Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 05/11/2007 23:34 (GMT+7)

Hai lão nông chế tạo thành công máy cấy lúa

Sáng chế vì thương vợ

Cơ ngơi của “hai nhà sáng chế” là gian nhà thấp tè, chỉ có mấy chiếc kìm, búa… rất “giản dị”. Chẳng có dấu hiệu gì cho thấy đây là nơi “phát minh” ra những công trình khoa học.

Chủ nhân của chiếc máy cấy lúa ĐA2 (ban đầu có tên là ĐA1.) này là hai lão nông dân tuổi gần 70, người thấp đậm, tay chân thì theo như bà Lê Thị Hòa vợ của ông Trạch là “không có chỗ nào để đen nữa” vì chiếc máy cấy ĐA1 đã tiêu của các ông gần 13 năm.

13 năm trời, hai ông đã không biết bao nhiêu lần tháo ra rồi lại lắp vào. Ông Việt kể: “Người trong xóm gọi chúng tôi là ông tháo và ông lắp”.

Ông Lê Mậu Trạch thủ thỉ: “Phụ nữ ở Thanh Hóa làm nông vất vả lắm. Câu hát Ăn cơm bằng đèn, đi cấy sáng trăng…là nói về người phụ nữ xứ Thanh này đấy”.

Hai ông kể, thấy vợ con khổ quá nên mày mò làm ra cái máy này. Bắt đầu từ năm 1992 nhưng ý tưởng thì đã hình thành từ lâu. Ban đầu cứ nghĩ hoàn thành trong vòng 1 năm nhưng càng làm càng phát sinh nhiều công đoạn - Ông Việt thổ lộ. Tưởng như ý tưởng đã phá sản vì 3 triệu đồng gom góp từ hai gia đình chẳng thấm vào đâu.

Được cái hai bà vợ đã ủng hộ rất nhiệt tình tuy trong lòng rất xót của vì chẳng biết hai ông có thành “cơm cháo” gì không. Không phụ lòng tin của vợ, hai lão nông càng quyết tâm hơn.

Khó khăn không phải là vốn mà là nguyên lý để cái máy hoạt động. Thế là chuyến thực tế gian nan xuống ruộng bắt đầu. Suốt năm ngày, hết ruộng nhà đến ruộng hàng xóm hai lão tay sổ tay bút cứ ghi, chép và kết quả đã không phụ công hai ông.

Nguyên lý “5 khâu” tức là 5 động tác cơ bản khi cấy là: ra mạ - tay phải cắm mạ, tay trái ra mạ - tay phải ấn mạ xuống bùn - nhả tay ra - rút về đã được ra đời.

Ông Trạch cho biết, nắm được 5 nguyên lý này coi như là thành công 90%. Và chiếc máy ĐA1 được ra đời sau gần 13 năm với 5 tay cấy, cần 1 người điều khiển và mỗi ngày máy chạy với công suất trung bình cũng được 1,2 ha. Thế nhưng, hai ông vẫn chưa muốn dừng lại ở đây…

Chiếc máy cấy ĐA2

Cái ngày mà chiếc máy của hai ông trình làng, bà con thôn trên, xóm dưới kéo nhau đến xem. Mọi người ai cũng trầm trồ khen hết lời nhưng hai ông vẫn tay chống cằm quan sát từng chi tiết, từng động tác của bàn tay cấy, những hàng mạ thẳng tắp. Hai người vợ thì cứ đứng trên bờ ruộng tủm tỉm, nhưng tronglòng cảm thấy ấm áp lạ thường.

Khi mấy sào ruộng nhà được cấy xong thì bà con hàng xóm đã kéo nhau tới đầy sân để thuê cấy hộ. Máy vừa xong, hai ông lại nghĩ, tại sao không làm thêm nhiều tay cấy hơn; tại sao không lắp chiếc máy có công suất lớn hơn.

Những ý tưởng cứ dần dần hình thành trong đầu hai ông. Quyết là làm ngay, ngày hôm sau, khi mọi người chưa được chứng kiến chiếc ĐA1 thì lại thấy hai ông cặm cụi bên đống sắt vụn.

Lại vắt óc suy nghĩ, lại viết, vẽ chằng chịt kín mấy cuốn vở rồi điều khiển đống sắt vụn theo hết “chiến thuật” này đến “kế sách” khác, hai ông quyết tâm làm cho bằng được cái máy có 9 tay cấy và chạy bằng máy nổ công suất lớn.

Bà Lê Thị Năm vợ ông Việt kể: “Lắm lúc ông nhà tôi như người mất hồn. Đang ngủ vùng dậy, lấy giấy bút cắm cúi ghi chép”. Sau gần một năm, chiếc máy ĐA2 đã hoàn thành với công suất hơn 2,5 ha/ngày. Cơ chế hoạt động của máy khá đơn giản: Chiếc máy nổ chạy, kéo dây cu-roa quay giúp máy hoạt động làm cho chiếc cần cấy hoạt động trong khi đó 9 tay cấy được một bộ phận nằm trên cần cung cấp mạ.

Tháng 6/2005, công trình máy cấy lúa của hai ông đã gây ngỡ ngàng cho các nhà khoa học khi được trao giải Ba của Hội thi khoa học tỉnh Thanh Hóa.

Tối 5/10/2006, Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa đã tổ chức buổi giao lưu và tọa đàm với những nhà khoa học nông dân, người ta thấy hai ông chân đi dép tổ ong, đứng ngoài hành lang vì không ngửi được cái mùi của máy điều hòa nhiệt độ.

Khi hai cái tên Lê Mậu Trạch và Lê Niên Việt được mời lên sân khấu, được hỏi về động lực để chế tạo thành công máy cấy lúa, cả hai lão đều chỉ tay về hai người vợ đang ngồi ngay sát ở hàng ghế đầu nói: “Làm ra máy này là vì thương vợ con vất vả…”.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.