Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 28/02/2005 17:44 (GMT+7)

GS Hoàng Tích Trý trọn đời vì sức khỏe nhân dân

Trong lớp nhân sĩ trí thức đến với cách mạng, đến với Bác Hồ, có GS, bác sĩ Hoàng Tích Trý. Ông xuất thân trong một gia đình nho học khoa bảng giàu truyền thống yêu nước. Cụ thân sinh ra ông vì ghétthực dân Pháp cho nên không ra làm quan, đã tham gia phong trào Đông kinh Nghĩa thục. Là một học sinh giỏi, ông chọn con đường du học và tốt nghiệp bác sĩ y khoa tại Paris năm 1932. Ngay sau đó, ôngtrở về Tổ quốc mong muốn mang kiến thức học hỏi phục vụ đồng bào.

Lúc đó ở nước ta, nhất là ở vùng nông thôn, rừng núi, bệnh sốt rét và bệnh truyền nhiễm mặc sức hoành hành, dân ta chẳng những ăn đói, mặc rét mà còn bị bệnh tật gây tổn hại sức khỏe. Tình trạng "hữusinh vô dưỡng" là hình ảnh thê thảm dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến. Bác sĩ Trý miệt mài ngày đêm làm việc trong các phòng thí nghiệm của Viện Paster Hà Nội (nay là Viện Vệ sinh dịch tễTrung ương). Ông dành tâm huyết nghiên cứu các bệnh sốt rét cơn, bệnh thương hàn, bệnh lỵ, bệnh giang mai, bệnh dại do chó cắn, là các bệnh phổ biến ở nước ta lúc bấy giờ. Là Trưởng phòng thí nghiệmrồi Chủ nhiệm khoa tại Viện Paster những năm 1935 - 1945, ông còn là hội viên Hội những nhà vi trùng học Paris và là Phó hội trưởng Hiệp hội các bác sĩ và dược sĩ Đông Dương. Những người cộng sự vàlàm việc dưới quyền ông vẫn nhớ và nhắc lại những kỷ niệm, việc làm và tấm lòng vị tha, giúp đỡ của ông khi họ bị người Pháp ngược đãi. Khi thành lập chính phủ lâm thời sau Cách mạng Tháng Tám, ôngđược mời tham gia và được cử giữ chức Thứ trưởng Y tế kiêm Tổng giám đốc các Viện Vi trùng học Việt Nam (hệ thống các viện Paster cũ). Sau Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946, thành lập nước Việt Nam Dân chủCộng hòa, ông là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên và được cử giữ chức Bộ trưởng Y tế cho đến khi ông mất năm 1958.

Vào những năm đầu của nước Việt Nam độc lập, ông được cử vào Uỷ ban Kiến thiết quốc gia cùng Chính phủ bắt tay xây dựng Nhà nước độc lập non trẻ, đồng thời đối phó với thù trong giặc ngoài âm mưu đưanước ta trở lại nô lệ một lần nữa. Ông tham gia nhiều phái bộ của Chính phủ để đàm phán với Pháp như: Hiệp định sơ bộ 6-3, Hiệp định 14-9, Hội nghị Fontainebleau tại Pháp. Khi đất nước bước vào cuộckháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp, bác sĩ Trý rời Hà Nội lên chiến khu cùng Chính phủ và Bác Hồ. Viện Vi trùng học Việt Nam được chia thành hai bộ phận. Một bộ phận cùng ông lên chiến khuViệt Bắc. Một bộ phận về khu 3, khu 4 thành lập Viện Vi trùng Bắc Bộ. Đến cuối năm 1952, hai viện sáp nhập thành Viện Vi trùng học Việt Nam để chuẩn bị phục vụ quân dân ta bước vào tổng phản công.Suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, ông cùng Bộ Y tế chỉ đạo xây dựng mạng lưới y tế nhân dân; một mặt phối hợp với Quân y cấp cứu thương binh, phòng dịch bệnh ngoài tiền tuyến, một mặt tổchức hệ thống y tế nhân dân kiểu mới, thành lập Nha y tế Nông thôn, củng cố và thành lập ty y tế tại các tỉnh, thành phố. Để đào tạo đội ngũ y, bác sĩ phục vụ kháng chiến, bên cạnh các trường y sĩtại khu 3, khu 10, Trường đại học Y Dược tổ chức lễ khai giảng long trọng tại An toàn khu thuộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Đó là một sự kiện quan trọng và cũng là một thắng lợi to lớn của nềngiáo dục - y tế Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Bộ trưởng Hoàng Tích Trý và các giáo sư, bác sĩ y khoa giỏi như Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Đỗ Xuân Hợp, Trương Công Quyền, Trần HữuTước, Đặng Văn Ngữ, Hoàng Tích Mịnh, Đặng Vũ Hỷ, Nguyễn Xuân Nguyên... đã đào tạo cho đất nước nhiều thế hệ thầy thuốc.

Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ và ác liệt, ông cùng Chính phủ vừa chỉ đạo, vừa làm việc để bảo toàn lực lượng và phát triển y tế trong cả nước, vừa liên tục dichuyển tránh sự truy lùng của quân địch. Tấm gương hy sinh tận tụy và lòng trung thành với cách mạng của ông là nguồn động viên to lớn và đã giữ lại cho cách mạng nhiều trí thức bị dao động bởi cuộcsống kham khổ và sự ác liệt của chiến tranh lúc bấy giờ. Ông cùng các đồng nghiệp giỏi và có uy tín ở Trung Bộ và Nam Bộ như các bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Kinh Chi... tiến hànhxây dựng một nền y tế của dân, do dân và vì dân trong cả nước, góp phần thực hiện phương châm "vừa kháng chiến, vừa kiến quốc" của dân tộc ta.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve được ký kết mang lại hòa bình cho một nửa đất nước. Để khắc phục hậu quả của chiến tranh và của chế độ cũ để lại còn rất nặng nề, ông đề nghịcác bạn đồng nghiệp Liên Xô (trước đây) và các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ giúp đỡ ngăn chặn các bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm như: sốt rét, mắt hột... Nâng cấp các phòng thí nghiệm, cậpnhật các thành tựu ngoại khoa để chữa chạy và phục hồi chức năng cho thương binh. Phát triển y học bệnh nghề nghiệp và y tế học đường, vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng, cung cấp nước sạch, xử lý phânrác và vệ sinh môi trường. Chính ông là người đã đặt nền tảng cho y học dự phòng Việt Nam. Hòa bình lập lại, công tác đào tạo cán bộ y tế từ sơ cấp đến đại học đã được chú trọng, đã lựa chọn các bácsĩ trẻ ưu tú gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Thế hệ bác sĩ khóa đầu tiên ấy đã trưởng thành và là trụ cột cho ngành y tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trong thời kỳ xây dựng ngành y tếtiến lên chính quy hiện đại ngày nay.

GS Hoàng Tích Trý xứng đáng là vị Bộ trưởng kính yêu, một tấm gương đạo đức trong sáng, một tấm lòng yêu nước lớn lao, một nhân sĩ trí thức đã trọn đời hy sinh phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng của dântộc nói chung và sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân nói riêng.

Nguồn: www.nhandan.com.vn ngày 28-8-2003

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.
Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.