Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 17/09/2024 10:20 (GMT+7)

GS Nguyễn Quốc Dũng: Cần xem lại quy trình vận hành liên hồ chứa

GS Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, cần phải xem lại quy trình vận hành liên hồ chứa theo quy định số 740. Phải thay đổi quy trình một cách linh hoạt hơn.

Hồ chứa thủy điện có vai trò quan trọng trong bảo đảm an toàn công trình phòng chống lũ lụt, cấp nước cho vùng hạ du và trong trường hợp mưa lũ lớn xảy ra như hiện nay thì việc đảm bảo vận hành mỗi hồ chứa và liên hồ chứa có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết và giảm thiểu thiệt hại cho vùng hạ du, đặc biệt là các hồ chứa có dung tích phòng lũ lớn, có khả năng chứa các trận lũ thường xuyên xảy ra.
GS Nguyen Quoc Dung: Can xem lai quy trinh van hanh lien ho chua
GS Nguyễn Quốc Dũng, Phó Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam. 
Theo GS Nguyễn Quốc Dũng, Phó Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội KH&KTVN), để không xảy ra lũ nhân tạo và góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, giải pháp quan trọng nhất lúc này là phải vận hành hồ chứa theo đúng quy trình đã được phê duyệt. Vấn đề thứ hai là phải tăng cường quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn để phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành. Thứ ba là công tác kích hoạt các phương án ứng phó tình huống khẩn cấp ở hạ du, tức là người dân vùng hạ du đã bắt đầu phải sơ tán.
Trong vận hành hồ chứa, trong mùa lũ chúng ta có quy trình vận hành của các hồ lớn theo các cái giai đoạn. Giai đoạn đầu mùa lũ là phải giảm mực nước hồ để đón lũ. Tiếp đến là giai đoạn lũ chính vụ thì bắt đầu điều tiết lũ. Thứ ba là khi lũ tiếp tục lên thì phải vận hành an toàn cho công trình và giai đoạn thứ tư là nếu tình huống vượt quá khả năng chống đỡ của công trình thì phải công bố tình huống khẩn cấp.
Quy trình này được vận hành cụ thể như sau: Trong giai đoạn đầu tiên, chủ sở hữu đập, ở đây là các hồ lớn trên sông Đà cũng như Tuyên Quang thuộc EVN chịu trách nhiệm điều hành. Khi lên đến mức báo động 2 của hồ chứa thì cơ quan phòng chống thiên tai sẽ điều hành hồ chứa. Bên cạnh cơ quan phòng chống thiên tai, sẽ có các nhà tư vấn, nhà khoa học hỗ trợ để tính toán các kịch bản vận hành cho hệ thống liên hồ chứa theo quy trình đã được phê duyệt. Ngoài ra, chính quyền và nhân dân vùng địa phương phải thực hiện các phương án phòng chống thiên tai.
GS Nguyễn Quốc Dũng cho biết, hiện nay, các công trình ở trên bậc thang sông Đà đang ở trong tình huống kiểm soát được. Riêng sông Lô đã vượt qua mực nước 118,5mm. Mặc dù ở tình huống như vậy, nhưng hồ Tuyên Quang vẫn trong mức độ có thể kiểm soát được. Tức là chúng ta đang ở giai đoạn điều tiết lũ chứ chưa chuyển sang giai đoạn bảo vệ công trình. Và khi nào mực nước ở hồ Tuyên Quang vượt quá 120,5mm thì lúc đấy chúng ta mới chuyển sang phương án bảo vệ công trình và việc xả lũ có thể còn lớn hơn.
Tình hình mưa lũ năm nay thuộc diện bất thường. Không phải là vấn đề mưa lớn mà là mưa muộn. Theo quy trình, ví dụ như hồ Tuyên Quang, ngày 21/8 đã bắt đầu đưa mực nước lên 115mm theo quy trình vận hành liên hồ chứa. Như vậy, dung tích phòng lũ không còn được bao nhiêu khi hiện nay là 118.5mm đồng nghĩa với việc dung tích phòng lũ của hồ Tuyên Quang là hết nên nếu mưa lũ vẫn diễn ra và trong tình huống xấu, mực nước vượt quá 120.5 thì phải vận hành xả lũ tăng hơn nữa. Như vậy cần phải có phương án đề phòng, trước hết là phải kích hoạt các phương án ở dưới hạ du, đồng thời chủ hồ phải quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn để điều hành hồ chứa một cách linh hoạt hơn.
Đối với vận hành hồ chứa, GS Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, cần phải xem lại quy trình vận hành liên hồ chứa theo quy định số 740. Thực tế, cách đây 2 năm, có chuyện tích nước không đủ, dẫn đến thiếu điện. Nhưng lần này, ngày 21/8 chúng ta tích nước đưa mực nước lên 115mm tại hồ Tuyên Quang nhưng gặp lũ muộn nên xảy ra tình huống thiếu dung tích phòng lũ. Do đó, cần phải thay đổi quy trình một cách linh hoạt hơn.
Linh hoạt hơn ở đây được thực hiện theo quy định ở Điều 38 Luật Tài nguyên nước, tức là các liên hồ chứa phải vận hành linh hoạt và vận hành theo thời gian thực. Các hồ chứa này có thể dự báo trước sớm hơn nữa và được phép vận hành thì có lẽ hạ mực nước lũ trước lũ một cách dưới cả mức quy trình thì sẽ tăng được dung tích phòng lũ.
Vấn đề thứ hai, thời gian quy định trong quy trình 740 là cứng. Chẳng hạn quy định ngày này, tháng này phải tích nước với khối lượng cụ thể. Cần phải sửa được quy trình 740 thì mới chủ động được trong việc phòng, chống lũ trên các hồ chứa.

Xem Thêm

Gia Lai: Góp ý Dự thảo Báo cáo 03 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU
Liên hiệp hội tỉnh Gia Lai vừa tổ chức buổi góp ý Dự thảo Báo cáo sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU về“Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế và nâng cao độ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khi hậu của tỉnh giai đoạn 2021-2030”.
Thanh Hoá: Phản biện đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh
Sáng ngày 30/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” với sự tham dự của các thành viên Hội đồng khoa học phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội; các cơ quan, đơn vị liên quan.
Đắk Lắk: Góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi của Bộ Tài chính
Ngày 19/8, Liên hiệp hội Đắk Lắk đã tổ chức họp Hội đồng tư vấn, phản biện, góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Bắc Giang: Hồ sơ điều chỉnh Bảng giá đất giai đoạn 2022-2024
Ngày 12/8/2024, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo tư vấn, phản biện Hồ sơ Dự thảo sửa đổi, bổ sung Quyết định số 72/2021/QĐ-UBND ngày 21/12/2021 của UBND tỉnh ban hành Quy định Bảng giá đất giai đoạn 2022-2024 tỉnh Bắc Giang. TS. Ngô Chí Vinh, Chủ tịch Liên hiệp hội Bắc Giang chủ trì Hội thảo

Tin mới

Vĩnh Long: 42 mô hình, sản phẩm đoạt giải Cuộc thi lần thứ 13
Sáng ngày 14/9/2024, tại hội trường Tỉnh ủy Vĩnh Long, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long (Liên hiệp hội tỉnh) phối hợp với Tỉnh Đoàn, Sở Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Long và các đơn vị có liên quan tổ chức Lễ Tổng kết trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Vĩnh Long lần thứ 13,năm học 2023-2024 và phát động Cuộc thi lần thứ 14, năm học 2024-2025.
An Giang: Tuyên truyền, triển khai Cuộc thi và Hội thi trong địa bàn của tỉnh
Trong thời gian từ 02/8 -13/9, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tuyên truyền và phổ biến thông tin về Cuộc thi Sáng tạo Thanh, Thiếu niên - Nhi đồng năm 2024 (Cuộc thi) và Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật 2024-2025 (Hội thi) tại 11 huyện, thị, thành phố trong tỉnh.
Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'
Phát biểu tại chương trình "Điểm tựa Việt Nam", Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ về 6 điểm tựa để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng trao Biểu trưng Trí thức KH&CN tiêu biểu tới các trí thức cao tuổi
Sáng ngày 11/9, TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch VUSTA đã tới thăm và trao Biểu trưng Trí thức KH&CN tiêu biểu năm 2024 tới một số các trí thức KH&CN tiêu biểu năm 20024 vì lý do sức khỏe đã không tham dự được Lễ tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu năm 2024 diễn ra vào ngày 28/8/2024.