Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 22/05/2014 17:04 (GMT+7)

Hình ảnh Trái đất "chảy nước" kinh hoàng do biến đổi khí hậu

  Với sự biến đổi nhanh chóng của khí hậu toàn cầu, mọi "ngóc ngách" của hành tinh chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi nhiều cách khác nhau. Trong đó thì bằng chứng nổi bật nhất thường là những hình ảnh về sự biến mất trên diện rộng của tuyết và băng. 

Những hình ảnh “trước-sau” dưới đây sẽ phản ánh phần nào ảnh hưởng khủng khiếp của hiện tượng biến đổi khí hậu của Trái đất.

Các nhà khoa học đang rất lo ngại về sự mất mát đáng kể, không kiểm soát của lượng băng vùng Nam Cực. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự gia tăng mực nước và sẽ tác động lớn tới khí hậu toàn cầu. 

Nếu tất cả băng ở Tây Nam Cực tan chảy, mực nước biển sẽ dâng lên khoảng 3,96m. Lúc đó, 73% Miami, 22% thành phố New York, 20% Los Angeles sẽ bị ngập trong biển nước.


Sông băng ở Alaska biến mất thay vào đấy là một lượng nước lớn

Sự biến mất nhanh chóng của dải băng Tây Nam Cực chỉ là một ví dụ cho những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên diện tích băng trên thế giới. Hầu hết các sông băng đã bị bào mòn và biến mất vào thế kỷ trước. 

Hình ảnh bên trái là bức ảnh chụp sông băng Muir Glacier ở Alaska vào cuối thế kỷ XIX. Nhưng sông băng Muir Glacier ngày nay đã trở nên như thế này (ảnh phải).

Một vài trong số đó bắt nguồn từ sự vận động tự nhiên của băng. Tuy nhiên những dòng biển ấm chảy từ đáy đại dương đã làm tăng tốc độ tan chảy này. 

Vết nứt lớn xuất hiện ở rìa phía Tây lớp băng đảo Pine.

Hình ảnh chụp từ vệ tinh của NASA cho thấy, sự biến đổi nhanh chóng của các sông băng cũng như vùng đóng băng trên khắp thế giới trong khoảng thời gian từ hàng thập kỉ cho đến chỉ... vài tháng. 

Một ví dụ điển hình là lớp băng thuộc đảo Pine của Nam Cực - vùng băng được cho là có tốc độ tan nhanh nhất Nam Cực. Các nhà khoa học lo lắng rằng, điều này sẽ có tác động rất lớn đến mực nước biển.

Tảng băng tách ra từ vết nứt của đảo Pine.

Người ta đã theo dõi lại được quá trình tan băng của đảo Pine. Theo đó cứ khoảng 5-6 năm lại có một tảng băng lớn bị tách ra khỏi lớp băng dày của đảo. 

Điều đáng chú ý là có vẻ như thời gian băng tan đang dần rút ngắn lại trong khi diện tích băng trôi ngày một tăng lên. Hình ảnh trên cho thấy một tảng băng với diện tích bằng diện tích thành phố Manhattan của Mỹ đang tách khỏi đảo Pine. Tảng băng này lớn hơn gấp đôi tảng băng trôi tách ra trước đó.

Tan băng ở sông băng Petermann.

Sự tách rời của những tảng băng với diện tích lớn này cũng xảy ra ở nhiều nơi khác. Vào năm 2010, một tảng băng với diện tích gấp 4 lần thành phố Manhattan đã tách khỏi sông băng Petermann ở Greenland. 

Điều này được cho là kết quả của phần nước ấm được đẩy lên từ dưới đáy biển sâu. Chỉ không đầy 2 năm sau, một tảng băng khổng lồ khác cũng bị tách khỏi “lưỡi băng” của chính dòng sông băng này. Lần băng vỡ này được các nhà khoa học nhận định đã ăn vào sâu bên trong đất liền, lớn hơn nhiều so với tất cả các lần băng tan trước đó.

Băng của sông Muir tại Alaska tan gần như hoàn toàn.

Ở một số nơi, quá trình tan băng đã được hoàn tất trong thế kỷ trước. Những vùng sông băng trước đây giờ đã biến mất, thay vào đó là một khung cảnh hoàn toàn khác. 

Những khối băng khổng lồ tại sông băng Pedersen (Alaska) đã biến mất, thay vào đó là đồng cỏ xanh.

Có sông băng biến thành những hồ nước lớn, một số khác giờ được bao phủ bởi nhiều loại thực vật thân cỏ. Trong khoảng thời gian gần một thế kỷ, vô số các sông băng và vùng đất đóng băng cũ đã "khoác tấm áo mới". Những bức ảnh so sánh trước và sau dễ dàng khiến nhiều người choáng ngợp bởi sự thay đổi của địa hình.

Sông băng Cotopaxi.

Các lớp băng bao phủ trên các ngọn núi lớn cũng gặp hiện tượng tương tự. Sông băng Cotopaxi nằm trên đỉnh một trong những ngọn núi lửa còn hoạt động cao nhất thế giới nằm ở Ecuador cũng đang tan chảy với tốc độ đáng sợ.

Trong khoảng từ năm 1956 - 1976, độ lớn của lớp băng giảm đến 30%. Con số này tăng lên 38,5% trong khoảng thời gian từ 1976 - 2006.

Hình ảnh cho thấy băng tan trên đỉnh Matterhorn.

Lượng nước chảy ra từ việc băng trên các ngọn núi tan hàng năm ngày càng lớn. Việc này dẫn đến nhiều hậu quả như lũ lụt hay xói mòn đất, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân xung quanh. 

Matterhorn - một trong những đỉnh núi cao nhất của châu Âu nằm trong dãy Alps đang bị xói mòn nghiêm trọng. Đây là kết quả của sự tan chảy của băng trên đỉnh núi.

Hình ảnh băng tan chảy ở sông băng Alaska.

Những hình ảnh trên đây là lời cảnh báo rõ ràng nhất về tác hại của biến đổi khí hậu đang diễn ra trong cuộc sống của chúng ta. Cứ với tốc độ như vậy, nhiều thành phố trên thế giới bao gồm cả Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ "chìm nghỉm" dưới mực nước biển. Bởi vậy, chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường để thay đổi viễn cảnh tương lai tối tăm này.

Bạn có thể làm gì để giảm lượng khí thải CO2 nhằm giúp Trái đất "chậm" nóng lên, chỉ bằng những việc làm thường ngày?

- Chuyển dần sang đi bộ, đạp xe đạp, sử dụng xe bus thay vì sử dụng/để bố mẹ đèo xe máy hay ôtô khi tham gia giao thông.

- Tìm cách hạn chế sử dụng nguồn năng lượng từ củi/than đốt hay gas. Thay vào đó, chúng ta có thể tìm hiểu việc sử dụng năng lượng Mặt trời.

- Tích cực trồng cây xanh (mỗi bạn có thể trồng một cây cảnh nhỏ xinh vừa để trang trí, vừa giúp môi trường sạch hơn).

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.