hiệp Hội cũng như hội ngành.
Ngoài ra, GS Tăng cho biết thêm, VUSTA cần tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16/4/2010 và phải chủ động tham mưu những vấn đề lớn trong cấp ủy. Cần đổi mới phương thức hoạt động như tăng cường ủy viên Hội đồng Trung ương tham gia các đề án, đề tài.
Hiện nay, VUSTA có Tổng thư ký thì nên phải thành lập một Ban thư ký, và lựa chọn một số hội thành viên tham gia vào Ban thư ký của VUSTA.
Quang cảnh buổi họp
Tiếp đó, các đại biểu đã cùng tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến để hoàn thiện Đề án với các nội dung như sắp xếp lại bố cục một cách hợp lý hơn đảm bảo tập trung đi sâu vào phần giải pháp, bỏ bớt một số nội dung còn trùng lặp, đưa ra nhiều chính sách cũng như vai trò của cơ quan Liên hiệp Hội, tập trung vào tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt của VUSTA.
HT