Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 26/03/2007 22:06 (GMT+7)

GSVS Trần Huy Liệu người sáng lập Hội Khoa học lịch sử Việt Nam

Năm 1953 ông được cử làm Trưởng ban Văn - Sử - Địa, một tổ chức chỉ đạo và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đó là tổ chức tiền thân của Viện KHXH hiện nay (trước đó là Uỷ ban KHXH, rồi Trung tâm KHXH & NV Quốc gia) và Ban sử là tổ chức tiền thân trực tiếp của Viện sử học Việt Nam thành lập năm 1959 mà ông là Viện trưởng. Năm 1966 GSVS Trần Huy Liệu là người sáng lập Hội khoa học lịch sử Việt Nam mà ông là vị Hội trưởng đầu tiên.

Nền sử học Mácxít hiện đại Việt Nam đã được chuẩn bị từ trước cách mạng tháng Tám 1945 với sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, với những tác phẩm vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp... vào nghiên cứu, lý giải những vấn đề lịch sử cận đại và hiện đại của đất nước, của dân tộc. Nền sử học hiện đại ra đời sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám với một đặc điểm nổi bật là những nhà trí thức cách mạng đã từng tham gia lãnh đạo cách mạng, góp phần cùng toàn dân sáng tạo ra lịch sử hiện đại Việt Nam chính là những nhà sử học mácxít đầu tiên nghiên cứu và ghi chép lại những trang sử cách mạng đó, những người đi đầu trong sự nghiệp xây dựng nền sử học hiện đại Việt Nam. GSVS Trần Huy Liệu cùng với GSVS Nguyễn Khánh Toàn, GS Đào Duy Anh, GS Hoàng Xuân Hãn, GS Phạm Huy Thông đã quá cố và đại tướng Võ Nguyên Giáp, GSNGND Trần Văn Giàu... là những nhà sử học khai sáng, những sử gia bậc thầy, bậc đàn anh của giới sử học Việt Nam.

Hội thảo khoa học “Sử học và cách mạng tháng tám”. Từ trái sang: GS Phan Huy Lê, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, GS Nguyên Đình Tứ... Về phương diện sử học, GSVS Trần Huy Liệu là một chuyên gia hàng đầu về lịch sử cận - hiện đại Việt Nam với nhiều công trình thu thập tư liệu và chuyên khảo lỗi lạc, xứng đáng với Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 và Huân chương Hồ Chí Minh. Tất cả những công trình, luận văn sử học của ông luôn luôn tiếp cận, phản ánh sự thật lịch sử một cách khách quan, trung thực với tính chiến đấu cao, mang sử bút kết hợp khí tiết nhà Nho với tinh thần cách mạng của một chiến sĩ cộng sản và phương pháp luận sử học mácxít. Có thể coi đó là phương cách sử học Trần Huy Liệu.

Hội thảo khoa học “Sử học và cách mạng tháng tám”. Từ trái sang: GS Phan Huy Lê, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, GS Nguyên Đình Tứ...

Các vị khách quý tham dự đại hội V, 2005. Từ trái sang: Đại tướng Nguyễn Quyết, GS. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, đồng chí Vũ Oanh, Bộ trưởng Phạm Quang NghịCố GSVS Trần Huy Liệu giữ vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết giới sử học Việt Nam. Với cương vị Viện trưởng Viện sử học Việt Nam và Hội trưởng Hội khoa học lịch sử Việt Nam, ông đã tập hợp được tất cả các nhà sử học, những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử vì mục đích xây dựng nền sử học, vì chức năng nghiên cứu lịch sử và đào tạo cán bộ, phổ biến trí thức lịch sử và giáo dục truyền thống dân tộc trong nhân dân, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá, hướng sử học vào nhiệm vụ phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Ông là một người bao dung, độ lượng, thông cảm, thấu hiểu hoàn cảnh và tâm tư, nguyện vọng từng con người và đã giúp đỡ tạo điều kiện cho không ít người vượt qua những khó khăn riêng tư để vượt lên trong học tập và nghiên cứu, cống hiến cho sự phát triển sử học. Trong giao tiếp và ứng xử, trong tổ chức và chỉ đạo các công trình khoa học, ông không bao giờ để cho ranh giới cơ quan, địa phương phân chia các nhà sử học, coi giới sử học cả nước như một nhà, một cộng đồng nghề nghiệp gắn bó với nhau trong sự nghiệp chung. GSVS Trần Huy Liệu là hiện thân của lòng nhân ái, của tính trung thực, được giới sử học coi như một người anh, người thầy kính mến và thân thiết. Hội KHLSVN đã đúc tượng đồng GS trao tặng cho gia đình và Viện Sử học.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, giới sử học cả nước xin bày tỏ tấm lòng kính trọng, tôn vinh và biết ơn đối với công lao cống hiến to lớn của GSVS Trần Huy Liệu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền sử học hiện đại Việt Nam cũng như trong việc sáng lập và đặt cơ sở đầu tiên cho sự ra đời và phát triển của HộiKHLSVN.

Các vị khách quý tham dự đại hội V, 2005. Từ trái sang: Đại tướng Nguyễn Quyết, GS. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, đồng chí Vũ Oanh, Bộ trưởng Phạm Quang Nghị

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.