Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 24/09/2005 14:40 (GMT+7)

Hồ Đắc Di - Vị giáo sư đại học người Việt Nam đầu tiên và duy nhất trước Cách mạng Tháng Tám

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường trung học, Hồ Đắc Di gắn bó với núi Nùng, sông Nhị đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Năm 1918, Hồ Đắc Di xách vali hân hoan lên tàu viễn dương sang Pháp du học. Lúc bấy giờ, ở Pháp, với danh nghĩa “Hội những người Việt Nam yêu nước”, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đưa ra 8 yêu sách trước Hội nghị Versailles, đã gây tiếng vang lớn ở Paris, tác động mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm của chàng sinh viên y khoa Hồ Đắc Di. Anh hết sức khâm phục và hâm mộ Nguyễn Ái Quốc.

Một sáng chủ nhật, cùng với luật sư tập sự Dương Văn Giáo, quê ở Nam Bộ, Hồ Đắc Di đến câu lạc bộ sinh viên Việt Nam ở số nhà 15 phố Sommerard, khu Latin, Paris, nhìn vào phòng anh thấy có ba người đang ngồi trò chuyện. Đó là Phan Chu Trinh, luật sư Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc. Hồ Đắc Di xúc động đến bàng hoàng. Thì ra, con người đã cất cao tiếng nói đanh thép đòi quyền lợi chính đáng cho dân tộc Việt Nam , người ấy đang ngồi trước mặt mình!

Từ sau lần gặp gỡ đó, người ta thấy Hồ Đắc Di có mặt trong số sinh viên Việt Nam bí mật đi bán các số báo “ Người cùng khổ”“Việt Nam hồn”trong đám thợ thuyền ở khu Latin.

Học xong, Hồ Đắc Di thi đỗ bác sĩ nội trú, rồi vào làm việc tại Bệnh viện Tenon ở Parisvà trở thành trợ giáo trường Đại học Y khoa Paris .

Trong luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa của mình, Hồ Đắc Di đã đề xướng một phương pháp mới trong phẫu thuật dạ dày: phương pháp “nối thong dạ dày- tá tràng” để điều trị chứng hẹp môn vị, mà không phải cắt bỏ dạ dày như trước đó. Cách điều trị mới này được ứng dụng ở nhiều nước trong suốt mấy chục năm liền.

Năm 1931, sau 13 năm sống trên thủ đô hoa lệ của nước Pháp, Hồ Đắc Di trở về Huế.

Tại bệnh viện Huế, nơi ông làm việc, có lần thấy tên Lemoine, bác sĩ trưởng khoa người Pháp, đã dốt lại hống hách, Hồ Đắc Di tức giận, vác ghế toan đánh hắn. Sau lần xô xát đó, ông bị chuyển vào Quy Nhơn.

Quy Nhơn cũng không phải là mảnh đất để tài năng và nghề nghiệp của ông phát triển. Ông ra Hà Nội, về bệnh viện Phủ Doãn. Tại đây, bác sĩ Vũ Đình Tụng hỏi ngay:

- Anh ra đây làm gì? Dù là nhà phẫu thuật thực thụ, anh cũng không được người ta cho cầm dao mổ đâu! May mắn thì chỉ được gây mê!

Cuộc đời của bác sĩ Hồ Đắc Di tài ba, đức độ cứ âm thầm trôi qua cho đến năm 1942. Hiệu trưởng trường Y lúc bấy giờ là Leroy des Barres mời Hồ Đắc Di giảng dạy về phụ sản cho trường Đại học Y Dược ở Hà Nội. Từ đấy, ông vừa giảng dạy bên trường Y Dược, vừa làm bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện Phủ Doãn. Lúc đó, trên toàn cõi Đông Dương chỉ có hai người được phép cầm dao mổ- hai người Pháp - là Leroy des Barres và Cartoux. Bác sĩ Hồ Đắc Di là người thứ ba và là người Việt Nam đầu tiên được chính quyền thực dân Pháp cho làm bác sĩ phẫu thuật.

Nhật vào Đông Dương, Pháp thua trân, máy bay Đồng Minh ném bom Hà Nội. Tại bệnh viện Phủ Doãn, các bác sĩ Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Vũ Đình Tụng làm việc ngày đêm bên bàn mổ. Hồ Đắc Di là người đầu tiên ở Đông Dương nghiên cứu tình trạng sốc do chấn thương và có công trình đăng trên Tạp chí Y học Pháp ở Viễn Đông. Một số tạp chí y học lớn như Tạp chí Viện Hàn lâm phẫu thuật Paris , báo Y học Pháp quốc hải ngoại… mời ông viết bài. Một số công trình của ông có ý nghĩa mở đường, tất cả đều được ông viết trước năm 1945.

Được biết, trong 37 công trình đã công bố của nhà y học Hồ Đắc Di, hiện nay mới tìm lại được 21 công trình.

Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Hội đồng giáo sư trường Đại học Y Dược Hà Nội (gồm toàn các giáo sư người Pháp ) đã bầu bác sĩ Hồ Đắc Di làm phó giáo sư, rôi giáo sư.

 Và người học trò xuất sắc của ông, bác sĩ Tôn Thất Tùng trở thành giảng viên đại học ở độ tuổi 31 (với 63 công trình).

Cách mạng Tháng tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đã giao cho ông nhiều trọng trách. Giáo sư Hồ Đắc Di hăm hở bắt tay vào việc tổ chức lại trường Đại học Y Hà Nội.

Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, giáo sư cùng bác sĩ Tôn Thất Tùng tản cư đến Vân Đình. Một tháng sau đó, trường Đại học Y tiếp tục giảng dạy. Khi địch sắp đánh ra Vân Đình, trường di chuyển lên Việt Bắc, dừng lại ở thị xã Tuyên Quang một thời gian, rồi lên Chiêm Hoá.

Ngày 6-10-1947, trường Đại học Y của nước Việt Nam kháng chiến khai giảng năm học mới. Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, trường phải chuyển chỗ 13 lần. Những sinh viên của trường trong những năm ở Việt Bắc, về sau, nhiều người đã trở thành Viện sĩ, Giáo sư, Bộ trưởng, Viện trưởng của ngành y. Sau ngày hoà bình được lập lại (1954), giáo sư Hồ Đắc Di cùng trường trở về Hà Nội. Sự nghiệp hoạt động của giáo sư gắn liền với sự nghiệp khoa học của trường Đại học Y Dược Hà Nội cho đến năm 1973, ông được Nhà nước cho hưởng chế độ hưu trí.

Trong cùng một lúc, giáo sư Hồ Đắc Di đã làm tròn nhiều công việc quan trọng: Hiẹu trưởng trường Đại học Y (32 năm); Tổng Thanh tra y tế; Tổng Giám đốc Đại học vụ; Uỷ viên Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước; Đại biểu Quốc hội từ khoá II đến khoá V; Uỷ viên thường vụ Quốc hội từ khoá II đến khoá IV, Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Pháp. Giáo sư đã được Nhà nước tặng thưởng 8 Huân chương cao quý; năm 1996, được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và kỹ thuật.

Theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo sư Hồ Đắc Di đã để lại di chúc nhắc mọi người đừng làm ma chay tốn kém và tình nguyện hiến thân mình cho bộ môn giải phẫu làm phương tiện dạy học cho sinh viên.

Ngày 25-6-1984, như một nhà hiền triết, giáo sư Hồ Đắc Di đã lặng lẽ đi vào cõi vĩnh hằng, hưởng thọ 84 tuổi.

Nguồn: Thế giới trong ta, số 233, 5/2005

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.