Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 06/03/2008 21:20 (GMT+7)

GS. Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng và bức ký hoạ tặng người… sơ giao

Hồi ấy, tôi đang công tác tại Hội Văn nghệ Hà Nội. Một ngày nọ, trên đường đi công chuyện, ông tạt qua cơ quan tôi để gửi chùm thơ cho nhà thơ Vũ Quần Phương, bấy giờ là Tổng Biên tập báo Người Hà Nội. Anh Phương đi vắng, có người nào đó nhắc ông cứ chuyển bài lại cho tôi, chắc nội nhật sẽ đến tay anh Phương. Thế là ông xách cặp vào gặp tôi. Trong câu chuyện xã giao bên bàn nước, tôi tranh thủ khoe với ông rằng tôi vừa có bài viết về thân phụ ông – nhà văn Vũ Ngọc Phan. GS. Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng liền thốt lên: “Thế thì hay quá”. Đoạn ông mở túi lục tìm giấy bút. Tôi biết ông mặc dù rất nổi tiếng trong mảng nông học, song cũng là người yêu thơ, từng lẻ tẻ in thơ đây đó, cho nên ý nghĩ đầu tiên của tôi là: Ông sẽ tặng tôi một tập thơ mới. Không phải vậy. Ông đặt chiếc ca táp mỏng nhẹ lên bàn, trên đó đã được đặt ngay ngắn một tờ giấy trắng muốt. Rồi nhìn tôi một cách chăm chú, kỹ càng, mấy ngón tay thon dài khẽ xoay xoay chiếc bút bi màu tím, ông nói: “Mình sẽ vẽ tặng bạn một bức ký hoạ. Những ai quan tâm, yêu quý bố mẹ mình, mình trân trọng lắm”. Và thế là, chỉ trong ít phút, tôi đã có trong tay một bức ký hoạ với đầy đủ lời đề tặng cùng chữ ký của ông bên cạnh. Bấy giờ GS. Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng đang là Uỷ viên TW Đảng.

Sự việc diễn ra gọn ghẽ vậy. GS. Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng trao tặng tôi bức vẽ rồi đứng dậy đi ngay. Ông rất bận vì đang giữ nhiều trọng trách. Còn tôi, nhiều lúc nhớ lại, tôi không tin từng có chuyện như vậy, nếu không có chữ ký của ông bên cạnh như một sự xác nhận. Tôi định bụng, khi nào in tập thơ mới, tôi sẽ đưa in kèm bức hoạ này và mang tập thơ đó đến kính tặng ông.

Tin GS. Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng qua đời ngày 26-2 tại Bệnh viện Hữu Nghĩ đã ngăn lại mong ước nho nhỏ ấy của tôi.

Đọc những bài viết về GS. Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng xuất hiện trên các báo mấy ngày qua, tôi xúc động được biết, đã có không ít bạn bè thân sơ được ông vẽ tặng. Ông còn ấp ủ mơ ước được tổ chức một triển lãm tranh của mình.

Và tôi vẩn vơ tự hỏi: Hẳn những bức ký hoạ ông vẽ tặng những người vô tình ông gặp trong cõi nhân gian ấy, nếu được tập hợp đầy đủ, sẽ là bao nhiêu. Con số thật khó ước đoán, song chắc chắn chúng làm đầy đặn thêm sự nghiệp hội hoạ của ông, dù rằng, việc vẽ và việc làm thơ, ông luôn xem là việc “tay trái”…

Nguồn: Văn nghệ công an, số 75, 3/3/2008

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.