Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 14/02/2006 01:11 (GMT+7)

Hai anh em làm khoa học giàu tâm huyết

Trước đó, công trình còn được trao hai giải nhất: Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam về Cơ khí - Tự động hóa 2000-2004, Giải thưởng Huy chương vàng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO thuộc Liên hợp quốc.

Là một trong những hạt nhân đầu tiên của ngành tự động hóa nước nhà và là linh hồn của cụm công trình trên, PGS Ðinh Văn Nhã đã trải qua một phần tư thế kỷ trải nghiệm, tìm tòi thực tế. Ngay từ những năm 80  thế kỷ trước, ông là người đã  đi khắp các công trường từ xi-măng Hoàng Thạch đến Nhà máy bia Nha Trang, Sóc Trăng,... Công việc của một chuyên gia tự động hóa vất vả và nhiều rủi ro đã rèn luyện cho ông vốn sống, bản lĩnh, tiếp cho ông sức mạnh trong nghiên cứu và sáng tạo khoa học.

 Là nhà khoa học tâm huyết với đất nước, PGS Ðinh Văn Nhã không thể ngồi yên khi nhìn hàng loạt nhà máy chế biến thực phẩm đang đứng bên bờ vực phá sản, đe dọa hàng nghìn công nhân mất việc làm, do nhà máy không đủ kinh phí nhập thiết bị mới có công suất và chất lượng sản phẩm cao, trong khi nhu cầu xã hội về đồ uống như bia, sữa chua,... tăng đột biến. Ðấy là chưa kể tại thời điểm đó, Việt Nam cần nhiều dây chuyền thiết bị hiện đại sản xuất và chế biến thực phẩm, trong khi ngành cơ khí của chúng ta chưa đáp ứng kịp thời.

Những bức xúc và trăn trở đó đã thôi thúc ông thực hiện bằng được cụm công trình trên. Trong khuôn khổ của cụm công trình có một đề tài cấp nhà nước, bốn đề tài cấp bộ, 450 dự án, hợp đồng nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ vào thực tế, trong đó có các dây chuyền thiết bị sản xuất bia với nhiều cấp công suất khác nhau từ 10 đến 50 và tối đa đến 120 triệu lít/năm, dây chuyền sản xuất sữa chua công suất 6.000 lít/giờ, xây dựng mới, nâng cấp, hiện đại hóa các thiết bị chế biến nước giải khát, cà chua, dứa...

Những năm qua, PGS Ðinh Văn Nhã, PGS Ðinh Văn Thuận cùng các cộng sự của mình cũng đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và lắp đặt hệ thống các thiết bị cơ khí tự động hóa có ứng dụng công nghệ cao cho một số ngành công nghiệp thiết yếu, chế biến nông sản, thực phẩm cao cấp bằng nội lực làm lợi cho Nhà nước và doanh nghiệp nhiều tỷ đồng. Hầu hết các công trình được chuyển giao công nghệ cao, cập nhật những tiến bộ trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa. Ðiều đó đã nâng đáng kể tầm giá trị công trình về tính hiện  đại, chất lượng sản phẩm công nghệ trong khi đó giá thành công trình chỉ xấp xỉ 50% so với thiết bị nhập ngoại.

Cụm công trình đã giải quyết được những vấn đề then chốt của công nghệ sản xuất bia, sữa, rượu cồn, nước giải khát... tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế, được cấp các chứng chỉ quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường cả ở trong và ngoài nước. Công trình đã tận dụng được các thành tựu công nghệ của nhiều ngành công nghiệp khác nhau, thúc đẩy, hình thành và phát triển ngành sản xuất thiết bị cơ khí - tự động hóa chuyên ngành, chủ động trong quá trình khai thác, lắp đặt, bảo dưỡng, góp phần tạo nguồn thu ngân sách cho các tỉnh từ trung ương đến địa phương. Cụm công trình còn góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương  qua việc tăng thu ngân sách và tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nghề sản xuất, xóa đói, giảm nghèo cho nhiều vùng kinh tế nhờ tạo ra nhiều ngành nghề sản xuất mới: sản xuất bia, sữa,  rượu cồn, nước giải khát, dứa cô đặc, chăn nuôi bò sữa...

Nguồn: nhandan.com.vn 1/2/2006

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.