Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 20/05/2022 15:06 (GMT+7)

GS.TS.BS Hoàng Bảo Châu: Một đời vì y học cổ truyền

GS.TS.BS Hoàng Bảo Châu được giới chuyên môn và người bệnh đánh giá cao về tài năng và y đức. Là bậc thầy của nền Đông y nước nhà.

Bên cạnh công tác khám chữa bệnh; Giáo sư Hoàng Bảo Châu còn rất tâm huyết với việc nghiên cứu phục dựng và phát triển các diện bệnh trong y học cổ truyền, các phương pháp điều trị bệnh. Hiện tại, Giáo sư Hoàng Bảo Châu là tác giả của rất nhiều công trình nghiên cứu và các giáo trình y khoa. Ông nguyên là Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền Việt Nam.     

tm-img-alt

GS Hoàng Bảo Châu sinh ngày 12/12/1929 trên mảnh đất Hưng Yên nhưng “quê cha đất tổ” lại ở xứ Nghệ. Ông xuất thân trong gia đình tiểu thương.

GS Hoàng Bảo Châu thuộc thế hệ y, bác sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau khi tốt nghiệp khoa Đông y của Đại học Y Bắc Kinh, bác sĩ luôn phấn đấu; nỗ lực hết mình trong việc trau dồi kiến thức nghề y; nâng cao trình độ chuyên môn. Ông là người am hiểu tinh thông về các bệnh lý nội khoa, các phương thuốc cổ truyền và các kỹ thuật điều trị của Đông y như châm cứu; châm tê; xoa bóp; bấm huyệt, khí công…

Trong suốt quá trình công tác, nghiên cứu GS Hoàng Bảo Châu đã có rất nhiều nghiên cứu được ứng dụng thực tế làm phương pháp chữa bệnh; chăm sóc sức khỏe đem lại hiệu quả cao cho nhiều người bệnh. Đóng góp cho nền y học cổ truyền Việt Nam.

Trong những năm cống hiến và đóng góp vào sự phát triển của ngành Y học nước nhà, đặc biệt là Y học cổ truyền. Ông đã viết rất nhiều sách về Y học cổ truyền bằng ngôn ngữ hiện đại, nhà xuất bản Y học xuất bản gồm: Lý luận cơ bản y học cổ truyền (1995-1996), Phương thuốc cổ truyền (1995, 1997), Thuốc cổ truyền và ứng dụng lâm sàng (1999), Kim quỹ bệnh học (2012), Nội dung cơ bản của Nội Kinh (2016).

Trong đó về  sách nghiên cứu, có cuốn Châm cứu học trong Nội Kinh Nan Kính và sự tương đồng với y học hiện đại (2010-2014) thuyết minh hệ kinh lạc và hệ tuần hoàn máu

Từ điển và bách khoa thư, có cuốn Từ điển Danh từ thuật ngữ y dược cổ truyền - Phần Y học (2007), Bách khoa thư Hà Nội phần Hà Nội mở rộng - Tập 13 Y tế; Cố vấn Bí thư thành ủy, Chủ nhiệm Đào Xuân Tùng; Chủ biên trong Ban biên soạn phần Y tế Hoàng Bảo Châu; nghiệm thu 2016; được Chủ tịch Ủy ban Nhân daanTP. Hà Nội tặng bằng khen 2017, Bách khoa thư Bệnh học, Bộ Y tế - Tổng hội Y học Việt Nam, Phó Tổng biên tập phụ trách phần Đông y, đã hoàn thành các mục từ Đông y.

Là một thầy thuốc có tâm với nghề, làm việc trong lĩnh vực y học cổ truyền, GS Hoàng Bảo Châu luôn hết mình trong công tác khám chữa bệnh và nghiên cứu y học, thực hiện chủ trương “kế thừa, phát huy, phát triển y học dân tộc cổ truyền, kết hợp y học dân tộc cổ truyền và  y học hiện đại để tăng cường khả năng phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân, xây dựng nền y học Việt Nam”. Với ông người thầy thuốc muốn tinh thông nghề nghiệp phải tự mình có ý thức học tập, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao y thuật, rèn luyện y đức suốt đời để mỗi ngày một giỏi hơn, hết lòng tận tụy, tận tâm với nghề. Ông nhận thấy việc truyền lửa cho thế hệ thầy thuốc trẻ yêu nghề và theo đuổi nghề y cổ truyền là việc hết sức cần thiết và cần sự chung sức, giúp đỡ của cả cộng đồng xã hội.

Nghề giáo và nghề y vẫn được xã hội tôn vinh là hai nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Và ông đã gắn bó đời mình với những giá trị nhân văn nhất của hai nghề này, đặc biệt là nghề làm thuốc, đó còn là cơ duyên, nó đến và hun đúc một cách rất tự nhiên mà không phải ai cũng có được. Kinh Dịch có nói “Tích thiện dư khương”, làm mọi việc thiện sẽ được hưởng mọi điều tốt lành. Trong cuộc sống hiện đại, còn nhiều người thầy thuốc cống hiến sức mình cho y học, họ đã thầm lặng giúp đỡ cho những cá nhân kém may mắn hơn mình bằng chính mồ hôi nước mắt và sự hy sinh, trong đó có GS Hoàng Bảo Châu.

Cuộc đời GS Hoàng Bảo Châu như một dòng chảy, lúc tĩnh lặng, lúc lại đổ dồn. Trong suốt quá trình làm việc và nghiên cứu, ông đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp phát triển y tế và y học nước nhà. Ông cũng góp phần đào tạo ra những thầy thuốc trẻ liên tục kế thừa và phát huy những kinh nghiệm quý báo của nền y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Giờ đây đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng GS Hoàng Bảo Châu vẫn tiếp tục có những đóng góp cho ngành y. Người thầy thuốc ấy vẫn cả đời cần mẫn như con tằm nhả tơ, con ong làm mật chắt chiu ươm mầm cho cuộc đời. Dù trải qua nhiều khó khăn gian khổ, nhưng niềm đam mê và tâm huyết với nghề y vẫn luôn rực sáng trong trái tim người thầy thuốc.

Với nhiều cống hiến như vậy, GS Hoàng Bảo Châu đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội về thành tích trong viết Bách khoa thư Hà Nội phần mở rộng - Tập Y tế; Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông (Bộ Y tế) năm 2011.

Danh hiệu “Thành tựu cống hiến cho hoạt động Hội Y học quốc gia” tại Hội nghị MASEAN 18 (Hội nghị Hội Y học các nước Đông Nam Á) - Giải thưởng Dr. M.K. Rajakumar do Hội Y học Malaysia tặng (2018); Danh hiệu Trí thức tiêu biểu Tổng hội Y học Việt Nam lần thứ nhất năm 2019.

Xem Thêm

Người ươm mầm khoa học kỹ thuật Việt Nam
Giáo sư, viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Nhà khoa học, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Giải thưởng Hồ Chí Minh , giải thưởng Lúa thế giới; Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Nghĩa lớn!
GS.VS Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học lớn, người đặt nền móng cho ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ nhiệm Báo Khoa học và Đời sống.
Giáo sư Trần Đại Nghĩa: ba cách tiếp cận đặc sắc
GS Trần Đại Nghĩa là một nhân vật lịch sử. Một vị tướng được phong trong 10 thiếu tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Một nhà khoa học với những công trình nghiên cứu và chế tạo vũ khí để đương đầu với những cường quốc khoa học và quân sự. Một con người đã từ bỏ sự nghiệp khoa học và cuộc sống đủ đầy ở phương Tây để trở về đóng góp cho cuộc kháng chiến của dân tộc trong thế kỷ 20.
Nhớ lại kỉ niệm với Giáo sư Trần Đại Nghĩa!
Đêm trước ngày Đại hội Liên hiệp hội TP. Hồ Chí Minh lần thứ nhất (1986), GS. Trần Đại Nghĩa có vẻ ưu tư lắm và dường như không ngủ được, Ông gọi tôi sang phòng, pha một ấm trà, hai thầy trò nói chuyện với nhau đến rất khuya. Câu chuyện bắt đầu từ viêc sửa sang, chỉnh lý lại 2 bài phát biểu để ông và tôi ngày mai sẽ đọc tại Đại hội. Sau đó là những câu chuyện về khoa học và đất nước…
Hồn quê: Tác phẩm tranh xuất sắc làm từ bẹ chuối
Tranh làm từ bẹ chuối là ý tưởng sáng tạo độc đáo của em Phan Tuấn Khang, Trường THPT Nguyễn Văn Côn (huyện Gò Công Đông). Sản phẩm vừa đoạt giải Ba Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng tỉnh Tiền Giang lần thứ XIV (2021 – 2022), vừa giải Ba Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên và nhi đồng toàn quốc.
Phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam vững mạnh
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam hiện có 93 Hội ngành toàn quốc, 63 Liên hiệp Hội tỉnh, thành phố; 607 tổ chức KH&CN trực thuộc; 03 đơn vị thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam, ông Phạm Quang Thao – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết tại Hội nghị Hội đồng Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam lần thứ 5 (khóa VIII).
Người đặt nền móng xây dựng Liên hiệp Hội Việt Nam
Hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam - Liên hiệp Hội Việt Nam (26/3/1983-26/3/2023), vusta.vn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc về cuộc đời và sự nghiệp Giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa - Người đặt nền móng, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp Hội Việt Nam (nhiệm kỳ 1983-1988).

Tin mới

Đắk Lắk: Triển khai Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 11
Cuộc thi do Liên hiệp hội tỉnh cùng Sở Khoa học và Công nghệm, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn Đắk Lắk phối hợp thực hiện. Cuộc thi dành cho đối tượng là tất cả các em thanh thiếu niên, nhi đồng trong tỉnh từ 6 – 18, khuyến khích các em nhỏ tuổi, vùng sâu, vùng xa tham gia.
Tiền Giang: Đổi mới việc phân bổ giải thưởng Cuộc thi lần thứ XV
Điểm mới so với những lần tổ chức Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên và nhi đồng (gọi tắt là Cuộc thi) cấp tỉnh trước đây là kể từ Cuộc thi lần thứ XV (2022 – 2023), cơ cấu và số lượng giải thưởng không phân bổ đều cho các huyện, thị, thành mà dựa trên số lượng mô hình, sản phẩm thực tế tham dự của mỗi địa phương.
Trọng trí thức là thuộc tính của Đảng ta
Đất nước Việt Nam đang có một cơ đồ lớn để có thể thực hiện khát vọng đưa dân tộc đi tới phồn vinh. Hơn bao giờ hết chúng ta phải đủ khả năng biến tất cả những gì người Việt Nam có thành lợi thế trong sự nghiệp toàn cầu hóa, đưa đất nước đi lên. Trong sự nghiệp vĩ đại này, đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của một đảng chính trị đầy trí tuệ sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Tiềm lực của trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Hướng tới kỷ niệm 40 năm thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - LHHVN (26/3/1983 - 26/3/2023), Hội thảo “Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng và phát triển đất nước” được LHHVN tổ chức vào chiều ngày 23/3/2023 tại Hà Nội.
Một số kiến nghị chính sách, pháp luật về đội ngũ trí thức khoa học công nghệ
Trí thức được đề cập trong Nghị quyết 27 của Trung ương được định nghĩa như sau: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”.
Duyên nợ với Vusta
Hơn 20 năm trước, khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, tôi nhận học bổng của Vusta, nhưng chưa biết rằng sau này tôi đã gắn bó hơn nửa thời gian công tác đầy duyên nợ.
Đắk Lắk: Triển khai Cuộc thi sáng tạo lần thứ 11 - năm 2023
Cuộc thi do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh cùng Sở Khoa học và Công nghệm, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn Đắk Lắk phối hợp thực hiện. Cuộc thi dành cho đối tượng là tất cả các em thanh thiếu niên, nhi đồng trong tỉnh từ 6 – 18, khuyến khích các em nhỏ tuổi, vùng sâu, vùng xa tham gia.
Thanh Hóa: Đoàn công tác của Liên hiệp hội Thanh Hóa thăm, làm việc với Liên hiệp hội Quảng Ngãi
Thực hiện Chương trình công tác năm 2023, ngày 17/3/2023, tại văn phòng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiêp hội) Quảng Ngãi, đoàn công tác Liên hiệp hội Thanh Hóa do đồng chí Nguyễn Văn Phát - Chủ tịch Liên hiệp hội Thanh Hóa - làm trưởng đoàn, đã có cuộc làm việc với Liên hiệp hội Quảng Ngãi.
Khẳng định vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam
Ngày 20/3, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam gặp gỡ báo chí công bố Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ gặp mặt đội ngũ trí thức (18/5/1963 - 18/5/2023) và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp Hội Việt Nam (26/3/1983 - 26/3/2023). Chủ trì buổi họp có PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch, đồng chí Phạm Hữu Duệ, Trưởng Ban Tổ chức và Chính sách Hội, Lê Thanh Tùng, Trưởng Ban TT&PBKT LHHVN.
Phê duyệt dự án Đồng quản lý đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn Vọc gáy trắng
Dự án “Đồng quản lý đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn Vọoc gáy trắng tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên vùng cao thực hiện với nguồn kinh phí viện trợ nước ngoài không hoàn lại 192.473 USD từ tổ chức Botanic Gardens Conservation International - Tổ chức Bảo tồn Vườn thực vật quốc tế, quốc tịch Anh.
Phú Yên: Phát động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam
Sáng 15/3, tại siêu thị Co.op Mart Tuy Hòa, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Phú Yên phối hợp Sở Công Thương Tỉnh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3/2023 và hoạt động kết nối, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh với người tiêu dùng.