Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 29/08/2014 16:33 (GMT+7)

Hai bé lớp 5 thành công với đèn bắt muỗi

  Vốn ham hiểu biết, hai em học sinh nghiên cứu, tìm tòi và chế tạo thành công những “công trình khoa học” nghiêm túc, có tính ứng dụng thiết thực trong đời sống.

Như bao bạn nhỏ khác, internet luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với Trần Đức Hùng và Vũ Anh Phúc. Không chỉ sử dụng internet để thử nghiệm các cuộc thi trên mạng hay giải trí lành mạnh, đối với Hùng và Phúc, internet còn là một kho kiến thức khổng lồ, giúp hai em thả sức tìm hiểu những kiến thức khoa học mà mình yêu thích.

Nhận thấy niềm đam mê của hai em trong lĩnh vực khoa học, phụ huynh của Hùng và Phúc đã mạnh dạn trang bị cho các em những chiếc máy tính kết nối internet tại gia đình. Ngoài ra, tranh thủ thời gian học môn Tin học tại trường, Hùng và Phúc đều chủ động học tập, tiếp thu kiến thức nhằm nâng cao khả năng sử dụng thành thạo máy tính, từ đó phục vụ hiệu quả cho việc học tập và giải trí.

Chứng kiến người dân trong xã phải vất vả trong việc đối phó với các loại côn trùng vào mỗi mùa vụ, hai em nảy ra ý tưởng chế tạo một loại thiết bị để giúp bà con diệt trừ côn trùng. Với sự thông minh, sáng tạo, kết hợp với những kiến thức đã tìm hiểu từ internet và học từ thầy cô, hai em đã chế tạo thành công “đèn bắt muỗi và côn trùng tự động”. Sản phẩm được tận dụng từ chiếc vợt muỗi cũ hỏng của gia đình, một bóng đèn mới và dây cắm điện. Khi ánh sáng phát ra từ bóng đèn sẽ thu hút các loại côn trùng, nhưng bao quanh bóng đèn là lưới sắt đã được kích điện, vì vậy sẽ giảm thiểu tối đa các loại côn trùng bay vào.

Từ sự thành công của “Đèn bắt muỗi và côn trùng”, sản phẩm tự chế đơn giản này đã được người dân ở xã học tập. Nhờ đó, họ cảm thấy yên tâm và không phải lo vấn đề đối phó với các loại côn trùng vào thời điểm mùa vụ hay thời tiết nóng ẩm nữa. Công trình này đã đạt giải khuyến khích Cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Lạng Sơn năm 2013, đồng thời được Ban tổ chức đánh giá cao về khả năng ứng dụng trong thực tiễn.

Năm 2014 này, hai em Hùng và Phúc tiếp tục tham gia Cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh với sản phẩm “Quạt thông gió” đã được chế tạo và thử nghiệm thành công. Đây cũng là sản phẩm được tái chế từ những thiết bị đã cũ, hỏng trong gia đình, nay được em Hùng và Phúc tận dụng cho những “công trình khoa học” của mình.

Chị Dương Thị Hoa, phụ huynh em Trần Đức Hùng chia sẻ: biết được tác dụng của internet trong quá trình học tập, vì vậy gia đình đều có sự cân đối hài hòa thời gian sử dụng internet cho các cháu cũng như thời gian học tập, giải trí lành mạnh. Nhờ sự sắp xếp thời gian biểu hợp lý, khoa học nên 4 năm liền, hai em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi với điểm số các môn đều cao.

Được biết hiện nay, tại huyện Bắc Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung đang có những điểm hỗ trợ truy cập internet cộng đồng tại trường học, bưu điện, nhà văn hóa xã..., Hùng và Phúc rất vui vì đây sẽ là cầu nối cho những em học sinh vùng sâu, vùng xa như các em được tiếp cận nguồn tri thức khổng lồ, từ đó áp dụng hiệu quả vào việc học tập cũng như giải trí.

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.