Hiệu quả ứng dụng bếp tiện ích
“Nhận thấy tình hình thực tế địa phương, vấn nạn rác thải đang diễn ra từng giờ từng ngày ở các cơ sở sản xuất, điểm xây dựng: Trấu, dăm bào, bột cưa, lát chiếu vụn, giấy loại, ở các tuyến đường hay cụm dân cư; Rác thải từ cây nông sản như vỏ sắn, xơ bắp, bã, lá mía, lá cây, quả bàng… Trong khi đó người dân có thói quen lên rừng chặt đốn cây, gỗ để làm than củi hoặc sử dụng bếp điện để nấu ăn mặc dù thu nhập còn bấp bênh, phụ thuộc từ những trăn trở trên, tôi đã nghiên cứu. Vấn đề đặt ra là tìm được mô hình, giải pháp hiệu quả thiết thực để phục vụ cộng đồng”, anh Nha cho biết.
Bếp tiện ích, dùng trên nguyên tắc quạt gió 12V thổi gió vào hệ thống buồng khí khoang lưu dẫn khí, khoang chứa nguyên liệu, đốt cháy triệt để và thu nhiệt lượng một cách tập trung, trung bình 1,3 kg rác sau khi đun nấu có thể sử dụng lượng than xốp và lượng nhiệt còn lại để nướng bánh tráng, sấy lương thực khô… đến khi hết nguyên liệu thì lượng tro còn 50g/lần.
Nếu sử dụng rộng rãi “Bếp tiện ích” thì mỗi hộ sử dụng 3,9 kg rác/ngày suy ra mỗi tháng là 117 kg. Một năm như vậy một hộ dùng hết 1,4 tấn rác.
Theo bảng so sánh, chiết tính ước lượng một hộ dùng chất liệu đốt bằng than củi thì tiêu hủy ít nhất là 1 bao than và 03 sicte củi/năm tương đương 720.000 đồng. Hệ quả của sử dụng là có khói, hao tốn tiền bạc, ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp tài nguyên rừng, giảm vùng sống của động vật, thực vật, dẫn đến biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đời sống kinh tế, xã hội và sức khỏe cộng đồng.
So sánh mật độ dùng ga thì bếp cao là một tiện nghi tiện lợi và vệ sinh nhất. Nhưng giá thành cao, độ an toàn như cháy nổ có thể xảy ra. Trung bình một hộ dùng 4 bình/năm mất khoảng 1.600.000 đồng/năm. Trong khi đó nếu sử dụng bếp tiện ích nguyên liệu đốt sẵn có chỉ tốn 360.000 đồng/năm. Như vậy càng nhân rộng việc sử dụng bếp tiện ích càng góp phần vào việc giảm chi tiêu, lãng phí càng dùng nhiều rác thải càng được xử lý một cách khoa học và hữu ích.
“Ví dụ như một thôn có 100 hộ trong đó có 10 hộ sử dụng bếp tiện ích thì xử lý được 14 tần rác thực vật và hạn chế được 10 bao than, 30 sicte củi gỗ giữ được một phần màu xanh cho rừng”, anh Nha cho biết.
Anh Nha cũng cho biết thêm, bếp tiện ích từ trước và sau khi đạt giải đến nay, đã và đang đưa sản phẩm đến tay bà con nhân dân trong, ngoài tỉnh Phú Yên sử dụng và tin cậy.
“Bếp tiện ích là kết quả của học tập, lao động sáng tạo mà bản thân tôi đã phát huy vai trò xung kích của thanh niên hưởng ứng của phong trào “tuổi trẻ sáng tạo” góp phần cho nông nghiệp, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Sản phẩm làm ra phục vụ trong nhân dân đã mang lại nhiều hiệu quả thể hiện về kinh tế xã hội. Ngay từ khi chế tác thành công, mô hình đã được chính quyền địa phương và nhân dân nhất trí ủng hộ, khuyến khích nhân rộng vì đặc thù về kinh tế xã hội ở vùng miền núi Sơn Hòa – Phú Yên, nền kinh tế chủ lực là nông, lâm nghiệp, thu nhập của người dân còn phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên việc sử dụng chất liệu đốt để đun nấu chưa phân biệt rõ ràng giữa lợi ích kinh tế gia đình và lợi ích xã hội”, anh Nha chia sẻ.