Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 16/06/2014 20:34 (GMT+7)

GS Văn Tạo - Người đi tìm tiếng nói sự thật của lịch sử

  Giáo sư sử học Văn Tạo không chỉ là tác giả của những bộ sách đồ sộ về sử học Việt Nam (hơn 10 cuốn sách viết riêng, khoảng 100 cuốn là chủ biên và đồng tác giả), mà còn có những đóng góp quan trọng trong công tác quản lí và đào tạo. Ông từng là Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam giai đoạn 1980-1989; đào tạo, hướng dẫn, phản biện gần 80 luận án tiến sĩ…

Một số công trình khoa học tiêu biểu của GS Văn Tạo, 

trong đó có công trình "Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử". (Ảnh: Trần Thanh Giang)

Nay tuy tuổi đã cao nhưng GS Văn Tạo vẫn say mê với công việc nghiên cứu của mình. (Ảnh: Trần Thanh Giang)

Là một nhà sử học nên những lúc rảnh rỗi, GS Văn Tạo có thú vui sưu tầm và nghiên cứu các đồ gốm cổ. (Ảnh: Trần Thanh Giang)

Trong giới sử học Việt Nam, GS Văn Tạo được mệnh danh là “người đi giải oan cho các nhân vật trong lịch sử”, bởi ông là người đã có công làm sáng tỏ nhiều vấn đề từng gây tranh cãi về một số nhân vật và triều đại trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ví dụ như việc ông đã làm rõ công lao của họ Khúc (TK X), giải oan cho họ Mạc (TK XVI), minh oan cho nhà Trịnh (TK XVI – XVIII) để cuối cùng di tích “Phủ chúa Trịnh" đã được xếp hạng Di tích Lịch sử cấp Quốc gia…


Tất cả những việc làm đó của GS Văn Tạo cho thấy rõ một triết lí sống, một đạo lí làm nghề sử của ông đó là, luôn hướng tới công minh lịch sử để đi đến công bằng xã hội. Theo giáo sư, cái cốt lõi của những nhà làm sử là phải ghi chép và tôn trọng tính khách quan, chân thực của lịch sử. Người làm sử phải luôn đặt chữ “TÂM” lên hàng đầu và họ phải nhận thức rõ được sứ mệnh đó của mình. Người làm sử phải nhận thức rõ được trách nhiệm làm sử là phải vì dân tộc, vì con người, quan trọng nhất là “tấm lòng đem khoa học phụng sự xã hội, phụng sự đất nước”. Chính vì lẽ đó, luận thuyết “công minh lịch sử và công bằng xã hội” của ông đã được các nhà khoa học đánh giá rất cao. Với GS Văn Tạo, lịch sử phải nói đúng, phải công minh, công – tội rõ ràng thì xã hội mới có công bằng.

Nguyên phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh từng nhận xét: “Anh Văn Tạo là một nhà sử học chân chính, khách quan, trung thực. Và tôi rất tâm đắc với anh về quan điểm công minh lịch sử. Tôi cho rằng đó là thái độ, cách nhìn khách quan, vô tư, nhất thiết phải có của mọi người Việt Nam có ý thức và có tri thức, có hiểu biết về lịch sử nước nhà và lịch sử thế giới…”. Giáo sư Furuta Motoo, Đại học Tokyo, Chủ tịch Hội hữu nghị Nhật - Việt cũng đánh giá: “Giáo sư Văn Tạo là một nhà sử học có ý thức trách nhiệm cao đối với dân tộc và xã hội. Điểm xuất phát của ý thức trách nhiệm này nằm ở tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử…”.

GS Văn Tạo trình bày ý kiến nhận xét tại Hội nghị nghiệm thu cấp Nhà nước 

công trình khoa học lịch sử "Khởi nghĩa Nam Kỳ", năm 2001. (Ảnh: Tư liệu)

GS Văn Tạo trình bày ý kiến nhận xét tại Phiên họp Hội đồng Khoa học cấp Nhà nước 

nghiệm thu công trình lịch sử "Quá trình hình thành và phát triển Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam", năm 2006. 

(Ảnh: Tư liệu)

GS Văn Tạo phát biểu tại Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành khóa V, 

Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, năm 2006. (Ảnh: Tư liệu)

GS Văn Tạo đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. (Ảnh: Tư liệu)

GS Văn Tạo nói chuyện với đoàn sinh viên Nhật Bản về nạn đói Việt Nam năm 1945. (Ảnh: Tư liệu)

Với việc nhận thức rõ sứ mệnh của người làm sử, GS Văn Tạo đã cống hiến và để lại cho nền sử học nước nhà những công trình nghiên cứu lịch sử mang tầm quốc gia với những ý nghĩa xã hội nhân văn sâu sắc. Điển hình, đầu năm 2012 này, công trình “Nạn đói ở Việt Nam năm 1945 – Những chứng tích lịch sử” do ông làm chủ biên đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2010. Công trình này đã lên án tội ác chiến tranh của những kẻ phát xít tàn bạo, từ đó kêu gọi nhân loại ngăn ngừa chiến tranh hủy diệt, bảo vệ hòa bình… Nó đã thuyết phục được cả thế giới bởi những lời kể của chính các nhân chứng còn sống sót sau nạn đói lích ử năm 1945. Những lời kể của các nạn nhân được ghi âm lại thành những cuộn băng tư liệu đã khiến cho bất cứ ai khi nghe lại cũng không khỏi xúc động vì sự bi thương, mất mát. 


GS Văn Tạo cho biết, ông đã ấp ủ đề tài này từ năm 1957 nhưng phải đến năm 1991 mới có đủ điều kiện và cơ hội để thực hiện nó. Công trình được hoàn thiện trong 4 năm: từ năm 1991 – 1995. Để thực hiện công trình này, Giáo sư đã cùng đội ngũ cán bộ của mình đi đến 23 điểm từ Quảng Trị đến Cao Bằng, Lạng Sơn… 

Để thông tin được chính xác, khách quan, ông và mọi người đã phải lặn lội về từng xóm làng, đến từng nhà, gặp từng vị trưởng xóm để điều tra thu thập thông tin xem vào năm 1945 vùng đó có bao nhiêu nhân khẩu, mỗi gia đình có bao nhiêu người sống, bao nhiêu người chết, gia sản gồm có những gì… Tất cả mọi thông tin ấy đều được thu thập và kiểm chứng một cách cẩn thận và đầy đủ. 

Chính vì vậy mà ông biết rằng, năm 1945, có gia đình có 35 người thì chết đến 31 người; lại có gia đình có 20 người, chết đến 19 người, còn

«...


Một số thành tích nổi bật

của GS Văn Tạo:


- Năm 1984 được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
- Năm 1997 được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.
- Giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2000 với cụm công trình: “Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam” và “Chúng ta kế thừa di sản nào”.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN năm 2005 với công trình khoa học “ATLAS Quốc gia Việt Nam” do Cục Đo đạc Bản đồ Nhà nước xuất bản năm 1996.
- Giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2010 với công trình khoa học “Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam – Những chứng tích lịch sử”.

lại một người đi tha phương cầu thực… Về hoàn cảnh cái chết cũng đau xót vô cùng, ví như làng đánh cá Thủ Phú ở Thanh Hóa, người chết hầu như không có mồ mả bởi đa số bị vứt xác xuống biển do không còn đủ đất để chôn; hoặc có nơi chôn thành một hố tập thể to ở đầu làng… Có trường hợp bố con chia nhau một bát cháo, bố nhường cho con, con nhường cho bố, rồi cuối cùng cả hai bố con cùng chết cả… Có những xóm có mấy chục người thì gần như bị chết hết, xóa xổ cả cái xóm đó; lại có nơi đói quá ăn cả thịt người…

Với công trình này, bằng những số liệu thống kê công phu và chính xác, GS Văn Tạo đã khiến thế giới và người Nhật phải công nhận con số người Việt Nam chết đói năm 1945 là 2 triệu người. Điều này thêm một lần nữa cho thấy, GS Văn Tạo đã sống và cống hiến hết mình vì sứ mệnh đi tìm sự “công minh của lịch sử”. Và ở đây chính là việc đi tìm lại sự thật của nạn đói khủng khiếp năm 1945 ở Việt Nam, một nỗi đau không dễ xóa nhòa trong tâm thức của mỗi người Việt. 

Hiện nay, công trình “Nạn đói ở Việt Nam năm 1945 – Những chứng tích lịch sử” đã được Nhật dịch nguyên bản sang tiếng Nhật và Mỹ dịch sang tiếng Anh. Nói về công trình này, GS Văn Tạo tâm sự: “Phần bi thương nhất của cuốn sách và cũng chính là phần được dư luận quốc tế chú ý nhất, trân trọng nhất chính là lời kể của các nhân chứng. Mỗi khi đọc lại những đoạn này tôi đều khóc và tôi cũng không dám nghe lại các băng ghi âm vì nó ám ảnh tôi về nỗi bi thương của nạn đói khủng khiếp này”./.


Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…