Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 15/01/2015 22:08 (GMT+7)

GS, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doãn: Một trí thức mẫu mực

Là một bác sĩ tốt nghiệp từ năm 1939, nhưng ông đã gia nhập Vệ quốc đoàn từ ngay sau Cách mạng Tháng tám và đã trở thành Trưởng ban Quân y Trung đoàn 115 từ trước ngày Toàn quốc kháng chiến, trực tiếp tham gia các chiến dịch. Ông không chỉ là chuyên gia đầu ngành Nội khoa của quân đội - Phó Viện trưởng Bệnh viện Quân y 108 mà còn là giáo sư đầu ngành Dược lý của Đại học Y Hà Nội...

Với việc đảm nhận nhiều cương vị lớn trong ngành y dược nhưng hình ảnh vị Giáo sư này trong tôi lại là một người mặc quần áo bộ đội thường rộng hơn người và chưa bao giờ có nếp là, cùng với một chiếc xe đạp. Ông đi làm bằng xe đạp, dù lúc nào cũng có tiêu chuẩn sử dụng ô tô. Chị Dương Thị Chanh, y tá của Bệnh viện 108 kể lại: " Xe đạp của thầy thì tòng tọc hết chỗ nói. Suốt ngày thầy để ở gốc nhãn trước cửa Phòng Y vụ, không khóa mà chẳng trộm nào lấy. Hai pê- đan đều bị mất. Thầy nhờ cưa hai miếng gỗ đặt vào và dùng dây thép buộc lại. Xe thầy không có chắn xích nên bao giờ trong túi thầy cũng có một chiếc kẹp quần áo bằng gỗ để khi lên xe thì kẹp ống quần lại, để xích không nghiến vào quần và tránh bẩn dầu mỡ...”. Trong những ngày chiến tranh, ông đã cùng chia sẻ khó khăn với mọi người y như một người lính. Chị Chanh nhớ lại: "Có hôm chị em trong đơn vị đói, chỉ có mấy chiếc bánh mỳ bẻ ra chia nhau. Thầy đi xuống Khoa về và cũng ngồi xuống ăn cùng chúng tôi vui vẻ. Thật hiếm có một vị tướng, một giáo sư nào lại có tác phong quần chúng, bình dị, gần gũi như thế”. Nhận xét ấy theo tôi là hết sức chính xác. BS. Lê Văn Đính cho biết, GS. Doãn nói sở dĩ luôn đi xe đạp là để rèn luyện thể lực có sức khỏe, phục vụ thương bệnh binh lâu dài. Chị Nguyễn Thị Ngọc Tú, con gái thứ hai của GS. Doãn kể lại: " Nhớ hồi đó mọi nhà phải dậy sớm nấu cơm. Để vợ con được ngủ thêm, bố tôi đã dậy sớm nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi đi làm... Hàng ngày đi làm về bố vào xếp hàng mua rau, đậu, cá ở cửa hàng mậu dịch. Ông rất vui khi mua được cá đồng tiền cho ninh trong nồi áp suất và bảo: ngon như cá hộp lại nhiều can-xi. Món ăn khoái khẩu của bố là sắn nướng, ngô nướng. Sở thích này bố vẫn giữ cho đến cuối đời”.

Ai đã từng gặp ông đều thấy ông là một thầy giáo với tất cả sự tận tâm bồi dưỡng không chỉ cho các sinh viên mà cả cho các đồng nghiệp trẻ tuổi của mình. Ông hầu như không bao giờ nói về mình, nhưng chưa bao giờ từ chối mọi câu hỏi về chuyên môn mà ông am hiểu. Các bác sĩ ở Bệnh viện Quân y 108 kể rằng, ngay cả trong những ngày cuối đời, nằm trên giường bệnh ông vẫn còn giảng giải thêm cho những sinh viên tới thăm. Ông từng tâm sự: " Niềm hạnh phúc thiêng liêng nhất của người thầy là được thấy học trò giỏi hơn mình”. Đúng như vậy, ông xây dựng nên Bộ môn Dược lý của Đại học Y Hà Nội và gắng sức bồi dưỡng các cán bộ trẻ để trở thành các chuyên gia giỏi. Anh em trong Bộ môn luôn nhớ lời khuyên nhủ của GS. Doãn: " Cần học thông thạo cho bằng được ngoại ngữ để sau này đọc sách, những hiểu biết của con người luôn thay đổi và việc học tập là suốt cả cuộc đời”. GS. Hoàng Tích Huyền kể lại: " Bài giảng của thầy Doãn rất hay. Mọi sự phức tạp thầy đều biến thành đơn giản, cụ thể, súc tích để sinh viên dễ nhớ. Cuộc đời thầy cũng thế, không so đo tính toán thiệt hơn mà toàn tâm, toàn ý dồn vào công tác chuyên môn, nghiên cứu và chữa bệnh cứu người. Thầy khiêm tốn đến mức hồn nhiên khi nói về việc mình còn yếu mặt này, mặt kia là sự thật”.

TS. Đào Bội Hoàn kể: "Buổi thầy hẹn tôi đến để duyệt lại bản Luận án trước khi đưa in. Mất điện, tôi lò dò lên tầng hai và nhìn thấy thầy một tay cầm đèn dầu, một tay giở từng trang luận án, lặng lẽ mệt mỏi khác với mọi khi... Lúc xuống cầu thang, tôi mới rụt rè hỏi: Thưa thầy, thầy bị mệt ạ? Thầy im lặng khá lâu rồi nói nhỏ: Cũng có chuyện, con trai tôi bị tai nạn khi đang làm việc phải mổ cấp cứu ở Viện suốt chiều hôm nay” (Người con trai ấy sau này là Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Chương, Phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng). TS. Hoàn kể tiếp: "Hôm tôi bảo vệ thành công Luận án, tôi đã đọc lời cảm ơn và tặng hoa GS. Doãn . Ông đưa lại bó hoa cho tôi và nói: Để đem vào bệnh viện tặng thầy Đặng Hanh Khôi. Mấy hôm trước thầy Khôi vừa ký bản phản biện cho tôi nhưng sau đó chuyển bệnh rất nặng. Tôi đã kịp vào bệnh viện tặng thầy Khôi bó hoa, không ngờ hôm sau thầy đã ra đi”.

Câu chuyện tôi cho là cảm động nhất là trong những ngày cuối đời GS. Doãn đã từ chối dùng các loại thuốc quý mà bệnh viện dành cho ông. Ông nói: "Tôi biết bệnh của tôi không khỏi được, chỉ kéo dài thêm được ít ngày thôi. Vì vậy, số thuốc này các đồng chí để dùng cho các thương bệnh binh nặng sẽ có lợi hơn. Mong các đồng chí chấp nhận để khi bước vào cõi vĩnh hằng linh hồn tôi sẽ được siêu thoát thanh thản”.

Điều cuối cùng tôi muốn nói đến ông là một trong hai Thiếu tướng trong quân đội ta mà không phải là đảng viên (người thứ hai là GS. Đỗ Xuân Hợp, 1906-1985).

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.