Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 30/09/2024 08:55 (GMT+7)

Hà Giang: Góp ý dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Ngày 26/9, Liên hiệp hội tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh và các chuyên gia TVPB ở trung ương, ở tỉnh.

tm-img-alt

Lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh và các chuyên gia TVPB ở trung ương, ở tỉnh tham dự hội thảo.

Các đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung của dự thảo Luật. Tuy nhiên, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý, bổ sung một số vấn đề, nội dung để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tiễn, cụ thể: (1) Dự thảo Luật chưa quy định về đối tượng áp dụng nên đề nghị bổ sung 01 điều vào sau Điều 1 của dự thảo Luật quy định về đối tượng áp dụng Luật này áp dụng đối với cáccơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia lập, thẩm định, quyết định,phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thônvà cáccơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan”; (2) Về nguyên tắc trong hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn (tại điểm b khoản 1 Điều 7 dự thảo luật), đề nghị chỉnh sửa nội dung “Quy hoạch phân khu phải phù hợp với quy hoạch chung” bằng cụm từ “Quy hoạch phân khu phải cụ thể hoá các nội dung tại quy hoạch chung”, vì quy hoạch cấp thấp hơn phải cụ thể hoá các định hướng của quy hoạch cấp cao hơn, mặt khác cụm từ “phù hợp” là rất chung chung, không “cụ thể”; (3) Nội dung quy định tại Điều 8 dự thảo Luật (Về việc bảo đảm sự phù hợp, tuân thủ của dự án đầu tư xây dựng với quy hoạch đô thị, nông thôn trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch đô thị và nông thôn), đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu quy định rõ nghĩa hơn và đảm bảo tính thống nhất về diễn giải ngôn từ giữa tiêu đề và nội dung Điều 8 để không gây ra khó hiểu trong thực hiện Luật sau này; (4) Việc quy định cụ thể về kinh phí/ngân sách cho các hoạt động quy hoạch tại Điều 11, Điều 12 của dự thảo Luật là quá chi tiết mà không cần thiết, dẫn đến trùng lặp, không thống nhất với các quy định trong Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan, vì vậy đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu chỉnh sửa cho phù hợp; (5) Việc quy định các hành vi bị cấm tại Điều 14 dự thảo Luật cấm không thực hiện đúng quy định của Luật này” là chưa đầy đủ và chưa toàn diện, vì thế đề nghị Cơ quan soạn thảo Luật bổ sung thêm cụm từ “không thực hiệnđúng quy định của Luật này và pháp luật kháccó liên quan vào các khoản 1, 5 và 7 Điều 14 dự thảo Luật cho đầy đủ; (6) Đối với quy hoạch chung xã (Điều 28), đề nghị không nên lập riêng đối với tất cả các xã mà nên giao cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với xã (có đặc thù về quy mô dân số, diện tích, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, điều kiện tự nhiên, cảnh quan) cần phải lập quy hoạch chung xã trong nhiệm vụ quy hoạch chung huyện và quy định phân cấp trong trường hợp cần điều chỉnh cục bộ, nội dung quy hoạch chung xã được tích hợp trong quy hoạch chung huyện, như thế Uỷ ban nhân dân cấp huyện mới có thể chủ động thực hiện kịp thời và đáp ứng yêu cầu thực tiễn; (7)

Về việc lấy ý kiến Bộ Xây dựng đối với quy hoạch (khoản 4 Điều 36), đề nghị chỉ áp dụng đối với đô thị loại II trở lên và đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương loại III nhằm nâng cao tính chủ động, chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương cũng như đẩy mạnh công tác giám sát của Bộ Xây dựng đối với công tác quản lý quy hoạch của các địa phương trong cả nước; (8) Về thẩm quyền phê duyệt quy hoạch (khoản 5 Điều 41), để đảm bảo thực hiện đúng chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh sửa lại cụm từ “báo cáo Hội đồng nhân dân” bằng cụm từ “trình Hội đồng nhân dân thông qua” trước khi phê duyệt; (9) Đề nghị bổ sung thêm nội hàm của một số cụm từ trong phần giải thích từ ngữ: “Đô thị làkhu vực lõi – trung tâm của các thành phố, thị xã, thị trấn…”, “Nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở…”; (10) Quy định về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch tại Điều 61 là chưa cụ thể: “chỉ kiểm tra, hướng dẫn, giải quyết, xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng” là không phù hợp, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung, làm rõ trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp trong tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và nông thôn ở địa phương.

Các ý kiến tham gia đối với dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn được Liên hiệp hội Hà Giang tổng hợp, báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh để phản ánh về Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và kiến nghị với Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 diễn ra trong tháng 10/2024./.

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.