Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 08/04/2006 14:49 (GMT+7)

Hình học vi phân và nụ cười tươi sáng

Cách đây chưa lâu lắm, tôi có dịp đến nước Italy, chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc nguy nga, tráng lệ của một trong những nền văn minh cổ đại và trung đại rực rỡ nhất thế giới như đấu trường Colosseo, đại giáo đường và quảng trường San Pietro ở Vaticano (ta quen gọi theo tiếng Anh, tiếng Pháp là Vatican) hay thành phố trên bến dưới thuyền xinh đẹp Venezia (tức Venice/Venise)...

Tuy nhiên, không phải là một khách lãng du quen mải mê bôn tẩu hải hồ, mà là nhà báo chuyên viết về khoa học “khô khan”, mục đích chính trong chuyến đi Italy của tôi lần ấy là được đặt chân đến hai trung tâm khoa học nổi tiếng mà từ lâu mình hằng mong đợi: Trung tâm Quốc tế Vật lý lý thuyết (ICTP) và Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ ba (TWAS). Cả hai đều đặt trụ sở tại Trieste, một thành phố ở miền Bắc Italy giáp Nam Tư cũ (nay chia thành Slovenia và Croatia), nằm bên bờ vịnh Adiatico xanh biếc.

Trong nhiều năm, người đứng đầu cả hai trung tâm khoa học ấy là nhà bác học Abdus Salam, người Anh gốc Pakistan, được tặng Giải thưởng Nobel về vật lý năm 1979. Tiến sĩ Nguyễn Mộng Giao và tiến sĩ Nguyễn Văn Kính đón tôi ở sân ga xe lửa. Chúng tôi cùng lên xe buýt về ICTP cách nhà ga khoảng 8 km, rồi gặp gỡ tiến sĩ Nguyễn Bá Ân, một nhà vật lý đẳng cấp quốc tế, và các nghiên cứu sinh trẻ Hoàng Anh Tuấn Kiệt, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Ngọc Hòa Thịnh, Nguyễn Thị Hòa Thuận...

Kỷ niệm về chuyến đi khá nhiều. Nhưng, trong bài báo ngắn này, nhân Ngày 8-3, tôi chỉ muốn ghi lại đôi điều về “nhân vật nữ” của mình, về “dấu ấn” mà Lê Hồng Vân để lại tại Trieste.

Giáo sư G. Ghihardi, ở ICTP, cho tôi biết: Từ ngày thành lập trung tâm cho tới những năm gần đây, chỉ có một nhà khoa học nữ duy nhất trong tất cả các nước đang phát triển được tặng Giải thưởng của ICTP, hơn nữa, lại do chính tay Abdus Salam, một “vòm đại thụ trong khu rừng vật lý lý thuyết thế giới”,  trao cho. Người phụ nữ ấy đến từ Hà Nội: chị Lê Hồng Vân. Như để “minh họa” cho lời khẳng định của mình, giáo sư đưa tặng tôi cuốn People and Places(Con người và Xứ sở), trong đó có in một bài viết dài, kín hai trang khổ nhỡ, về “sự kiện” đáng ghi nhớ nói trên, cùng tấm ảnh ghi lại quang cảnh buổi lễ trao giải thưởng.

Tôi còn nhớ, trên tờ báo Triestedạo đó, phóng viên người Italy P. Pagan đã cho in một bài ghi nhanh tường thuật tỉ mỉ buổi trao Giải thưởng của ICTP với nhan đề: Hình học và nụ cười từ Hà Nội đến Trieste. Qua bức ảnh đăng kèm bài báo, Hồng Vân hiện lên mảnh mai, tươi tắn, trông quá trẻ, y như một cô sinh viên mới vào đại học...

Tôi gặp Lê Hồng Vân lần đầu khi Vân đang học lớp 8 Khối Phổ thông chuyên toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Khối THPT chuyên toán - tin Trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới). Thuở ấy, Vân là một nữ sinh nhí nhảnh, giỏi toán nhưng cũng hay ca hát, làm thơ. Vân là con thứ hai của bác Lê Văn Giạng, nguyên Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (Bộ trưởng thuở ấy là giáo sư Tạ Quang Bửu). Bác Giạng chỉ có ba cô con gái: Lê Hoàng Lan, Lê Hồng Vân và Lê Ngọc Mai.

Theo chỗ tôi biết, thì hiếm có gia đình nào ở nước ta hiện nay mà cả ba cô con gái đều thành đạt như ba “khuê tú” nhà bác Giạng: Lê Hoàng Lan là tiến sĩ sinh học, Lê Hồng Vân - tiến sĩ khoa học toán học, Lê Ngọc Mai - tiến sĩ ngữ văn.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương từng đau đớn thốt lên khi đề thơ ở đền Sầm Nghi Đống: “ Ví đây đổi phận làm trai được/Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”. Trong gần một nghìn năm phong kiến tự chủ, ở nước ta, phụ nữ không được quyền đi thi. Trên các tấm bia đá ở Văn Miếu (Hà Nội) cũng như Văn Thánh (Huế) không hề có dòng nào khắc họ tên một người phụ nữ! Cách mạng Tháng Tám đã đổi thay số phận nữ giới Việt Nam. Cho nên trong nhà bác Giạng mới có một nữ tiến sĩ khoa học, hai nữ tiến sĩ (học vị tiến sĩ khoa học có những tiêu chí cao hơn nhiều so với học vị tiến sĩ).

Tôi còn nhớ, trong một bài báo in trên tờ Văn Nghệ, nhà Việt Nam học người Nga rất nổi tiếng, viện sĩ Nikulin, đã nhận xét: Việc nhà nữ toán học Lê Hồng Vân bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học toán học tại Đại học Lomonosov, trường đại học danh tiếng nhất Liên Xô (cũ), khi mới 28 tuổi, đáng coi là một “hiện tượng” thể hiện tài trí của nữ giới nói chung cũng như của phụ nữ Việt Nam nói riêng.

Cho đến nay, ở Việt Nam mới có ba nữ tiến sĩ khoa học toán học: Hoàng Xuân Sính, Lê Hồng Vân và Nguyễn Thị Thiều Hoa.

Lê Hồng Vân cũng đã từng được tặng Giải thưởng của Hội Toán học Moscow, nơi hội tụ nhiều nhà toán học hàng đầu thế giới.

Những năm gần đây, chị sống với chồng, anh Karsten Friztsche, tiến sĩ di truyền học, và hai con ở Leipzig (Đức). Chị quen anh trong những tháng năm trẻ trung sôi nổi, cùng theo học Đại học Lomonosov trên đỉnh đồi Lênin rợp bóng táo, bồ đề, bạch dương, hoàn diệp liễu...

Nguồn: nhandan.com.vn 8/3/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

TSKH Nghiêm Vũ Khải:Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.