Hải đảo ở vùng biển Tây Nam
Hòn Sơn Rái
Hòn Sơn Rái tên chữ là Lại Sơn (hòn Sơn Rái), trước đây có tên là Tamassou. Trong sáchGia Định thành thôngchí(1820),đảonày được gọi là Mãnh Hỏa dự (hòn Dầu Rái): “Chu vi 50 dặm, ở biển phía đông nam của trấn thự, đi thuyền nửa ngày thì đến. Nơi đây hang hốc sâu thẳm, cây cối xanh tươi, sản xuất các loại yến sào, dầu rái, than củi. Dân miền biển sông quanh chân đảo” (1).
Hòn Sơn Rái cách hòn Tre 25km về phía tây nam, cách thị xã Rạch Giá 53km về hướng tây,ởvào vị trí 9°48’ vĩ độ Bắc và 104°, 38’ kinh độ Đông, đảo rộng 11,5km 2(đảo lớn nhất trong các đảo ven bờ của tỉnh Kiên Giang) (2). Chiều dài của đảo 4km, rộng 3km, hình dạng như một con thoi với 2 đầu nhọn (3).
Hòn Rái được cấu tạo bởi 2 dãy núi lớn, dài bằngnhau, nằm song song. Đỉnh núi nhỏ, thấp hơn, nằm ở mỏm phía tây. Đỉnh cao nhất là đỉnh Nam 405m. Ở giữa các dãy núi là 2 thung lũng cắt ngang từ bờ phía nam sang bờ phía bắc đảo, thung lũng phía tây tương đốì bằng phẳng và rộng rãi nhưng chỉ dài chừng 500m.
Đảo cấu tạo bởi cát và cát pha vàng nhạt đến vàng nâu, đất đen và đá hoa cương. Phía nam và phía bắc xuất hiện mấy bãi cát vàng thoai thoải lan ra biển. Đá nổi chiếm đến 70%.
Trên đảo có nhiều nước ngọt,chảy ra từ các dòng suối nhỏởphía nam hoặc phía đông đảo và từ các giếng đào(4).
Theo địa bạ triều Nguyễn,trước năm 1836, đảo này có một thôn có dân cư, gọi là San Du thôn, một trong 9 thôn của tổng Quảng Xuyên, huyện LongXuyên, tỉnh Hà Tiên (5). Từ năm1836, hòn Sơn Rái có tên là Lại Sơn thôn, thuộc tổng Kiên Định, huyện Kiên Giang, tỉnh Hà Tiên.Từ ngày 26-5-1966, xã Lại Sơn gồm 2 ấp Bãi Nhà và Bãi Bắc,trực thuộc quận Kiên Thành, tỉnh Kiên Giang (6). Hiện nay, hòn Rái thuộc xã Lại Sơn (4 ấp: Bãi Nhà A, Bãi Nhà B, Thiên Tuế và Bãi Bấc), huyện Kiên Hải.
Năm 1819, xã Lại Sơn cótrên dưới 30 người; năm 1945 có 500 người; năm 1970, có 2.635 người (7); đến năm 1983, có khoảng 700 hộ với 3.800 dân; hiện nay có trên 8.000 người.
Dân trong xã làm hai nghề chính: nghề biển và nghề rẫy.Đảo có 85 ghe tàu, 9 lưới cá cơm, 7 lưới vàng. Nước nắm Lại Sơnđược gọi là nước nắm Hòn, là loại ngon có tiếng. Dân làm rẫy chủ yếu sống ở Bãi Bấc, khoảng 500 người, làm nghề trồng vườn. Họ đã khai phá được 712 công đất đểtrồng dừa, mít, xoài, mãng cầu, sabôchê, vú sữa; diện tích vườnngày càng mở rộng.
Lại Sơn sớm phát triển độitàu đánh bắt xa bờ có trọng tải và công suất lớn. Những chiếc tàu này có khả năng đi biển dài ngày,vươn tới những ngư trường lớnởtận quần đảo Trường Sa, ngoàibiển Đông.
Thời gian nằm ở giữa hai vụ cá, đảo biến thành một xưởngvá lưới. Loại lưới mặt dày là lưới rút, dùng để đánh bắt cá cơm.Một manh lưới cá cơm rộng 10m,nhưng có khi dài đến cả cây số.Bắt trúng luồng cá, rút mẻ lướilên có khi nặng đến chìm tàu.
Cá cơm sọc trắng ủ làm nướcmắm rất thơm ngon, khó loại cánào có thể sánh nổi. Nước mắm ởhòn được chế biến từ loại nguyên liệu thượng hạng theo một cáchthức đặc biệt, nên có hương vị“độc nhất vô nhị”.
Con cá cơm thơm hơn con cá bẹ Bởi mê nước mắm hòn, em trốn mẹ theo anh.
Nghề làm nước mắm ở Lại Sơn có từ khá lâu. Trước kiangười ta ủ nước mắm trong các chượp, ghè sành. Nay đã hình thành những xưởng làm nước mắm với những thùng gỗ, bồn bê tông có dung tích hàng chục mét khối. Sản lượng nước mắmcủa đảo đã lên 5 triệu lít / năm.
Nước mắmởđây ngon vànhiều như vậy, nhưng cho đến nay vẫn chưa hình thành một thương hiệu riêng trên thịtrường. Lại Sơn hiện có 16 hãngnước mắm tư nhân: Đức Ngươn, Đông Vân, Phương Khanh, Thùy Dương (tách ra từ Đức Ngươn), Phước Lộc, Hồng Nam, Hồng Phước, Vĩnh Quý, Lộc Hưng, Hải Đăng, Hồng Hải, Nam Sơn, Nam Phong, Thanh Tú, Hồng Vân, LaiSĩ. Nhiều hãng nước mắm ở LạiSơn vẫn phải dán nhãn hiệu PhúQuốc lên sản phẩm của minh đểđem ra tiêu thụ (8).
Cũng như nhiều địa danh khác, hòn Sơn Rái còn nhiều truyền thuyết khác giải thích về sự hình thành tên gọi của đảo.SáchGia Định thành thông chícho biết ở hòn Sơn Rái có rất nhiều dầu rái (dầu trong để trétxuồng ghe) với tên chữ là Mãnh Hỏa, nên hòn đảo này được đặt là đảo Mãnh Hỏa (hòn Dầu Rái),sau này dân gian đọc trại thành hòn Sơn Rái hay gọi tắt là hònRái.
Một cách giải thích khác, chorằng lần đầu chúa Nguyễn Ánhđến đây (1780), quân lính không còn gì để ăn. Trong đêm chúanằm mộng thấy một vị thần hiệnra chỉ đường đi tìm lương thực. Sau khi tỉnh giấc, chúa đượcnhiều con rái cá bắt cá dâng lên và dẫn đường đi lấy nước ngọt, rau củ. Sau đó chúng lại xóa cácdấu chân đi trên cát của quânchúa Nguyễn để bảo vệ. Sau khilên ngôi (1802), vua Gia Longđặt tên hòn này là hòn Sơn Ráiđể tưởng nhớ công ơn của loài rái cá (9).
Miếu bà Cố Ghủ ở Bãi Nhà (Lại Sơn) thờ một người phụ nữcó tên là Tăng Thị Phú, ngườicó công khai khẩn, lập ấpởđảo.Theo cụ Nguyễn Thị Tuyết (89 tuổi), bà Tăng Thị Phú ngươi gốc ỏ’ Cà Mau, rất giàu có, ra đây dựng nghiệp cùng cháu gái tên là Duyên và cháu rể tên là Ngọ. Tương truyền, bà có nhiều vàng bạc, châu báu, dân sống trên đảo này đều được bà bảo bọc.
Sau khi bà chết, bà hiển thánh, rất linh ứng, giúp đỡ rất nhiều người. Kẻ ốm đau cũng như người thiếu đói đều được bà phù trợ. Bà được nhân dân trên đảo lập miếu thờ cúng quanhiều đời. Hằng năm cứ vàongày mùng 9/9 Âm lịch, hàng ngàn ngươi dân trên các đảo và ngư dân vùng Miệt thứ tập trungvề đây làm lễ dâng hương, cúngbà trong suốt 3 ngày liền.
Đình thần Nguyễn TrungTrực, tại ấp Bãi Nhà (Lại Sơn), phối tự cùng thần Hoàng bổncảnh, đình có sắc phong của vuaBảo Đại. Hằng năm, vào ngày RằmthángGiêng, lễ cúng rấtlớn, kéo dài 3 ngày đêm; nhân dân trên đảo tham dự rất đông, dân đi hành hương ngày càng nhiều. Mấy năm gần đây, có năm vài ba ngàn người, có cả nhân dân ở trong đất liền ra.
Lại Sơn, có các bãi tắm đẹpnhư: bãi Thiên Tuế, bãi Bàng, bãi Giếng, nước biển trong suốt, nhìn thấy đáy cát ở độ sâu vài ba mươi sải. Bãi Bấc nằm về phía tây cũng là một bãi tắm thú vị. Bờ biển bao quanh hòn có nhiều khối đá tròn, có khúc thì lởmchởm, nhiều đoạn có hàng dừaxanh cao vút, nghiêng mình soibóng trên mặt biển. Đặt chânlên hòn Sơn Rái, trước tiên làghé qua Bãi Nhà là trung tâmcủa xã Lại Sơn.
Trên đảo có rất nhiều ghềnhđá nối tiếp nhau, một ghềnh đálớn giống như mặt bàn gọi là “Bàn Đá”. Phía trên là triền núi cao, cây rừng phủ kín. Lối đi lên đỉnh rất dốc, dân địa phương gọi là đinh “Ma Thiên Lãnh” rất khó trèo, trên cao nhiều hang động sâu và rất đẹp, trên chót vót có một tấm bia chủ quyền quốc gia do chính quyền Sài Gòn cắm. Không khí của hòn Sơn Rái trong lành, mát mẻ, cảnh vật yên tĩnh. Từ đây có thể nhìn thấy hòn Nghệ, quần đảo Nam Du thấp thoáng xa xa như một bức tranh thủy mặc (10).n
Chú thích:
1. Trịnh Hoài Đức,Gia Định thành thông chí,Lý Việt Dũngdịch và chú giải, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2005, tr.99.
2. Vũ Phi Hoàng,Kể về hảiđảo của chúng ta,ghi diện tíchcủa hòn Rái là 12km 2(tr.78), còntheo Sơn Hồng Đức,Vịnh TháiLan,Trăm hoa miền Tây xb, SàiGòn, 1973 là 11km 2(tr.84).
3. Vũ Phi Hoàng, Sđd, tr.78-79. Nhưng theo Sơn Hồng Đức thì hòn Rái nhìn từ trên cao xuống giống hình một con rái lội ngược dòng nước, đầu hướng về Rạch Giá, người Pháp gọi là hònTamassou (Sđd, tr.84).
4. Vũ Phi Hoàng, Sđd, tr.78-79.
5. Nguyễn Đình Đầu,Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn,HàTiên (Kiên Giang, Minh Hải),Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,1994, tr.86.
6. Nguyễn Đình Tư,Từ điểnđịa danh hành chính Nam bộ,Nxb Chính trị Quốc gia, 2008, tr.537.
7. Khoảng thập niên 1970;dân số xã Lại Sơn khoảng 3.000 người, gồm 2.500 người ở Bãi Nhà và 500 người ở Bãi Bắc (Sơn HồngĐức, Sđd, tr.84).
8. Đoàn Nô,Lịch sử Kiên Hải (1836-2005),2005, tr.6, 13,19, 20.
9. Đoàn Nô, Sđd, tr.23-24.
10. Đoàn Nô, Sđd. tr.29.