Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 19/10/2006 15:40 (GMT+7)

Hà Văn Tấn, “thông kim, bác cổ”

Nổi tiếng từ tuổi 20

Hẳn là giáo sư Đào Duy Anh phải là người có "biệt nhãn" khi giao cho Hà Văn Tấn cái công việc nhọc nhằn, khó khăn là hiệu đính và chú thích bản dịch cuốn Dư địa chí, một tác phẩm của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào thế kỷ 15, được cụ cử nhân Nho học Phan Huy Tiếp dịch ra chữ Quốc ngữ. Gọi là "chú thích" nhưng dài tới 115 trang, gấp 4 lần chính văn (38 trang). Bởi vì, với "chú thích" ấy, phải định vị được các tên đất có trong sách qua các thời kỳ lịch sử cho đến ngày nay. Và, như vậy, phải đọc hầu hết các sách ghi chép về địa lý Việt Nam qua các đời do người Việt Nam cũng như người Trung Quốc viết.

Gần đây, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc thử lập một bản "thống kê sơ bộ" thì thấy: để tìm tài liệu cho phần "chú thích" ấy, Hà Văn Tấn đã phải đọc 30 bộ sách Trung Quốc, 16 bộ sách Việt Nam, tất cả đều trong nguyên văn chữ Hán, như: Thuỷ kinh chú, Tiền Hán thư, Hậu Hán thư, Thục chí, Nam Thục chí... của các tác giả Trung Quốc; rồi Toàn thư, Cương mục, An Nam chí lược… của các tác giả Việt Nam.

Trong bài Ông Hà Văn Tấn như tôi biết, bác Nguyễn Vinh Phúc viết: "Như vậy cái vốn Hán học của tác giả dày dặn biết chừng nào! Quả như nhà thơ cổ điển Pháp Pierre Corneille đã nói: Giá trị không đợi tuổi tác!".

Cũng ở phần "chú thích" nói trên, Hà Văn Tấn còn chỉ ra một số chỗ sai trong văn bản Dư địa chí hiện có, do người đời sau thêm thắt vào. Giáo sư sử học Phan Huy Lê cho biết: Dạo ấy, trong một buổi họp bộ môn Lịch sử cổ - trung đại Việt Nam, giáo sư Đào Duy Anh đã nhận xét về công trình đầu tay của Hà Văn Tấn (hiệu đính và chú thích Dư địa chí) là: "Rất công phu, nghiêm túc. Tôi rất hài lòng và tin cậy tác giả".

Một công trình khác của Hà Văn Tấn gây xôn xao dư luận là cuốn Kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ 13 (cùng viết với Phạm Thị Tâm) xuất bản năm 1968. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết bài cho một tờ báo lớn ở Hà Nội hết lời khen ngợi, coi cuốn sách là một công trình sử học nghiêm túc, có nhiều khám phá mới, đồng thời, cuốn hút bạn đọc hơn cả một bộ tiểu thuyết! Từ Paris, giáo sư Hoàng Xuân Hãn cũng chỉ ra một số điều mới do cuốn sách mang lại.

GS Hà Văn Tấn thăm Thiền viện Chân Không ở Hawaii, Mỹ
GS Hà Văn Tấn thăm Thiền viện Chân Không ở Hawaii, Mỹ
Để viết cuốn sách đó, Hà Văn Tấn đã phải tham khảo ngót trăm cuốn sách khác in bằng đủ các thứ chữ Quốc ngữ, Nôm, Hán, Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ba Lan... để rồi khảo chứng công phu, trướcthuật chính xác, biện luận sâu xa. Kể cả bộ Sử biên niên viết bằng chữ Ba Tư (Persian) của nhà sử học nổi tiếng thế kỷ 13 Fazl Allah Rasid ud-Din ở vùng Teheran, Hà Văn Tấn cũng không bỏ qua. Chínhnhờ nhà sử học Ba Tư ấy mà ngày nay ta được biết, ngay từ hồi thế kỷ 13, chiến thắng của Kiefce-Kue (Giao Chỉ quốc) đánh bại Tugan (Thoát Hoan) buộc y phải tháo chạy về Lukin-fu (Long Hưng phủ ởGiang Tây, Trung Quốc) đã vang vọng đến miền Tây Á xa xôi, khiến nhà sử học thành Hamadhan gần Teheran ấy phải ghi lại trong bộ Sử biên niên của ông bằng thứ chữ Ba Tư cổ, không dễ đọc, dễ hiểu chútnào đối với một người Việt Nam đương đại!

Không lâu trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc cuốn sách đó và hỏi thăm về hai tác giả Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm. Mới đây, tháng 5.2006, nhân kỷ niệm 100 năm Đại học Đông Dương, công trình khoa học nổi tiếng nói trên của Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm đã được Đại học Quốc gia Hà Nội tặng giải thưởng.

Giáo sư sử học Phan Đại Doãn kể: "Vào thời kỳ sơ tán ở Đại Từ, Thái Nguyên, khi anh Tấn chưa đầy 30 tuổi, tôi hay trò chuyện với cụ Trần Lê Hữu, một nhà Hán học vui tính. Có lần tôi hỏi: Bác xem tướng bọn trẻ chúng cháu, thấy thế nào ạ?. Cụ Trần Lê Hữu trả lời: Mình cũng đã từng đèn sách, lều chõng đi thi, nhưng vẫn phải phục chữ nghĩa Hán học của Tấn đấy!”.

Am tường chữ Phạn và Phật học

Một cuộc khai quật khảo cổ học vào thập niên 1960.
Một cuộc khai quật khảo cổ học vào thập niên 1960.
Một công trình khác của Hà Văn Tấn cũng khiến giới sử học xôn xao, đó là bài viết Từ một cột kinh Phật năm 973 vừa phát hiện ở Hoa Lư in trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 76 (1965) khi tácgiả mới 28 tuổi. Cột kinh này là một trụ đá tám mặt, trên các mặt đều có khắc chữ Hán. Vì đá mềm, bị vùi lâu dưới đất nên một số chỗ trên trụ hỏng nát, không nhận rõ mặt chữ. Hà Văn Tấn đã viết lạithật rõ các chữ Hán để đưa in, rồi dịch ra âm Hán - Việt. Và điều khó hơn nhiều là phục nguyên Phạn văn, bởi lẽ bản kinh chữ Hán khắc ở Hoa Lư kia chỉ là dùng chữ Hán để phiên tiếng Phạn mà thôi. Rồiphân tích ý nghĩa. Tiếng Phạn (Sanscrit/Pali) là cổ ngữ Ấn Độ, ngay cả người Ấn cũng chẳng mấy ai đọc được! Chỉ có những nhà bác học mới mong đọc hiểu. Sở dĩ Hà Văn Tấn đọc nổi là do anh đã âm thầmtự học tiếng Phạn qua tiếng Đức từ năm 20 tuổi!

Về sự thông thạo chữ Hán, tiếng Phạn và am hiểu Phật học của giáo sư Hà Văn Tấn, bác Nguyễn Vinh Phúc kể một chuyện lý thú. Hay thăm các chùa, đền ở Hà Nội, khi gặp các chữ Hán khó trên hoành phi, câu đối, bác Phúc thường tìm đến hỏi "ông bạn trẻ thông thái" và đều được giải đáp ngay, rành rọt, chính xác.

- Trên một số đôi câu đối - bác Phúc nói - có những chữ lục thức hay bát thức, vậy chúng khác nhau ra sao?

- Lục thức, theo giáo lý Tiểu thừa, gồm: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý - Hà Văn Tấn trả lời - Giáo lý Đại thừa thêm vào hai thức nữa: mạt-na và a-lại-da. Mạt-na tiếng Phạn là mâna nghĩa là tự nhận thức một cách trực giác, tương tự như aperception (tổng giác) trong triết học phương Tây. Còn a-lại-da trong tiếng Phạn là alaya nghĩa là gồm chứa; có thể coi đó là một dạng hiện tượng luận trong triết lý Phật giáo.

- Trong Chợ Trời ở phố Thịnh Yên có ngôi chùa Vua chỉ thờ riêng tượng Đế Thích mà thôi, tại sao?

- Đây là một bằng chứng của tín ngưỡng Đế Thích. Đế Thích trong tiếng Phạn là Indra. Indra (Đế Thích) và Brahma (Phạm Vương/ Phạm Thiên) vốn là hai vị thần Ấn Độ thời Veda được hoà nhập vào thần điện Phật giáo. Ở các chùa Việt Nam thấy có tượng hai vị thần này, đặt hai bên tượng Cửu Long. Đế Thích là chúa tể tầng trời Điêu Lợi Thiên ở cõi Dục giới. Còn Phạm Thiên là chúa tể tầng trời Đại Phạm Thiên ở cõi Sắc giới. Vì là chúa tể nên cũng coi như vua, do vậy hai vị được tạc tượng theo dạng vua: áo cổn, mũ miện... Tuy nhiên, ở Việt Nam, cũng như một vài nước theo Đại thừa, còn có tục thờ riêng Đế Thích. Hà Nội có chùa Vua, Hưng Yên có quán Đế Thích ở La Chàng (Ân Thi) và đền Đế Thích ở Liêu Hạ (Mỹ Văn)... Ở Nhật Bản cũng có tín ngưỡng thờ riêng Đế Thích gọi là Taishakuten...

Nhờ có trí nhớ tuyệt vời, Hà Văn Tấn dễ dàng đọc hiểu 7 ngoại ngữ.

Chứng minh nguồn gốc bản địa của văn hoá Đông Sơn

Rất thành công trong sử học, nhưng chính những công trình khảo cổ học mới mang lại cho Hà Văn Tấn Giải thưởng Hồ Chí Minh. Cuốn “Theodấu các văn hoá cổ” lý giải nhiều vấn đề về văn hoá tiền Đông Sơn như văn hoá Gò Mun, văn hoá Đồng Đậu, văn hoá Phùng Nguyên, chứng minh tính bản địa của các văn hoá ấy.

Đây là một công việc vô cùng khó, bởi vì, trước Hà Văn Tấn, một số học giả nước ngoài có tiếng tăm đã ra sức biện luận rằng nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ kia không hề có… nguồn gốc bản địa Việt Nam! O. Janse tìm nguồn gốc văn hoá Đông Sơn ở một tộc người trên thảo nguyên Âu - Á. Còn, theo B. Karlgren, thì văn hoá Đông Sơn bắt nguồn từ văn hoá sông Hoài bên Trung Quốc. Rồi R. Heine-Geldern lại cho rằng kẻ sáng tạo ra văn hoá Đông Sơn là người Tokhara đã đến Việt Nam sau một cuộc thiên di dài dằng dặc từ bờ... Hắc Hải!

Hà Văn Tấn không tán thành những lập luận ấy. Nhưng muốn bác bỏ, thật không đơn giản chút nào! Cần tích luỹ cho được hàng vạn chứng cứ vững chắc qua hàng chục năm ròng rã đi điền dã, lại còn phải biết vận dụng thành thạo những phương pháp nghiên cứu mới nhất để rồi biện luận chặt chẽ, không ai bắt bẻ được. Trong hàng loạt bài báo khoa học của mình, Hà Văn Tấn đã chứng minh một cách đầy thuyết phục rằng văn hoá Đông Sơn là sự tiếp tục phát triển lên từ các văn hoá tiền Đông Sơn mà các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện. Trước văn hoá Đông Sơn là văn hoá Gò Mun. Trước văn hoá Gò Mun là văn hoá Đồng Đậu. Trước văn hoá Đồng Đậu là văn hoá Phùng Nguyên.

Ta có thể tìm đọc các bài viết của Hà Văn Tấn như: Văn hoá Phùng Nguyên và nguồn gốc dân tộc Việt, Người Phùng Nguyên và đối xứng, Từ gốm Phùng Nguyên đến trống đồng, v.v... Qua những bài viết ấy, với vô số hình vẽ tỉ mỉ, viện trưởng Viện Khảo cổ học Hà Văn Tấn đã chứng minh rằng, xét về mặt từ vựng và ngữ pháp thì ngôn ngữ đồ gốm Phùng Nguyên tương đương với ngôn ngữ đồ đồng Đông Sơn. Ngôn ngữ đó chính là các hoạ cảnh và hoạ tiết trang trí.

Có kiến văn uyên bác về các thời đại xa xăm, nhưng ông cũng là người luôn bắt kịp những tri thức hiện đại. Ngay trong những năm chiến tranh chống Mỹ, ông đã tìm đọc các tài liệu về khảo cổ học thống kê của Nga và Mỹ, rồi soạn ra giáo trình toán xác suất thống kê trong khảo cổ học và bắt đầu giảng cho sinh viên về chuyên ngành mới này. Ông cũng là người sáng lập bộ môn Phương pháp luận sử học ở khoa sử.

Gắn bó với nghề dạy học suốt nửa thế kỷ, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

Bức hoành phi do hoàng đề Khang Hy viết tặng

Hà Văn Tấn sinh ra trong một dòng họ Nho học lớn ở Hà Tĩnh. Giữa từ đường họ Hà ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh hiện vẫn còn treo bứchoành phi sơn son khắc ba chữ Hán thếp vàng NHƯỢC XUNG THIÊN do chính tay Hoàng đế Khang Hy, một ông vua "văn hay chữ tốt" của nước Đại Thanh, tự tay mình viết tặng cụ Hà Tông Mục khi cụ làm chánh sứnước Đại Việt đời nhà Lê đến Bắc Kinh năm 1703. Ý nghĩa của ba chữ ấy là: "Khiêm nhường tưởng chừng mềm yếu song nung nấu ý chí mạnh mẽ ngút trời cao! Ứng đối ôn hoà, cố giữ mối quan hệ láng giềngthân thiện giữa hai nước nhưng, trong vấn đề chủ quyền và lãnh thổ, thì không chịu lùi một phân!". Lời lẽ thông tuệ mà chí lý của chánh sứ Hà Tông Mục khiến Hoàng đế Khang Hy phải cảm phục.

Cũng trong từ đường này có treo đôi câu đối của tiến sĩ Phan Thanh Giản kính tặng: "Khai hoa sự nghiệp duy tiền bối/ Tuyệt thế văn chương tất đại gia". Không ít người trong "đại gia" này đạt tới mức "tuyệt thế văn chương" được khắc họ tên trên bia đá ở Văn Miếu (Hà Nội) cũngnhư Văn Thánh (Huế). Bậc "tiền bối" khoa bảng mà Hà Tông Mục kế tục sự nghiệp là tiến sĩ Hà Tông Trình, vị đại quan từng giữ các chức thượng thư bộ Binh, bộ Hình kiêm tế tửu Quốc tử giám đời Lê Thánh Tông, giúp vua Lê soạn bộ luật Hồng Đức nổi tiếng. Người họ Hà đỗ đại khoa trong khoa thi Nho học cuối cùng ở nước ta vào năm Kỷ Mùi (1919) là cụ phó bảng Hà Văn Đại, bác ruột giáo sư Hà Văn Tấn.

Nguồn: sgtt.com.vn, 28/08/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.