Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 17/08/2006 21:26 (GMT+7)

Hermann Julius Oberth - Nhà khoa học tiền phong về hỏa tiễn

Hermann Julius Oberth sinh ngày 25 tháng 6 năm 1894 tại Hermannstadt, thuộc miền Transylvania. Miền đất này lúc đầu thuộc về đế quốc Áo Hung nhưng sau Thế Chiến Thứ Nhất, trở thành phần đất của Romania và ngày nay lại thuộc về miền đông của nước Đức. Trên bản đồ, Hermannstadt được gọi bằng tên Sibiu, một danh từ Áo-Hung tuy rằng dân chúng của vùng này đều có nguồn gốc Đức, nói tiếng Đức và theo các phong tục tập quán của dân tộc Nhật Nhĩ Man.

Hermann J. Oberth (ảnh) là con của bác sĩ Julius Gotthold Oberth, vị giám đốc của một bệnh viện gần Schassburg. Ngay từ thuở nhỏ, Hermann đã mơ ước trở thành một kỹ sư tài giỏi hay một nhà khoa học và đã cố gắng thực hiện giấc mơ này.

Trong thời gian theo học tại trường trung học Bischof-Teutsch ở Schassburg, Hermann có cơ hội đọc các cuốn truyện của hai nhà văn Jules Vernes và H. G. Wells. Những điều dự tưởng khoa học trong truyện đã khiến Hermann thích thú và do đó, đã chán nản trước ngành y là con đường mà người cha đã vạch sẵn.

Năm 1912, Hermann tốt nghiệp trung học và đoạt phần thưởng toán học vì bài làm xuất sắc. Mặc dù có năng khiếu về toán, Hermann vẫn phải vâng theo ý muốn của cha mà theo học ngành y tại trường đại học Munich. Tuy nhiên trong thời gian này, Hermann nhận thấy các môn học như thiên văn, vật lý, toán học thú vị hơn là các bài vở viết về cơ thể học.

Vào năm Hermann Oberth 20 tuổi, Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ. Ông bị gọi nhập ngũ vào quân đội Áo-Hung, bị thương nhẹ rồi được chuyển về một đơn vị quân y. Từ thời gian này, Oberth đã viết rất nhiều lý thuyết về cách du hành trong không gianvà do đó, khám phá ra rằng mình sẽ chẳng bao giờ trở thành một người thầy thuốc.

Khi Thế Chiến chấm dứt, Oberth trở lại trường đại học, không phải để theo đuổi ngành y mà chuyên tâm về thiên văn, vật lý và toán học. Ông lập gia đình với cô Malthilde Hummel. Trong hai năm kế tiếp kể từ 1920, Oberth theo học các trường đại học Gottingen, Heidelberg và Munich rồi qua một kỳ thi tuyển vào năm 1923 để trở thành giáo sư vật lý và toán học. Oberth được bổ nhiệm về trường học cũ: trung học Bischof-Teutsch tại Schassburg. Năm 1924, Oberth đổi qua dạy học tại trung học Stefan Ludwig-Roth ở Mediasch. Nơi này và Schassburg vào thời kỳ đó đều thuộc về nước
Romania.

Vào giữa thập niến 1920, Oberth đã viết xong luận án tiến sĩ có tên là “Dùng Hỏa Tiễn để tới Không Gian Liên Hành Tinh” (By Rocket to Interplanetary Space). Trong khi luận án này đang được in ấn thì Oberth được biết nhà khoa học người Mỹ Robert Goddard đã phổ biến bài khảo cứu “Một Phương Pháp để tới các Thượng Tầng Cao Độ” (A Method of Reaching Extremes Altitudes). Oberth bèn liên lạc với Goddard để xin một bản tài liệu và hứa sẽ gửi tặng sách của mình khi in xong. Khi nhận đươc tài liệu, ông rất ngạc nhiên vì thấy nhà tiền phong người Mỹ cũng khảo cứu vấn đề thám hiểm không gian.

Hỏa tiễn Oberth chế tạo dù thất bại nhưng đã góp công rất nhiều vào kỹ thuật hỏa tiễn do các khảo cứu về nhiên liệu lỏng.
Hỏa tiễn Oberth chế tạo dù thất bại nhưng đã góp công rất nhiều vào kỹ thuật hỏa tiễn do các khảo cứu về nhiên liệu lỏng.
Cuốn sách của Oberth dày hơn một trăm trang, chứa đựng một lý thuyết đi trước thời đại, kèm theo là các phương trình toán học cho phép các nhà kỹ thuật chế tạo các hỏa tiễn vượt ra khỏi lớp khí quyển, lại mang theo được nhân viên phi hành. Oberth cũng mô tả trong sách một phi thuyền không gian và các cách thức mà nhà phi hành phải sinh sống và làm việc ra sao trong khi thám hiểm vũ trụ. Trong lý thuyết này, Oberth đề cập tới nhiều phương diện: thiên văn, toán học, vật lý và cả hóa học. Ở vào thời đại trước, các nhà khoa học thường chỉ chuyên về một mặt: toán gia khảo cứu toán học, nhà thiên văn tìm hiểu bầu trời và các vì sao..., mỗi người chỉ hiểu biết lãnh vực của mình. Chính vì lý do này, lý thuyết của Oberth đã không làm cho các nhà khoa học khác thấu hiểu hoàn toàn. Tuy nhiên, cuốn sách của ông vẫn bán chạy và tác giả phải in thêm sách mới đủ cung cấp.

Dù cho cuốn sách viết về thám hiểm vũ trụ của Oberth khó hiểu đối với thời kỳ đó, nhưng cuốn này cũng làm cho một nhóm người đam mê hỏa tiễn tại nước Đức phải hội họp với nhau và lập ra Hội Du Lịch Không Gian (Verein fur Raumschiffahrt). Trụ sở của Hội được đặt tại Breslau(tên Ba Lan làWroclaw). Hội gửi giấy mời Oberth tham gia và ông đã cộng tác với Hội trong nhiều năm.

Vào năm 1928, nhà sản xuất điện ảnh danh tiếng Fritz Lang dự tính thực hiện cuốn phim có tên là “Người Đàn Bà trên Mặt Trăng” (Die Fau im Mond). Muốn cho cuốn phim của mình được căn cứ vào khoa học, Fritz Lang mời Oberth làm cố vấn kỹ thuật. Trong khi đó, Lang cũng là người quan tâm tới hỏa tiễn, thêm vào là vài đòi hỏi của Oberth và ý tưởng về cách quảng cáo cho cuốn phim đã khiến cho Fritz Lang và công ty điện ảnh bỏ tiền cho Oberth chế tạo một hỏa tiễn thực và hỏa tiễn này sẽ được phóng đi đúng vào ngày cuốn phim bắt đầu chiếu.

Khi bắt tay vào việc chế tạo hỏa tiễn, Oberth rất bối rối.

Xưa nay, ông chỉ trù tính các sự kiện khoa học trên giấy tờ mà chưa hề có một kinh nghiệm thực tế nào. Ông lại không phải là một kỹ sư hay một thợ máy. Nhiều vấn đề khác như kim loại và nhiên liệu xử dụng đều là những kỹ thuật mới mẻ. Oberth phải thuê hai người phụ giúp nhưng họ chỉ có chút ít kinh nghiệm mà thôi. Trong một cuộc thí nghiệm về nhiên liệu lỏng, Oberth đã gặp một tai nạn, một bình chứa đã phát nổ trước kỳ hạn khiến cho ông bị hỏng một con mắt.

Vào ngày khai trương cuốn phim “Người Đàn Bà trên Mặt Trăng”,cuộc phóng hỏa tiễn gặp thất bại hoàn toàn. Vì chán nản, Oberth trở về miền
Transylvaniadạy học, sau nhiều năm giữ chức hội trưởng Hội Du Lịch Không Gian. Dù sao, ông cũng đã góp công rất nhiều vào kỹ thuật hỏa tiễn do các khảo cứu về nhiên liệu lỏng. Năm 1929, Hermann Oberth được Hội Thiên Văn Pháp Quốc trao tặng giải thưởng quốc tế Robert Esnault-Pelteri-André Hirsch trị giá 10,000 quan, do cuốn sách “Các Con Đường lên Không Gian” (Ways to Spaceflight = Wege zur Raumschiffahrt). Cuốn sách này đã đi trước thời đại hỏa tiễn 30 năm. Vào năm 1931, Oberth cũng nhận được một bằng sáng chế về hỏa tiễn dùng nhiên liệu lỏng của văn phòng Bằng Phát Minh của nước Romania, và vào tháng 7/ 1931, hỏa tiễn đầu tiên được phóng đi trong khu vực ngoại ô của thành phố Berlin.

Qua năm 1938, Không Quân Đức mời Oberth tham gia vào ban giảng huấn của trường đại học kỹ thuật
Vienna. Vào thời gian này, nước Đức liên kết với nước Áo và đảng Quốc Xã tìm cách đưa các chuyên viên hỏa tiễn về lãnh thổ Đức, vì họ e sợ rằng các quốc gia thù nghịch sẽ xử dụng những người tài giỏi này. Oberth được chuyển về Dresde rồi được mời phục vụ quân đội Đức. Ông được chọn lựa giữa quốc tịch Đức và trại tập trung. Oberth đành phải phục tùng kẻ cầm quyền mạnh thế và ông trở nên một công dân Đức vào năm 1940 rồi bị chuyển tớiPernemundeđể làm việc với Von Braun trong chương trình chế tạo bom bay V-2. Vào năm 1943, Oberth bị phái đi một địa điểm khác, lo việc sản xuất hỏa tiễn chống máy bay.

Sau Thế Chiến Thứ Hai, Oberth tiếp tục dạy học và âm thầm nghiên cứu. Ông di chuyển qua nước Ý để làm việc cho Hải Quân Ý trong chương trình chế tạo hỏa tiễn dùng nguyên liệu đặc. Vào thời gian này, cuốn sách “Người trong Không Gian”(Men in Space) của ông xuất bản năm 1945 đã khiến cho nhà bác học Von Braun tại Huntsville, tiểu bang Alabama Hoa Kỳ, nhớ lại các kỷ niệm xưa. Von Braun khi đó đang điều khiển cơ xưởng Redstone chuyên chế tạo phi đạn cho Lục Quân Hoa Kỳ. Von Braun đã mời Oberth tới
Huntsvilleđể giám sát các chương trình nghiên cứu của Lục Quân từ năm 1955. Năm 1958, Oberth hồi hưu, ông trở lại sống tại nước Đức, cư ngụ tại tỉnh Feucht, gần thành phố Nurnbert.

Hermann J. Oberth đã sống một cuộc đời bình yên trong nghề dạy học và các công trình nghiên cứu của ông về hỏa tiễn đã khiến cho các bí ẩn của vũ trụ được khám phá và ngày nay, giới khoa học vẫn coi ông là một trong bốn cột trụ của ngành học Không Gian.

Nguồn: khoahoc.com.vn17/7/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…