Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 06/03/2006 16:46 (GMT+7)

GS.BS. Nguyễn Văn Thủ - Một trí thức lớn Nam Bộ - Thầy thuốc vừa hồng vừa chuyên

GS. Nguyễn Văn Thủ có bí danh là Nguyễn Văn Chi (tên thường gọi là anh Bảy Thủ hay anh Bảy Chi). Giáo sư sinh năm 1915 tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, tốt nghiệp bác sĩ nha khoa tại Pháp năm 1940. Sớm giác ngộ cách mạng nên khi còn là sinh viên, GS. Thủ đã tham gia phong trào Việt kiều yêu nước tại Paris . Năm 1942 bàn giao nhiệm vụ chính trị chủ chốt trong phong trào Việt kiều tại Pháp xong, GS. Thủ trở về nước, bắt liên lạc với nhóm cộng tác của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch hoạt động bí mật.

Tháng 5 năm 1944, GS. Thủ được cử làm Uỷ viên Ban chấp hành công đoàn Sài Gòn - Chợ Lớn (phụ trách y tế). Đây là lực lượng nòng cốt để giành chính quyền sau này. Tháng 3 năm 1945, bác sĩ Thủ được Đảng giao nhiệm vụ cùng bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và đồng chí Thái Văn Lung tổ chức Thanh niên Tiền phong Sài Gòn - Chợ lớn và giữ chức vụ Phó chủ tịch.

Cách mạng Tháng Tám thành công, năm 1945 GS. Thủ được cử làm Uỷ viên dự khuyết Uỷ ban Hành chính Nam Bộ và khi Nam Bộ kháng chiến chống Pháp, đồng chí được cử làm Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến Hành chính Sài Gòn - Chợ Lớn, được phân công phụ trách y tế và kinh tế.

Tháng 9 năm 1947, GS. Thủ được kết nàp vào Đảng Cộng sản Việt Nam . Năm 1949, bác sĩ Thủ được cử làm Trưởng phòng Nha, Sở Y tế Nam Bộ. Năm 1953, làm Phó Giám đốc Sở Y tế Nam Bộ, Bí thư Đảng uỷ Sở Y tế Nam Bộ.

Năm 1954, khi hoà bình lập lại, GS. Thủ tập kết ra Bắc và được giao nhiệm vụ xây dựng ngành răng hàm mặt Việt Nam . Lúc ấy, Bác sĩ Thủ được phân công là Chủ nhiệm khoa, Chủ nhiệm Bộ môn răng hàm mặt, Đại học Y khoa Hà Nội, được bầu làm Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam, Phó chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam. Năm 1956, được cử làm Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô, Phó chủ tịch Hội chữ thập đỏ Việt Nam . Đến năm 1962, GS. Thủ được bầu làm Uỷ viên Ban chấp hành Tổng công đoàn Việt Nam .

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt, GS. Thủ được điều động về chiến trường miền Nam . Năm 1964, được cử làm Trưởng ban Y tế Trung ương Cục miền Nam, Uỷ viên Đảng uỷ Ban Y tế niềm Namvà được bầu làm Chủ tịch Hội chữ thập đỏ Việt Nam .

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, GS được cử làm Uỷ viên Uỷ ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định, Uỷ viên dự khuyết Thành uỷ Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh.

Sau ngày thống nhất đất nước, GS được cử là Thứ trưởng Bộ Y tế, Uỷ viên Đảng Đoàn của Bộ Y tế kiêm Trưởng cơ quan đại diện của Bộ ở phía Nam. GS. Thủ là đại biểu Quốc hội khoá VI, và là Chủ nhiệm Uỷ ban Y tế và xã hội của Quốc hội, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .

Đối với ngành răng hàm mặt Việt Nam , từ năm 1977, GS. Thủ phụ trách xây dựng lại ngành trong cả nước. GS. Thủ là người có công để Viện Răng Hàm Mặt Việt Namra đời, người sáng lập và là Viện trưởng Viện Răng Hàm Mặt Việt Nam đầu tiên năm 1980.

Là một nhà hoạt động chính trị xã hội xuất sắc, GS. Nguyễn Văn Thủ đã đóng góp nhiều công lao cho công cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và sau khi hoà bình lập lại. Là một nhà khoa học, GS đã đem hết nhiệt tình xây dựng tổ chức y tế miền Nam, xây dựng ngành răng hàm mặt Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu quan trọng thiết thực phụ vụ nhân dân trong hoàn cảnh đặc biệt của Việt Nam, có nhiều công lao trong đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên khoa răng hàm mặt mỗi ngày mỗi lớn mạnh và trưởng thành. Trong sự nghiệp xây dựng củng cố, phát triển ngành răng hàm mặt, GS. Nguyễn Văn Thủ luôn luôn dành một phần trái tim, khối óc, tâm hồn cho ngành răng hàm mặt.

Ghi nhận những thành tích xuất sắc ấy, GS. Thủ đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Quyết thắng hạng Nhất, Huân chương Cứu nước hạng Nhất, Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc…

Năm 1983, GS. Thủ lâm trọng bệnh, mặc dù đã được điều trị tại Pháp và Việt Nam, nhưng GS đã ra đi ngày 24 tháng 6 năm 1983.

Nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP. Hồ Chí Minh, những người thầy thuốc trẻ, thế hệ tiếp nối không sao quên được sự đóng góp to lớn của bác Bảy: GS. Nguyễn Văn Thủ trong hơn 50 năm hoạt động cách mạng, hơn 50 năm cống hiến tất cả trí tuệ, sức lực của mình cho cách mạng, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân.

Nguồn: Sức khoẻ và Đời sống, số 24 + 25, 23-28/2/2006, tr 5

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.