Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 21/01/2005 23:08 (GMT+7)

GS. TSKH Nguyễn Năng An: Tận tụy vì sức khoẻ người bệnh

Học trường Y khoa được một năm, tháng 8/1953, tổ chức lại cử ông sang Liên Xô học Đại học Y khoa số 2 Mátxcơva (bây giờ là ĐH tổng hợp Y Matxcơva). Khó khăn lớn nhất của ông cũng như các học viênkhác là không biết tiếng Nga, các thầy giáo người Nga không biết tiếng Việt (dĩ nhiên), họ cũng không biết tiếng Pháp nữa, vậy thì làm thế nào mà hiểu được nhau? Thế là các học viên phải tự mày mòhọc tiếng Nga, có nhiều cách như học qua từ điển Nga-Pháp, Nga-Anh, rồi trong quá trình sinh hoạt hiểu dần ra. Cứ thế Nguyễn Năng An học vào loại xuất sắc, không những thế ông còn biên soạn cuốn từđiển Nga - Việt đầu tiên tới 24 ngàn từ, xuất bản năm 1959, với sự giúp đỡ của nhà văn Hồng Hà, nhà báo Trần Kiên.

Học ở trường Y, điểm các môn của Nguyễn Năng An toàn 5 (ở Liên Xô điểm 5 là cao nhất). Thấy ông học giỏi, năm 1957, Viện sỹ A-đô bảo ông: Anh có biết gì về bệnh hen, dị ứng không? Ông đáp không biết.Viện sỹ A-đô bảo: những nước bên bờ biển như nước anh tỷ lệ mắc các bệnh hen, dị ứng cao lắm, tới 30% dân số chứ không ít. Tôi thấy anh nên đi theo chuyên ngành này, có thể làm tới tiến sỹ về đề tàinày đấy.

Thế là từ 1958, Nguyễn Năng An tập trung vào nghiên cứu các bệnh hen và dị ứng. Chỉ một thời gian sau, năm 1960, ông đã công bố bài nghiên cứu “Bàn về cơ chế dị ứng cơ trơn” đăng ở văn kiện Hội nghịkhoa học toàn Liên Xô được tổ chức tại Sverdlov. Rồi sau đó ông liên tục công bố các bài nghiên cứu: “Về các quá trình tiết Cholin trong cơ chế dị ứng cơ trơn”; “Bàn về cơ chế của phản ứng nghịch đảovới Atropin sau đợt co dị ứng”; “Bàn về cơ chế phản ứng nghịch đảo của cơ trơn và khả năng sử dụng để chẩn đoán” v.v., đăng ở các tạp chí và tuyển tập có uy tín trong ngành Y của Liên Xô.

Năm 1960, Nguyễn Năng An tốt nghiệp loại ưu Đại học Y, đồng thời ông đã hoàn thành luận án Phó Tiến sỹ. Viện sỹ A-đô nói đề tài của ông xứng đáng làm luận án tiến sỹ (nay là Tiến sỹ khoa học). Vậy làNguyễn Năng An bảo vệ Phó tiến sĩ ở khoa cho đúng thủ tục, sau đó được đặc cách làm thẳng Tiến sỹ. GS Nguyễn Năng An kể: khi ấy tôi đã đến hạn phải về nước, may lúc ấy có giáo sư Lê Văn Thiêm sangLiên Xô, các giáo sư Liên Xô đề nghị cho tôi làm tiếp luận án Tiến sĩ. Ông Thiêm về báo cáo ông Tạ Quang Bửu (là Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước). Ông Bửu gặp ngay ông Phạm Ngọc Thạch(Bộ trưởng Y tế) để bàn bạc và cho phép tôi được ở lại Liên Xô hoàn thành luận án.

Không phụ tấm lòng của lãnh đạo, Nguyễn Năng An tích cực hoàn thành luận án Tiến sĩ khoa học “Những cơ chế dị ứng của cơ trơn”. Cơ trơn (bao gồm phế quản, dạ dày, ruột, tử cung, huyết quản) có vaitrò rất quan trọng trong các bệnh dị ứng như viêm mũi, hen, sốc phản vệ, mày đay, phù Quincke, v.v và các bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, luput ban đỏ hệ thống, sơ cứng bì...) 30% dân số nhiềunước mắc các bệnh dị ứng và tự miễn. Luận án của Nguyễn Năng An xác định có nhiều cơ chế dị ứng khác nhau của cơ trơn, góp phần hình thành thuyết đa cơ chế và thuyết cạnh tranh cảm thụ quan(receptor) trong các bệnh dị ứng. Luận án đã đề xuất một số biện pháp về chẩn đoán và điều trị các bệnh dị ứng. Ngày 13/1/1964, Nguyễn Năng An đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến sỹ Y khoa nói trên trướcmột hội đồng 51 giáo sư, viện sỹ. Ông là Tiến sĩ khoa học Y học đầu tiên của nước ta được đào tạo ở Liên Xô.

Về nước đúng thời kỳ Mỹ leo thang chiến tranh ra miền Bắc, giáo sư Nguyễn Năng An hăng hái đi phục vụ chiến trường, ông cùng đoàn cán bộ Đại học Y xây dựng tuyến cấp cứu hồi sức dã chiến ở vùng đấtlửa Quảng Bình (hồi đó bệnh viện Đồng Hới bị bom Mỹ phá tan). Được ba tháng, ông lại trở ra Hà Nội để tham gia việc sơ tán Đại học Y lên Bắc Thái. Ông tích cực giảng dạy và nghiên cứu, nhiều côngtrình đã ra đời trong thời kỳ này. Hồi đó đất nước ta thiếu thốn trăm bề, vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho các cán bộ y tế như ông là phải nghiên cứu kết hợp đông tây y trong điều trị bệnh. Năm 1968 ông làtrưởng phòng y học thực nghiệm. Cùng với đồng nghiệp, GS Nguyễn Năng An đã tìm ra hàng loạt cây thuốc chữa dị ứng như Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa, Đơn tướng quân, ...Sau đó ông còn nghiên cứu khả năngchống dị ứng của nọc ong và các sản phẩm khác của ong kết hợp châm cứu chữa bệnh. Lần lượt những bài viết của ông như: “ Nghiên cứu tác dụng chống dị ứng của Kim ngân”; “Mấy kết quả bước đầu nghiêncứu thực nghiệm khả năng chống dị ứng của nọc ong”; “Nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng của vị Kim ngân”; “Một số bệnh chữa bằng sản phẩm ong”... được đăng trên các tạp chí Y học Việt Nam, Dược học,Đông y... đã cung cấp cho nhân dân khá nhiều kiến thức phòng chống bệnh tật bằng những cây có ở quanh ta. Tính đến nay giáo sư Nguyễn Năng An đã có 133 công trình nghiên cứu được đăng trên các tạpchí, tập san có uy tín trong và ngoài nước. Ông còn là chủ nhiệm 14 đề tài các cấp và biên soạn 19 cuốn sách.

Tháng 6 năm 1980 ông được giao nhiệm vụ thành lập, trở thành Chủ nhiệm khoa Dị ứng và miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai và tháng 11/1980, lập Bộ môn Dị ứng ở Đại học Y Hà Nội. Ông đã nghiên cứuvà đưa ra vài chục phác đồ điều trị cứu hàng ngàn bệnh nhân. Những phác đồ này đến nay các bệnh viện, trung tâm y tế vẫn sử dụng. Năm 1980 ông được cử giữ chức Phó Hiệu trưởng, rồi quyền Hiệu trưởngvà năm 1984 là Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội.

Từ năm 1990 đến nay, Giáo
Một số công trình khoa học của GS Nguyễn Năng An

- Xây dựng và phát triển chuyên ngành “Dị ứng và miễn dịch lâm sàng”- một ngành mới ở Việt Nam.
- Công bố trên 130 công trình, trong đó 30 ở nước ngoài và hơn 100 ở trong nước.
- Chủ nhiệm nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp thành phố về cơ chế các bệnh dị ứng; tình hình, nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, chẩn đoán và điều trị các bệnh hen, dị ứng và tự miễn ở nước ta.
- Góp phần tích cực thực hiện chương trình phòng chống hen ở nước ta, ứng dụng những phác đồ mới của chương trình quốc tế, với tư cách là thành viên uỷ ban tham vấn Ban chỉ đạo chương trình hen toàn cầu.
- Biên soạn nhiều giáo trình, bài giảng, sách giáo khoa về chuyên ngành Dị ứng và miễn dịch lâm sàng.sư Nguyễn Năng An giữ cương vị Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Hà Nội (Liên hiệp hội Hà Nội). Ông là một trong những người đầu tiên xây dựng Liên hiệp hội Hà Nội, từ lúc chưa có gì đến nay Liên hiệp hội Hà Nội đã có 36 hội chuyên ngành với hơn 50.000 hội viên, được Nhà nước thưởng Huân chương lao động hạng nhất. Mặc dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, GS Nguyễn Năng An vẫn đứng ra thành lập Câu lạc bộ phòng chống hen. Ông tâm sự: Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh hen ở Việt Nam chiếm tới 5% dân số, tức khoảng 4 triệu người, đấy là thống kê chưa đầy đủ. Chi phí cho điều trị bệnh hen trung bình khoảng 301 USD/người/năm. Ngoài ra căn bệnh này còn gián tiếp gây tổn thất 2 triệu ngày công lao động, 3 triệu ngày nghỉ học. Trong khi đó việc quản lý hen tại cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức, hơn 90% người mắc bệnh hen chưa hiểu biết về cách phòng ngừa bệnh và điều trị bệnh. CLB ra đời nhằm mục đích bồi dưỡng, huấn luyện bệnh nhân, giúp người bệnh có thể trao đổi, cập nhật thông tin, học hỏi kinh nghiệm để có thể chủ động bảo vệ sức khoẻ cho chính mình.

GS Nguyễn Năng An cho biết hiện CLB đã có 200 hội viên, mỗi tháng ông chủ trì sinh hoạt 1 lần, đều đặn suốt 3 năm nay. Ông cũng giúp thành lập CLB ở các quận, huyện, trường học. Qua các buổi sinh hoạt, hội viên đã từng bước biết cách dùng thuốc, tránh được các yếu tố kịch phát, từ đó theo dõi tình trạng sức khoẻ của chính mình thông qua các triệu chứng lâm sàng. Vừa qua CLB đã sơ kết 3 năm hoạt động, nhiều hội viên phát biểu đã bày tỏ lòng biết ơn GS Nguyễn Năng An. Bệnh nhân Hoàng Thị Quế ở Lĩnh Nam (Thanh Trì) xúc động kể: Tôi bị hen đã nhiều năm, thường xuyên phải đi cấp cứu ở bệnh viện, tâm lý luôn lo âu về sự suy sụp sức khoẻ cũng như kinh tế gia đình. Tôi đã điều trị ở nhiều nơi, bệnh tình vẫn rất nặng, có thời kỳ phải ngồi xe lăn. Từ khi tham gia CLB, được giáo sư Nguyễn Năng An khám, tư vấn, hướng dẫn điều trị, tôi đã khoẻ lên nhiều, có thể làm việc và sinh họat bình thường không phải đi cấp cứu nữa.

Hiện tại đã ở tuổi 73 nhưng GS Nguyễn Năng An vẫn hoạt động không ngơi nghỉ, ông bảo: Còn sức khoẻ tôi còn tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo cán bộ và viết sách chuyên ngành.


Xem Thêm

Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Bộ Chính trị điều động, phân công đồng chí Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Chiều 5-9, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.
Liên hiệp Hội Việt Nam tham gia cuộc họp của Ban Thư ký của tổ chức phổ biến kiến thức khoa học thế giới
Vào ngày 26/8, Ban Trù bị của Tổ chức quốc tế về Phổ biến kiến thức khoa học (WOSL) đã tổ chức buổi họp trực tuyến với sự tham gia của đầy đủ các tổ chức thành viên. Buổi họp do Thạc sĩ Yin Hao, Tổng Thư ký Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc chủ trì.
Thanh Hoá: Phản biện đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh
Sáng ngày 30/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” với sự tham dự của các thành viên Hội đồng khoa học phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội; các cơ quan, đơn vị liên quan.
An Giang: Liên hiệp hội bầu bổ sung nhân sự lãnh đạo
Sáng 27/8, Ban Thường vụ Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành mở rộng lần thứ 5, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Hồng Châu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Châu; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện sở, ngành, hội có liên quan.