Hai “ông giáo” trường dạy nghề-Đam mê sáng tạo
Nguyễn Tấn Tùng (41 tuổi) và Dương Thế Huy (40 tuôi) hiện là giáo viên Trường Cao đẳng nghề tỉnh Phú Yên. Từ năm 2004 đến nay, ngoài những giờ “đứng lớp” hai “ông giáo” còn có niềm đam mê sáng tạo nhiều mô hình tham gia dự thi và đạt giải ở các cấp. Tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 8 (2018-2019) mô hình “Máy nén khí tạo Oxy cho hồ nuôi cá Chình từ năng lượng gió” của “ giáo Tùng” và “giáo Huy”đạt giải Ba .
Toàncảnh mô hình “Máy nén khí tạo Oxy cho hồ nuôi cá Chình bằng năng lượng gió
“Thắp lửa” đam mê sáng tạo cho học sinh
Mặc dù tuổi đời, tuổi nghề chưa nhiều nhưng hai thầy giáo (Nguyễn Tấn Tùng và Dương Thế Huy) luôn được đánh giá là một giáo viên gương mẫu, luôn được đồng nghiệp và học sinh quý mến, đặc biệt là đam mê sáng tạo kỹ thuật và luôn “thắp lửa” cho học sinh của mình trong lĩnh vực sáng tạo khoa học kỹ thuật (KHKT)...
Qua tâm sự chúng được biết “giáo Tùng” và “giáo Huy” bắt đầu đam mê nghiên cứu sángKHKT từ khi còn là sinh viên. Tuy hơn kém nahu 1 tuổi nhưng từ khi tốt nghiệp đại học và về tham gia công tác giảng dạy từ năm 2004 đến nay, hai thầygiáo (Tùng-Huy) đều có giải pháp tham gia dự thi STKT cấp tỉnh và cấp toàn quốc, như:“ Sản xuất hàng mỹ nghệ tận dụng phế phẩm vỏ gáo dừa” đạt giải Ba (2004) cấp tỉnh; “Chế tạo máy rang cà phê mini” đạt giải Khuyến Khích (2013) cấp tỉnh và giải Khuyến khích cấp toàn quốc lần thứ 13 (2012-2013); mới đấy 02 giải pháp “Máy gọt vỏ và thái hạt lựu Nha Đam (Lô Hội)” và “Máy nén khí tạo Oxy cho hồ nuôi cá Chình từ năng lượng gió” đều đạt giải Ba (2018-2019).
Hơn hết, trong những 2 thầy giáo triển khai thực hiện giải pháp đều tổ chức cho học sinh xem 2 thầy thị phạm từng mô hình, từng nguyên lý kết cấu kỹ thuật của từng giải pháp. Thầy Nguyễn Tấn Tùng, chia sẻ “Để đưa học sinh của mình đến với những ước mơ và đam mê sáng tạo khoa học, mỗi giờ lên lớp giảng bài, hay mỗi khi tôi và thầy Huy sáng tạo mô hình đều động viên học sinh đến xem và cho các em tham gia thể nghiệm”; “Cái khó là làm cách nào dẫn dắt cho các em hiểu rõ bản chất của nghiên cứu khoa học sáng tạo. Giải thích cho các em hiểu ý tưởng sáng tạo không phải là cái gì đó quá to tát, lớn lao như vẫn thường trực trong nếp nghĩ. Có như thế học sinh mới hiểu được vấn đề...”.Thầy Khuyên cho biết.
Em Đinh Văn Toàn-Lớp Trung cấp Chế tạo thiết bị cơ khí- Khóa 17 (Cao đẳng Nghề Phú Yên) chia sẻ: “Thầy Tùng và thầy Huy đã kích thích niềm đam mê và hứng thú chúng em dành cho sáng tạo khoa học thông qua những giờ thực hành kỹ thuật hay tham gia xem 2 thầy sáng tạo mô hình dự thi đã “kích” thêm chúng em hứng khởi sáng tạo kỹ thuật...”
Thầy giáo Nguyễn Tấn Tùng (mặc áo trắng) “ truyền lửa” sáng tạo kỹ thuật cho học sinh Trường Cao đẳng nghề Phú Yên
Sáng tạo kỹ thuật phục vụ dân sinh
Qua trao đổi, thầy giáo Huy cho biết “Ngoài nông nghiệp người dân Phú Yên còn có nghề nuôi thủy sản, Chình là vật nuôi trong hồ và rất khó nuôi, đặc biệt là tạo khí o xy trong nước để Chình sinh sống...Máy tạo khí o xy lâu nay bà con dùng đều sử dụng bằng máy nổ dẫ đến chi phí đầu tư cho hồ nuôi cao dẫ đến thu nhập kinh tế không nhiều- Nên chúng tôi suy nghĩ mà mày mò sáng tạo mô hình: Máy nén khí tạo Oxy cho hồ nuôi cá Chình từ năng lượng gió”.
Theo trình bày của 2 thầy giáo Tùng- Huy “Máy nén khí tạo Oxy cho hồ nuôi cá Chình từ năng lượng gió” với cấu tạo gồm các bộ phận chính như sau: Bộ phận cánh quạt có đường kính 2,5m; Bánh đà, bánh lái, Bộ nén khí tạo Oxy, Ống dẫn Oxy, Bình chứa Oxy, và thân máy có chiều cao 5m.
Về quy trình kỹ thuật vận hành của mô hình là: TừNăng lượng gió (gió thiên nhiên) tác động đến Hệ thống cánh quạt, cánh quạt quay tác động đến Puly. Khi Puly chuyển động, kéo theo sự chuyển động của Piston làm nén khí, tạo ra Oxy, rồi chuyển xuống bồn chứa khí, thông qua ống dẫn đưa khí ô xy xuống đáy hồ.
Ngài ra thầy Tùng cũng “Bật mí” Việc sử dụng năng lượng gió tạo Oxy cho hồ nuôi cá Chình không phải lúc nào cũng đủ gió để tạo ra đủ Oxy cho hồ cá Chình. Do đó, giải pháp kỹ thuật hỗ trợ là Bình chứa Oxy được sử dụng bằng Máy nén khí. Khi lượng Oxy được tạo ra từ năng lượng gió không đủ (áp suất dưới 01 kg/ cm 2), thì hệ thống máy nén khí bằng điện sẽ tự động chạy để cung cấp Oxy cho hồ.
Nói về tính hiệu quả của mô hình, 2 thầy (Tùng-Huy) khẳng định: “Mô hình của Máy nén khí tạo Oxy cho hồ nuôi cá Chình từ năng lượng gió đưa vào hoạt động tại hồ nuôi cá Chình ở phường 9, Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, với diện tích hồ nuôi là 50m 2” đã mang lại một số lợi ích kinh tế cho người nuôi như: Đảm bảo được lượng Oxy đầy đủ trong hồ nuôi, giúp cho cá Chình phát tăng trọng lượng và đảm bảo chất lượng cá Chình. Giảm chi phí năng lượng điện hàng tháng. Giảm số giờ chăm sóc hồ cá Chình hàng ngày cho người nuôi. Chi phí đầu tư ban đầu 01 lần, mỗi máy nén khí tạo Oxy cho 01 hồ nuôi và hầu hết các chi tiết của máy đều đơn giản, không phức tạp, các thợ cơ khí lành nghề đều có thể gia công, lắp đặt theo khuôn mẫu được.
TS Đặng Văn Lái, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên, đánh giá: “ Máy nén khí tạo Oxy cho hồ nuôi cá Chình bằng năng lượng gió” của 2 thầy Tùng và Thầy Huy là một trong những sản phẩm thực tế, được vận dụng vào việc giảng dạy ngay tại trường chúng tôi. Chính nhờ là sản phẩm thực tế, nên rất lôi cuốn học sinh trong việc học và nghiên cứu, nâng cao hiểu biết và tay nghề cho học sinh”
Còn Th.S Lê Văn Cựu-Giám đốc Sở KH&CN Phú Yên, thành viên Ban tổ chức Hội thi STKT tỉnh, đánh giá “Trên thực tế, nhu cầu của người nuôi cá Chình về một máy nén khí tạo Oxy bằng năng lượng gió là có. Bằng máy nén khí tạo Oxy này giúp cho người nuôi có được nguồn Oxy khá ổn định cho hồ cá Chình, đồng thời giảm chi phí năng lượng điện sử dụng hàng tháng. Mô hình của 2 tác giả Tùng-Huy đã góp phần vào phát triển kinh tế hộ của người nuôi thủy sản Phú Yên”./.
Tác giả bài viết: Huỳnh Đức Thế