GS.TS.Nhà giáo nhân dân Trần Quán Anh: Người thầy gieo những mùa xuân
Trái tim người thầy thuốc- thầy giáo
Những ngày cuối năm, phòng khám Tiết niệu và Nam học Tâm Anh vẫn khá đông bệnh nhân. Họ xếp hàng ngồi chờ để được GS Trần Quán Anh và các cộng sự “giải cứu” những chứng bệnh khó nói, hóa giải chứng vô sinh ám ảnh bấy lâu. Lần lượt bệnh nhân được GS mời vào phòng khám, rất nhiều người cúi gằm mặt bước vào phòng khám, nhưng khi trở ra đã với khuôn mặt nhẹ nhõm, chất chứa nhiều hy vọng. GS Trần Quán Anh là thế, ông chữa bệnh cho bệnh nhân bắt đầu từ liệu pháp tâm lý, từ sự lắng nghe người bệnh giãi bày để rồi phân tích và tìm ra phương pháp điều trị hữu hiệu nhất cho họ. Gặp GS người bệnh không còn thấy ngại ngần, mặc cảm mà họ hiểu rằng Namhọc cũng giống như bất cứ căn bệnh nào khác, nỗi đau sẽ được hoá giải sau một thời gian điều trị, nhờ sự động viên và tận tâm của người thầy thuốc.
Bước sang năm Tân Mão, Nhà giáo nhân dân một đời tâm huyết với nghề này đã ở vào tuổi “xưa nay hiếm”, thế nhưng ở ông vẫn hiện hữu sự tinh anh, trí tuệ và sâu lắng tình đời, tình người. Chả thế mà ông vẫn không cho phép mình được nghỉ ngơi, ông hiện vẫn là giảng viên cao cấp khoa Tiết niệu, Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức, Tổng thư ký Hội Tiết niệu-Thận học Việt Nam, Chủ tịch Hội Y học giới tính Việt Nam và tận tâm với cương vị giám đốc phòng khám Tiết niệu và Nam học Tâm Anh (30A, Lý Nam Đế, Hà Nội). Sau những buổi thuyết trình, những buổi đi chấm luận án tiến sĩ, GS lại khoác trên mình chiếc blouse trắng quen thuộc để đến với bệnh nhân. Ông biết, rất nhiều bệnh nhân vẫn cần đến ông mà ông thì không thể khoanh tay đứng nhìn những khuôn mặt thiểu não, những bi kịch cuộc đời cứ thế xảy ra chỉ vì chứng bệnh Nam khoa, vô sinh.…Ông cho biết, hiện nay cứ 100 cặp vợ chồng thì có khoảng 15 cặp vô sinh, mà trong đó trách nhiệm thuộc về nam giới chiếm 50%. Như vậy, tỉ lệ vô sinh của hai giới nam và nữ là ngang nhau. Hiểu được tâm trạng, nỗi đau “không con” của bệnh nhân, GS đã mang hết khả năng, trái tim người thầy thuốc để điều trị cho họ. Chồng giấy khám bệnh cứ đầy thêm lên, đồng nghĩa với nhiều bệnh nhân sẽ tìm được niềm vui sống, được hoàn thành nghĩa vụ của một người chồng, người cha còn với GS : “Một ngày tất bật, nhưng đầy ý nghĩa bởi khối óc, đôi bàn tay của tôi vẫn giúp được cho nhiều bệnh nhân. Còn niềm vui nào hơn khi cứ mỗi dịp Tết, tôi lại được đón các cặp vợ chồng tìm đến để khoe một đứa trẻ bụ bẫm, khoẻ mạnhvà để nói rằng cuộc sống của họ đang hạnh phúc, tròn đầy”.
Không chỉ đem đến niềm vui, hạnh phúc cho các “quý ông” bị vô sinh mà GS Trần Quán Anh còn giúp “níu giữ mùa xuân” cho bệnh nhân nam ở vào thời kỳ 40-50, mà theo nghiên cứu của giáo sư cùng các chuyên gia trong ngành gọi là “Hội chứng PADAM- Suy giảm một phần nội tiết tố sinh dục ở người nam có tuổi” (mãn dục nam (MDN). Trung tâm Nam học- BV Việt Đức đã tiến hành nghiên cứu về tính hiệu quả và an toàn của sản phẩm sâm Alipas chứa thảo dược Eurycoma Longifolia điều trị MDN ở bệnh nhân trên 40 tuổi do GS Trần Quán Anh làm chủ nhiệm đề tài. Kết quả nghiên cứu, sau thời gian sử dụng 8 tuần, cho thấy sản phẩm có tác dụng tốt với nam giới sau 40 tuổi, góp phần nâng cao thể trạng chất lượng cuộc sống, làm chậm và cải thiện quá trình MDN, hỗ trợ lợi mật, tăng cường chức năng gan, tăng sức đề kháng, kéo dài “tuổi xuân” cho các Ađam…GS tâm sự: Tôi đã dồn nhiều công sức, tâm huyết cho đề tài này, với mong muốn tìm được cách thức điều trị hiệu quả nhất, an toàn nhất và phù hợp nhất với người bệnh, giúp họ vượt qua “thời kỳ khó khăn” để đảm bảo chất lượng cuộc sống bền vững…
Sự tài hoa của người nghệ sỹ
Là “Người đương thời”, Nhà giáo nhân dân, Giáo sư, Tiến sỹ y học tài năng, song điều đáng quí là ở trong sự tài năng ấy còn có cả sự tài hoa của một người nghệ sỹ. Gần 50 năm nghề, đôi bàn tay tài hoa như có phép thuật đã chắp cánh cho các tài năng y khoa vững chãi bay vào cuộc đời, họ là những tiến sĩ, bác sĩ…, trong đó có cả Đặng Thuỳ Trâm- nữ sinh đã gieo vào lòng bao thế hệ niềm tự hào, cảm phục khôn nguôi về một lương y giàu nghị lực, bản lĩnh và niềm tin, niềm yêu cuộc sống.
Nói về sinh viên Đặng Thuỳ Trâm, GS Trần Quán Anh còn nhớ như in nhữngkỷ niệm không thể quên của hai thầy trò. Ngày ấy, ông được trường ĐH Y phân công phụ trách đội văn nghệ, trong đó có Thuỳ Trâm tham gia. Đặng Thuỳ Trâm hát hay và duyên dáng, sâu lắng với các nhạc phẩm “Nhạc rừng”, “Quê em miền Trung du”, “Con kênh xanh xanh”… Những năm 1961-1964, đội văn nghệ trường Y nổi tiếng nhất trong các trường đại học ở Hà Nội. Không chỉ biểu diễn tại trường, đội văn nghệ còn đi biểu diễn ở nhiều nơi như Lạng Sơn, Hải Phòng, Hà Tây, có khi còn bán vé lấy tiền để ủng hộ cho phong trào y tế của địa phương. Thầy Quán Anh đóng vai trò như một người tổng đạo diễn, sắp xếp lịch biểu diễn của đội sau các giờ chuyên môn.
Đặng Thuỳ Trâm đã khóc khi xem vở kịch “Tiền tuyến gọi” của tác giả Trần Quán Anh. Những dòng nhật ký đầy trăn trở của chịcũng có nhắc đến hai bác sĩ mới ra trường Hương Giang, Vũ Khiêm với ham muốn cống hiến tất cả cho đất nước - chính là các nhân vật trong “Tiền tuyến gọi”. Khi tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị năm 1972, tác giả Trần Quán Anh còn viết lên những câu thơ chứa chan cảm xúc nói về những nữ sinh, y bác sĩ ngành Y tham gia cuộc chiến chống Mỹ cứu nước trong bài thơ “áo em màu tím” của mình:… Đã đi qua, những vạt đồi loang đỏ. Khói bom còn khét đọng mỗi lùm cây. Pháo sáng in hình bóng cô gái nhỏ. Vẫn băng qua đường, túi thuốc nặng bên vai. Rừng Trường Sơn bạt ngàn màu lan tím. Thêm mỗi bước đường, thêm một vần thơ. Trăng thêm sáng, đường hành quân bước tiếp. Thêm những chiến công đang ấp ủ mong chờ …
Vở kịch “Tiền tuyến gọi” ra đời năm 1966 đã thực sự chinh phục được trái tim của hàng triệu đồng bào, đồng chí thời bấy giờ. Đoàn kịch Hà Nội đã dàn dựng và mang vở kịch đi biểu diễn khắp nơi, tạo nên một tiếng vang lớn. Đạo diễn Phạm Kỳ Namđã giúp “Tiền tuyến gọi” trở thành một tác phẩm điện ảnh sau đó không lâu. Bộ phim đã giành giải kịch bản trong liên hoan phim châu á tại Campuchia năm 1970. Hồi ấy, thỉnh thoảng Trần Quán Anh còn làm thơ, những bài thơ viết ra từ tận đáy lòng của ông nên dào dạt tính nhân văn, tình yêu cuộc sống. Nhà thơ Tố Hữu, với cương vị Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương khi đó đã khuyên ông chuyển sang nghiệp cầm bút, nhưng rồi suy đi nghĩ lại, Trần Quán Anh quyết định mình phải theo nghiệp cầm dao mổ. Quyết định này đã làm mất đi một nhà biên kịch nhưng đem đến một bác sĩ tài ba, một trong những người xây dựng nên ngành tiết niệu học, và sau này là người khai sinh khoa Nam học ở Việt Nam.
Mải miết đem hoa thơm để làm đầy túi mật ngọt cho đời, vị GS đáng kính trở thành “ân nhân” của không biết bao nhiêu gia đình. Đôi bàn tay vàng và trái tim nồng ấm yêu thương của GS đã gieo những mùa xuân nồng ấm cho người, cho đời. Ông núi: Hạnh phúc nhất với tôi chính là cuộc sống của các gia đình bệnh nhân đầy ắp những nụ cười cùng tiếng bi bô của con trẻ. Những ngày Tết, họ tìm đến tôi để “báo cáo” thành quả, tôi chợt quên hết những khó khăn, vất vả chỉ thấy mình có thêm nhiều người thân, nhiều niềm vui sống…