Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 26/07/2019 10:22 (GMT+7)

Hệ thống tưới nước tự động – một ý tưởng sáng tạo

Mô hình “Hệ thống tưới nước tự động cho cây xanh các khuôn viên công cộng bằng năng lượng mặt trời” của nhóm học sinh: Đặng Huỳnh Nhật Khánh; Huỳnh Nhật Phi (9A) và Đặng Huỳnh Hưng (8A) ở Trường THCS Lý Tự Trọng (P8. TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) tại Chung khảo Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên &Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ IV (2018-2019) được Ban giám khảo và mọi người chú ý, bởi các em tuổi còn nhỏ nhưng đã có ý tưởng sáng tạo lớn.


Đặng Huỳnh Nhật Khánh (thứ hai, bên phải sang) thuyết minh mô hình với thành viên giám khảo

Nảy sinh sáng tạo từ những giờ chơi

Theo chia sẻ của Đặng Huỳnh Nhật Khánh, nhà của 3 chúng em ở liền kề nhau, cùng khu phố Nguyễn Trung Trực (P8-TP Tuy Hòa), những chiều Chủ nhật đi đá bóng về bắt gặp trên đường phố Tuy Hòa nhưng cô chú công nhân vất vả kéo ống nước để tưới các bồn cây xanh. Đặc biệt hàng ngày trong những giờ ra chơi ở trường, chúng em thấy chú bảo vệ tưới nước chăm sóc bồn hoa, thảm cỏ... bằng  thủ công. Hơn nữa thông qua những tiết học Công nghệ và xem những mô hình sáng tạo kỹ thuật trên Youtube về kỹ thuật tưới nước tự động bằng nhiều hình thức kỹ thuật chúng em suy nghĩ “Tại sao chúng ta không làm thử một mô hình gì đó có liên quan đến việc tưới nước bằng một hệ thống tự động để giảm sức lao động cho con người”... Su đó, 3 chúng em quyết tâm tranh thủ những ngày nghỉ học, tập trung lại phát thảo ý tưởng mô hình, sau đó nhờ thầy cô và các chú kỹ thuật điện góp ý hoàn chỉnh.

Khi thuyết minh mô hình “Hệ thống tưới nước tự động cho cây xanh các khuôn viên công cộng bằng năng lượng mặt trời” trước Ban giám khảo, em Huỳnh Nhật Phi (thay mặt nhóm) giải thích lý do chọn đề tài “Với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, việc tăng cường cây xanh trong các khu đô thị, Resorts cũng như trên các tuyến đường giao thông, vỉa hè là vô cùng cần thiết. Trong đó việc tưới nước cho cây là phần việc tốn kém nhiều kinh phí như: chi phí đầu tư hệ thống, tiền điện, nhân công tưới nước...). Để giảm thiểu chi phí nói chúng em nghiên cứu và thực hiện đề tài “Hệ thống tưới nước tự động cho cây xanh các khuôn viên công cộng bằng năng lượng mặt trời”.

Thầy Ngô Thanh Việt, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn Trường THCS Lý Tự Trọng, cho biết, trước khi nghỉ hè, 3 học sinh (Hưng, Khánh và Phi) có rụt rè gặp tôi trình bày về ý tưởng của nhóm, tôi nói với các em việc đoạt hay không đoạt giải, không phải quá quan trọng, mà quan trọng hơn vì các em có ý tưởng sáng tạo mô hình để tham gia Cuộc thi kỳ này...

Ý tưởng sáng tạo mới

Theo lời giới thiệu Mô hình “Hệ thống tưới nước tự động cho cây xanh các khuôn viên công cộng bằng năng lượng mặt trời” của 3 em học sinh (Nhật Khánh; Nhật Phi và Huỳnh Hưng) được thiết kế gồm: Tấm pin mặt trời, tủ điều khiển; bình ắc quy; giếng nước; máy bơm; bồn chứa, hệ thống đường ống và các van tưới.

Qui trình vận hành mô hình như sau:

 Thông qua bộ điều khiển (Tủ điều khiển) sạc pin, tấm pin Pin năng lượng mặt trời chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện dựa trên hiệu ứng quang điện

Điện từ tấm pin mặt trời chuyền đến hệ thống máy bơm nước (loại máy bơm điện áp một chiều 12V, 24V hoặc 48V) Trong công nghiệp người ta dùng máy bơm xoay chiều một pha hoặc 3 pha kết hợp với biến tần để bơm nước bằng năng lượng mặt trời.

Máy bơm hoạt động bơm nước từ giếng (giếng khoa hoặc giếng đào) lên bồn chứa. Từ bồn chứa thông qua bộ điều khiển để điều khiển các van điện tử tưới phun nước...

Ý tưởng sáng tạo mới của mô hình này là lắp đặt các bộ cảm biến (trong tủ điều khiển) gồm các bộ cảm biến như: Cảm biến và điều khiển độ ẩm của đất vì khi độ ẩm giảm xuống dưới ngưỡng cho phép thì kích hoạt van tưới cho cây. Bộ Cảm biến điều khiển nhiệt độ (còn gọi là can nhiệt) để đo sự biến đổi nhiệt độ cần đo đưa về board mạch điều khiển nhiệt độ để đánh giá điều kiện nhiệt độ môi trường và làm điều kiện logic điều khiển van tưới: Khi nhiệt độ tăng quá cao (thường là giữa trưa) sẽ không cho phép tưới cây.

Còn bộ điều khiển thời gian thực là một dạng đồng hồ đo thời gian, để điều khiển thời gian thực để cho phép tưới trong số giờ quy định phù hợp. Bộ  Van điện từ

Đặng Huỳnh Nhật Khánh và Đặng Huỳnh Hưng bên mô hình

Theo ThS. Nguyễn Thanh Tước, giảng viên Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung cũng như các thành viên giám khảo lĩnh vực "Môi trường & Phát triển kinh tế" đánh giá cao về sáng tạo mới mô hình của nhóm học sinh "Giải pháp đã đạt được mục đích nghiên cứu với các điểm mới. Mô hình sử dụng các thiết bị thông dụng và có một phần tận dụng. Giải pháp có thể được phát triển ứng dụng cho việc tưới nước trong nông nghiệp hiện đại"./.

Tác giả bài viết: Huỳnh Đức Thế

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.