Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 28/02/2007 00:59 (GMT+7)

Hạt giống tâm huyết của nhà nông học Lương Định Của

Lúc nhỏ, Lương Định Của học ở Trường dòng Taberd ở tỉnh lỵ Sóc Trăng. Sau này đỗ bằng sơ học yếu lược, lên Sài Gòn vẫn học Trường dòng Taberd. Năm ông 13 tuổi, đang học ở Sài Gòn thì cha ông qua đời, năm sau mẹ ông cũng mất.

Lương Định Của học rất xuất sắc, năm 17 tuổi đã đỗ tú tài toàn phần. Tuy cha mẹ đều mất sớm, nhưng trong dòng họ Lương vẫn có cái tục là ăn, ở quây quần với nhau, trông nom đùm bọc lẫn nhau, người lớn nhất trong họ quản lý tài sản chung của gia đình. Cũng vì vậy sau khi cha mẹ Lương Định Của mất, bác của ông có trách nhiệm cung cấp tiền nong cho ông và các em ông ăn học, Lương Định Của học hành xong ở Sài Gòn và sang học ở Hong Kong.

Khi sang Hong Kong(1937), ông vào học trường Đại học Y khoa và học thêm tiếng Anh. Ông đỗ thứ hai khi học Đại học Y khoa. Học hết năm thứ 3, ông không thích nghề y nên không học y khoa nữa, sang Thượng Hải học Đại học Kinh tế. Năm 1941, vì tình hình chiến tranh, trường này đóng cửa, nên ông phải nghỉ học. Lương Định Của không liên lạc được với họ hàng trong nước, không nhận được tiếp tế nữa nên quyết định chuyển sang Nhật Bản, lần này ông phải hoàn toàn tự túc.

Vốn từ lâu đã ước mong học ngành nông nghiệp, sang Nhật, ông biết trường Đại học quốc lập Kyushu có dạy nông nghiệp, nên vội xin ngay vào học trường này sau một năm đã học xong tiếng Nhật. Vì tài học của ông được đánh giá cao, nhà trường đặc cách nhận ông vào học ngay năm thứ 3 khoa Nông nghiệp. Năm 1945, Lương Định Của kết hôn với Nakamura Nobuko, một sinh viên Đại học nữ công, quê ở Kyushu; năm ấy Lương Định Của 25 tuổi, Nobuko 23 tuổi.

Sau khi thành hôn, hai vợ chồng vào công tác ở Viện thực nghiệm trường Đại học quốc lập Kyushumột thời gian. Tiếp đó, Lương Định Của ghi tên học tiếp ngành di truyền chọn giống (còn gọi là cải tạo giống hay di truyền dục chủng) ở Kyoto .

Ông miệt mài học và nghiên cứu khoa học đi sâu vào tế bào học. Ra trường, ông tốt nghiệp loại ưu, bằng bác sĩ nông học. Đây là học vị cao nhất của ngành nông học Nhật Bản - kể từ thời Minh Trị thiên hoàng, trải qua 10 thế kỷ, ông là người thứ 96 trên toàn nước Nhật giành được học vị này. Chính phủ Nhật Bản phong ông là giáo thụ trường Đại học quốc lập Kyushu. Hai vợ chồng ông và hai con trai đầu lòng tên Việt Đức, được sống trên nhung lụa. Có những người tới rủ ông sang Mỹ hay Philippin dạy học hoặc vào làm ở các viện nghiên cứu, đời sống chắc chắn còn phong lưu, sung sướng hơn nhiều.

Nhưng ông và cả bà luôn khắc khoải hướng về Việt Nam, cụ thể hướng về Việt Bắc, có Bác Hồ và Chính phủ đang lãnh đạo toàn dân kháng chiến giành độc lập cho Tổ quốc. Không nói với ai, ông lặng lẽ tìm chọn những giống lúa có năng suất cao của Nhật Bản để riêng trong chiếc vali, đợi khi có dịp sẽ mang về nước.

Năm 1952, hai ông bà cùng hai con trai lên đường. Theo ý định thì về Việt Bắc, nhưng khi về qua đường Hong Kong, đến đấy thì hai ông bà rủi bị thất lạc hết đồ đạc, chỉ còn mỗi chiếc vali giống lúa! Không thể trở lại Nhật lần nữa, ông vội đánh điện về Sài Gòn báo tin cho ông Trương Văn Hi. Ông Hi cùng học với ông thời kỳ ở Hong Kong và có tiền gửi ở nhà băng Hong Kong. Được ông Hi giúp đỡ, gia đình Lương Định Của tạm về Sài Gòn. Chuyện gì rồi sẽ tính sau. Biết Lương Định Của đã về đây, ngụy quyền tay sai Pháp liền cử người tới tiếp xúc. Họ hứa hẹn nhiều điều, cho biết sẽ thành lập một cơ sở nghiên cứu nông nghiệp ở Mỹ Tho, giao cho ông điều khiển. Có người lại mời ông giữ chức này, chức khác nữa. Viện cớ mới về chưa hiểu tình hình trong nước, ông từ chối tất cả và chỉ nhận làm hợp đồng ở Bộ Canh nông.

Ít lâu sau, ông bí mật liên lạc được với kháng chiến qua một cô là cơ sở cách mạng nhưng cùng làm việc một cơ quan với ông. Tháng 12/1954, ông được Thành uỷ thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn cử người dẫn ra vùng giải phóng. Rồi cùng vợ và ba con tập kết ra miền Bắc. Cuối năm 1954, đến bãi biển Sầm Sơn, sau đó ra Hà Nội.

Năm 1955, Lương Định Của công tác ở Tổ lúa trại Quang Trung thuộc viện khảo cứu Nông lâm...

Tháng 9-1956, trường Đại học Nông lâm khoá I khai giảng, Lương Định Của là một trong những người đầu tiên xây dựng trường này. Ông là phó hiệu trưởng.

Là một nhà bác học, nhưng Lương Định Của vẫn làm việc trong một căn phòng rất đơn sơ. Ngoài giờ lên lớp, ông thường xắn quần lội trên những cánh đồng thí nghiệm.

Qua thực tiễn nghiên cứu, Lương Định Của khẳng định: trong kỹ thuật trồng lúa nước, bờ vùng kiên cố, bờ thửa thích đáng, mương tưới mương tiêu hợp lý là điều kiện tối thiểu để thực hiện thâm canh, tăng năng suất, bảo vệ và cải tạo đất.

Bờ vùng bờ thửa cũng là phương tiện cơ bản để lưu thông và vận chuyển phân bón ra đồng và đưa sản phẩm nông nghiệp về thôn xóm. Ở những hợp tác xã mà đồng ruộng được xây dựng tốt, thông thường năng suất cây trồng cao và công chăm sóc, vận chuyển thấp.

Ông là người đầu tiên đã vận dụng một cách sáng tạo những kinh nghiệm của nước ngoài - chủ yếu là của Nhật Bản - vào việc thao tác trong các khâu của quy trình cấy lúa như: cấy chăng dây thẳng hàng cấy ngửa tay để cây lúa không bị ngập quá sâu xuống bùn, dùng cào cỏ Nhật Bản...

Từ năm 1962 đến năm 1967, ông là Phó viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp. Là chuyên gia hàng đầu của nước ta, đồng thời cũng là một nhà khoa học có uy tín lớn trong giới khoa học nông nghiệp ở một số nước trên thế giới về di truyền chọn giống (đặc biệt là chuyên sâu về tế bào học) ông đã có nhiều đóng góp lớn trong lĩnh vực này. Giống lúa lai tạo đầu tiên của ông - đồng thời là giống lúa lai tạo đầu tiên ở nước ta là giống “Nông nghiệp 1” được tạo ra bằng cách lai tạo giữa giống Ba - Thắc (Nam Bộ) với giống Bun-Cô (Nhật Bản), theo phương pháp “lai xa địa lý”. Giống lúa này có tác dụng trong việc luân canh, tăng vụ (chủ yếu là vụ hè thu trên miền Bắc nước ta trong những năm đầu của thập niên 1960).

Cuối thập niên 1960, cuộc “Cách mạng xanh” được bắt đầu trên miền Bắc nước ta với các giống lúa mới mang “Gien lùn”. Giống tiêu biểu của loại thâm canh mới là I.R.8 còn gọi là Nông nghiệp 8. Lương Định Của đã nhạy bén dùng giống này để tiến hành chọn lọc. Ông đã phân lập Nông nghiệp 8, trồng rộng rãi trong sản xuất đến nay, với năng suất bình quân 1,6 tấn/ha, góp phần làm sản lượng lúa tăng hàng triệu tấn.

Lương Định Của được tuyên dương danh hiệu cao quý “Anh hùng lao động” ngành Nông nghiệp tại Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước cuối tháng 12-1966.

Ngày 28-12-1975, ông lâm bệnh đột ngột và qua đời, được truy tặng Huân chương Lao động hạng nhất.

Bác sĩ nông học Lương Định Của không còn nữa, nhưng cho tới nay, những cái tên như “giống lúa ông Của”, “giống dưa lê ông Của”, “giống khoai lang ông Của”... vẫn được các cán bộ khoa học nông nghiệp, bà con nông dân và người tiêu dùng nhắc đến với tấm lòng ưu ái, trìu mến. Hạt giống tâm huyết ông gheo xuống đã lên xanh trên các cánh đồng.

Nguồn: Tài trí Việt Nam , trang 77

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.