Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 27/05/2020 16:15 (GMT+7)

Hà Giang: Hội thảo tư vấn phản biện đánh giá hiệu quả “hồ treo”

Ngày 25/5/2020, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội thảo TVPB: Đánh giá hiệu quả “hồ treo” cấp nước sinh hoạt cho nhân dân tại vùng khan hiếm nước thuộc 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh. Tham dự hội thảo có đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, UBND các huyện thuộc vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang.

Bốn huyện vùng cao núi đá phía Bắc tỉnh Hà Giang gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc có diện tích 2.352,7 km 2, dân số trên 30 vạn người, chiếm 36,49% dân số toàn tỉnh.

Description: C:\Users\Dell\Desktop\IMG_2136.jpg

Quang cảnh hội thảo

Do đặc điểm của địa hình triền núi dốc, đá khối tai mèo, xen kẽ những thung lũng sâu, đáy thường là những hố sụt, trên bề mặt không tồn tại mạng lưới sông, suối, nước ngầm vừa nghèo lại vừa nằm sâu dưới lòng đất; lượng mưa hàng năm không lớn dẫn đến khu vực 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang thiếu nước trầm trọng cho sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt là vào các tháng mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau).

Tại hội thảo, các đại biểu đã làm rõ những vấn đề về thực trạng, hiệu quả của “hồ treo” cấp nước sinh hoạt cho nhân dân tại vùng khan hiếm nước, đồng thời kiến nghị với các cấp có thẩm quyền giải pháp nhằm tăng cường, hiệu quả việc quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả bền vững “hồ treo” cấp nước sinh hoạt cho đồng bào các dân tộc tại vùng khan hiếm nước của tỉnh.

Theo các đại biểu, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng các công trình “hồ treo” trên địa bàn tỉnh, kịp thời đề xuất với cấp có thẩm quyền xử lý những vấn đề yếu kém trong công tác quản lý đầu tư xây dựng; đặc biệt là những công trình “hồ treo” kém chất lượng, không hiệu quả, thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước;

Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với MTTQ, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư, các cơ quan thông tin đại chúng trong việc giám sát chất lượng, hiệu quả các công trình “hồ treo” được đầu tư xây dựng tại cơ sở;

Các cơ quan chuyên môn của tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn giúp đỡ các địa phương xử lý nguồn nước “hồ treo” đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn cho sức khỏe người dân trước khi sử dụng; đề nghị UBND tỉnh giao cho Liên hiệp các Hộị KH&KT tỉnh tổ chức giám định xã hội độc lập hiệu quả đầu tư 100% công trình “hồ treo” đã đầu tư trên địa bàn tỉnh, đề xuất phương án xử lý chất lượng nguồn nước đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn cho nhân dân trước khi sử dụng./.

Tác giả: Cao Hồng Kỳ

Xem Thêm

Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi)
Ngày 23/10, Liên hiệp Hội tỉnh đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp Hội tỉnh và các chuyên gia TVPB ở tỉnh.

Tin mới

Thái Bình: Hội thảo về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên
Chiều 07/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học: “Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Đồng Thụy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Trần Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nguyễn Đức Luận đồng chủ trì hội thảo
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
Mô hình địa đạo Củ Chi – Một sáng tạo sinh động và hữu ích
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), bắt nguồn từ mong muốn được góp phần khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; đặc biệt, để kiến thức lịch sử được sinh động hóa, một nhóm các em học sinh PTCS Cầu Giấy, Hà Nội đã thiết kế “Mô hình địa đạo Củ Chi”.
Hà Nội xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi lần thứ 20
“Mô hình Địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng Pin năng lượng mặt trời, đây là sản phẩm STEM điển hình trong việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo ra trải nghiệm tốt nhất giúp học sinh trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử… đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.