Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 08/08/2005 21:20 (GMT+7)

GS. Trần Quốc Vượng: Cây đại thụ của nền sử học nước nhà, Chủ tịch đầu tiên của Hội Khoa học Lịch sử Hà Nội, đã ra đi

Tốt nghiệp thủ khoa cử nhân Sử - Địa trường Đại học Văn khoa Hà Nội, năm 1956 ngay lập tức ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội.

Năm 1980 ông được phong hàm giáo sư. Ông đã đảm nhiệm nhiều chức vụ: Chủ nhiệm bộ môn Khảo cổ học; giám đốc Trung tâm liên văn hoá ĐH Tổng hợp Hà Nội; Trưởng Bộ môn Văn hoá học, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Đồng thời từ năm 1989 ông đảm nhiệm chức vụ phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, chủ nhiệm CLB Văn hoá ẩm thực Việt Nam, phó chủ nhiệm CLB Nghề truyền thống Viêt Nam, Tổng Thư ký Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội từ năm 1976. GS Trần Quốc Vượng còn là Chủ tịch đầu tiên của Hội Khoa học Lịch sử Hà Nội.

Cũng trong lời Tự bạch in ở cuối một tập sách, ông viết: “...theo khoa Tử vi học, số phận tôi là  ngọn lửa đầu non(Sơn đầu hoả) và thân phận tôi là dịch chuyển(Thân cư thiên di ). Tôi xuất thân trong một gia đình công chức, bố tốt nghiệp cao đẳng Canh nông, mẹ là nội trợ, tôi đứng cuối của hơn một chục anh chị em. Do mẹ và bố có trục trặc nên mẹ thường đem tôi về quê ngoại và rong chơi khắp nơi, một tuổi tôi đã có mặt ở Sài Gòn và Nam Vang. Phải chăng vì thời thơ ấu tôi đã rong chơi như thế mà cho đến hôm nay cuối mùa thu của cuộc đời tôi luôn thích và phải suốt tháng suốt năm rong ruổi khắp nước từ Cao Bằng-Lạng Sơn đến biên giới Việt - Hoa phía bắc đến Cà Mau, Côn Đảo phía Nam và lang thang khắp Á- Âu- Mỹ- Úc. Nay vào tuổi bảy mươi, diễn biến của đời tôi đúng là như vậy. Dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng một năm tôi chỉ ở Hà Nội khoảng 100 ngày, những ngày còn lại là đi khắp chốn cùng quê, đào bới, phát hiện những “tầng” văn hoá…”

Máu ưa dịch chuyển cuốn hút ông ngay cả khi gặp nạn. Hè năm 1994 ông bị tai nạn gãy chân, vừa khỏi lại leo núi, trèo hang, lên rừng, xuống biển ở Quảng Trị, Quảng Nam. Cái chân tuy không được “xịn” như trước, có người đỡ đần đôi chút, song vẫn không bỏ việc điền dã. Ông bảo điền dã là nguồn vui, nguồn trí thức, trí tuệ của tôi.

Chính từ những điều mắt thấy tai nghe tích góp từ những chuyến đi đã bổ sung cho những trang viết của Trần Quốc Vượng thêm phong phú sinh động. Hơn 40 năm qua ông đã viết hàng trăm bài nghiên cứu đăng ở các báo và tạp chí trong và ngoài nước, viết vài chục cuốn sách.

Năm 1960, ông phiên dịch, chú giải Việt sử lược, bộ sách lịch sử vào loại xưa nhất do người Việt Nam viết còn lưu truyền được đến ngày nay; năm 1973, chủ biên bộ Danh nhân Hà Nội 2 tập; năm 1975, cùng Vũ Tuân Sán viết Hà Nội ngàn xưa; năm 1976, cùng Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ viết Mùa xuân và phong tục Việt Nam. Ngoài ra ông còn biên soạn các sách giáo khoa: Cơ sở khảo cổ học, Cơ sở văn hoá học, Lịch sử Việt Nam và một số sách chuyên môn như: Theo dòng lịch sử (1995); Việt Nam, cái nhìn địa văn hoá (1998).

Năm 2000, NXB Văn học in Văn hoá Việt Nam- tìm tòi và suy ngẫm của Trần Quốc Vượng. Tập sách 1000 trang tập hợp 74 bài viết của ông đã được tái bản năm 2003. Có thể coi đó là những đóng góp quý báu của của GS Trần Quốc Vượng, xứng đáng được dân gian tôn vinh là một trong “tứ trụ” của ngôi nhà sử học Việt Nam: Lâm, Lê, Tấn, Vượng.

GS Trần Quốc Vượng đã ra đi vào hồi 2 giờ 55 phút sáng nay, ngày 08/8/2005, tức ngày 4/7 năm Ất Dậu.

Theo www.dantri.com.vn ngày 8/8/2005.

Xem Thêm

Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Tin mới

Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Trong hai ngày 7-8/5, TSKH Phan Xuân Dũng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng các đại biểu thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận (đơn vị bầu cử số 2) đã có buổi tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).