Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 09/11/2005 14:10 (GMT+7)

‘Hai Lúa’ tiếp tục chế tạo máy bay

Máy bay mới của "Hai Lúa"


Năm 2004, cùng với anh Lê Văn Danh, Trần Quốc Hải lần đầu tiên chế tạo máy bay nhưng không được cất cánh. Chiếc trực thăng cũ của anh mặc dù được cả nước biết đến nhưng hiện đang nằm đắp chiếu tại nhà. Nó bị huyện đội Tân Châu ách lại vào ngày 3-2-2004, không cho bay thử nghiệm khiến anh Hải buồn thiu, mặt mày ủ rũ như tàu lá chuối héo. Sự việc này coi như thất bại, nhưng anh vẫn ấp ủ ước mơ làm ra máy bay, vẫn muốn chứng minh con người Việt Nam thời nay có thể làm được nhiều kỳ tích.


Lần này, anh Hải vui vẻ nói: "các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho tôi làm, ai cũng khuyến khích. Mới đây một đoàn cán bộ ở Cục Phòng không - Không quân và Vietnam Airlines có lên đây. Tôi thông báo làm chiếc máy bay thứ hai và ngỏ ý xin bay thử. Họ nói cấm thì không cấm mà cho bay thì cũng không biết cơ quan nào cấp phép cho bay. Nói chung là họ rất khuyến khích tôi chế tạo máy bay".


Anh Hải hồ hởi khoe chiếc trực thăng mới này hiện đại hơn rất nhiều so với chiếc cũ. Công nghệ chế tạo cũng được cải tiến hoàn toàn. Cốt máy làm bằng thép do anh tự chế chứ không dùng cốt máy và động cơ xe Zin như máy bay cũ nữa. Động cơ dựng đứng chạy bằng nhiên liệu RI-MI-FO (một loại dầu hôi có pha thêm nhiều chất phụ gia khác dùng cho trực thăng).


Theo anh Hải, động cơ mới này ít hao xăng hơn, khoảng 60 lít xăng chạy được 8 giờ (động cơ cũ chỉ chạy được 1 giờ). Hệ thống lái trước đây được điều khiển bằng cơ thì nay được giữ bằng thủy lực.

Anh bảo hồi trước làm chiếc trực thăng kia mất 7 năm trời thì chiếc này chỉ mất chưa đầy 5 tháng.


Được hỏi "cơ sở nào để tính sức nâng của máy bay? Lỡ bay lên được chút xíu nó rớt xuống thì sao?". Anh bảo: "Có ba yếu tố để tính sức nâng: Đó là công suất động cơ, vòng quay cánh quạt và diện tích của nó. Trên cơ sở đó tôi làm cánh quạt chia làm ba nhánh theo hình tam giác dài 8,18 m kết hợp với động cơ 250 mã lực do tôi tự chế tạo, có thể nâng được 1,5 tấn. Huống hồ gì chiếc trực thăng chỉ nặng có 680kg thôi".


Anh Hải cũng cho biết giá thành chiếc máy bay này chỉ ngang ngửa giá sản xuất một chiếc xe ô tô du lịch trong nước.


Với chiếc trực thăng cũ, anh phải trằn trọc nhiều đêm tìm tòi nguyên lý vận hành, sự tác động của sức gió, khí động học... rồi lân la vào các viện bảo tàng có trưng bày máy bay ở các tỉnh. Không chỉ thế, anh còn xem tivi, học hỏi kinh nghiệm chế tạo máy bay qua Internet... Sau đó, để có được chiếc máy bay với kích thước 8,7 x 1,2 m anh đã cùng người bạn là Lê Văn Danh lặn lội tìm thép tốt để làm khung. Rồi lấy chiếc máy xe Zin 130 để nâng công suất lên 300 mã lực cho mạnh.


Không chỉ làm máy bay


Về Tân Châu, nếu không biết đường đến xã Suối Giây thì cứ hỏi nhà anh Hải thì ai ai cũng biết. Bởi trước khi làm máy bay trực thăng, anh đã "nổi như cồn" khi chế tạo nhiều loại máy móc khác phục vụ bà con nông dân. Khi một rẫy mía hay rẫy mì của bà con nông dân cần làm cỏ, bón phân hay xới đất, róc lá khô hẳn phải mất rất nhiều nhân công mà làm cũng không xuể. Nếu vận dụng sức trâu bò thì mỗi luống chỉ được mỗi con chui vào. Thế là anh chế tạo cái máy "cày vô cày ra" làm được một công mà rất nhiều việc, công suất 4ha/ngày, có động cơ kéo hẳn hoi.


Anh tâm sự: "Ở quê tôi có địa hình không bằng phẳng, xe chở mía, mì phải khổ sở lắm mới đi được. Cho nên tôi làm ngay xe sáu bánh chạy mọi địa hình".


Ít lâu sau, thấy bà con nông dân chở mía hì hục cả ngày nhưng hiệu quả không cao, anh nghĩ ngay đến cái "rờ-móc tự hành" bốn bánh có khả năng trút hàng bằng thủy lực. Đến vụ mùa, thấy bà con hì hục dắt trâu cày, anh lại chế tạo "dàn cày cải tiến bảy chấu", cày nhanh hơn 30%, đường cày ăn sâu hơn mà lại ít tốn nhiên liệu, một héc ta chỉ tốn bốn lít dầu thay vì tám lít. Bà con nông dân hay tin mừng rơn tìm đến anh mua hàng liền.


Rồi sau đó, thấy việc bón phân của bà con nông dân quá chậm, mất nhiều thời gian và công sức nên anh nghĩ ngay đến việc chế tạo ra chiếc trực thăng để bay trên vùng rẫy bón phân cho nhanh. Nào ngờ, làm xong chưa kịp bay thử nghiệm thì đã xảy ra sự cố bị ách lại.


Anh bảo, chiếc trực thăng sau đó bị giẫm đạp méo mó và hư hỏng nhiều do nhiều người hiếu kỳ tìm đến xem. Nhưng anh không nản lòng vì nhân sự kiện làm chiếc trực thăng đó, anh được cử đi dự Hội nghị tôn vinh những Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Anh nói: "Đó cũng là một động lực thúc đẩy tôi sáng tạo".


Nguồn: tuoitre.com.vn 5/11/2005

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.
Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.