Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 22/02/2006 23:57 (GMT+7)

GS.TSKH Trần Đình Long – Nhà khoa học của những điều lớn lao và giản dị

Cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi gặp ông đó là vẻ bình thản và có chút gì đó chậm rãi, nhưng rất sâu lắng của một giảng viên đại học, một anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. 50 năm học tập và giảng dạy tại Trường đại học Bách Khoa, cuộc đời ông gắn với bộ môn Hệ thống điện - bộ môn cũng vừa được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng.

Mơ ước giản dị - việc làm lớn lao

Ông sinh ra ở Bình Định nhưng sau này được tập kết ra Bắc học tập và là lứa sinh viên khoá đầu tiên của Trường đại học Bách khoa Hà Nội. Sau đó, ông học chuyển tiếp đại học và nghiên cứu sinh ở trường đại học Năng lượng Maxcơva. Khi dự án xây dựng thuỷ điện Hoà Bình được lập ra từ năm 70 lúc đó ông học ở Nga nhưng luôn nghĩ cách phải tải điện như thế nào để các vùng miền trong cả nước đều có điện.

Tết năm 1992, khi Tổng bí thư Đỗ Mười và Bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Thế Duyệt đến thăm nhà và đề nghị ông nghiên cứu, đưa điện vào miền Trung, miền Nam ông thấy rất vui. Kế đó Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt lúc bấy giờ cũng khẳng định: Chính phủ thống nhất chủ trương làm (có nghĩa là tải điện) và sẽ lo về kinh phí, dư luận xã hội… Các anh phải lo về tính khả thi.

Như lúa hạn gặp nước nhưng cùng với niềm vui hân hoan đó, tâm trạng của GS Long rất căng. Ông đã mường tượng ngay được những khó khăn sẽ gặp phải, và đúng như vậy, kế hoạch của ông không nhận được sự thống nhất trong giới khoa học. Với chiều dài 1500km, đây là chiều dài 1/4 bước sóng, rất hay sảy ra tình trạng điện áp không ổn định, không cho phép vận hành trôi chảy vì những thông số kỹ thuật luôn thay đổi. Thứ nữa, với chiều dài này, chưa một nước nào trên thế giới dám làm xong ngay một lần, mà thường thường, người ta làm vài trăm kilômet, đóng điện dùng dần, rồi lại làm tiếp.. Một lo lắng nữa chính là khả năng làm chủ khoa học kỹ thuật của ta còn yếu? Nhìn sang một nước tiên tiến nhất như Mỹ, có đường dây xây dựng xong nhưng không thể đưa vào sử dụng vì hiệu quả kinh tế thấp. Còn ở ta dự toán kinh phí đầu tư lên tới 5500 tỷ đồng nhưng sau đó mà bị xếp xó thì có tội lớn với đất nước.

Từ trách nhiệm lớn, không quản ngày hay đêm, ông cùng tập thẻ kỹ sư, công nhân ngành điện lăn lộn trên những vùng núi cao, địa hình hiểm trở bất kể ngày đêm để đưa ra thông số chính xác, xây dựng xong đường dây điện huyết mạch trong thời gian ngắn kỷ lục: 2 năm. Ông nói: “Có lẽ suốt đời tôi không quên được khoảnh khắc đóng điện cho đường dây 500kV. Không thể đóng điện ở ở Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh mà phải đóng điện ở giữa đường dây. Vì công việc, lúc đó tôi không ở Việt Nam nhưng tôi luôn để điện thoại và chờ tin tức anh em báo về. Lúc đó là nửa đêm, anh em chỉ nói một câu: mọi chuyện ổn cả. Bất giác tôi cảm thấy có cái gì đó len lỏi vào từng tế bào. Cảm giác đó có lẽ thăng hoa nhất cuộc đời tôi”.

Đường dây 500kV đi vào hoạt động, đưa Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng quốc tế về lưới điện lớn. Hiệu quả mang lại của đường dây lớn hơn sự mong đợi của chính ông: Chỉ trong vòng ba năm, nó không những hoàn lại số vốn khổng lồ để xây dựng mà còn làm lợi hơn 1000 tỷ đồng nữa nếu so với kinh phí khi sản xuất điện bằng đầu điêzen. Đường dây này còn giúp thống nhất hệ thống điện ba miền và là tiền đề để thành lập Tổng công ty điện lực Việt Nam ngày nay.

Còn nhiều trăn trở

Bây giờ ở thành phố, điện đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống nhưng nhiều vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, dân vẫn chưa được hưởng điện sinh hoạt. Đi công tác nhiều, chứng kiến cảnh nhân dân sống dưới chân đường điện 500kV mà vẫn chịu cảnh tối tăm, lòng ông đau quặn. Trăn trở của ông hiện nay là càng sớm càng tốt phải đưa điện về tận nhà cho nông dân thông qua chính sách trợ giá cho họ. Những suy nghĩ đó của ông khiến chúng tôi cảm phục tấm lòng của một nhà khoa học luôn làm những điều lớn lao nhưng luôn đồng cảm với cuộc sống của những người dân nghèo, những người hàng ngày nhìn thấy điện mà vẫn chưa được dùng điện.

Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 2 (1824), 6/1/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

TSKH Nghiêm Vũ Khải:Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.