Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 31/07/2003 23:13 (GMT+7)

GS. Dương Thị Cương - Tận tuỵ với bệnh nhân, say mê với khoa học

Ngay từ những ngày đầu làm việc, bác sĩ trẻ Dương Thị Cương đã có ý thức tự rèn luyện, mở rộng tầm hiểu biết, nhất là lĩnh vực sản phụ khoa. Vốn yêu nghề, lại thừa hưởng truyền thống hiếu học của giađình (bà là con gái của GS Dương Quảng Hàm - BBT), bà tự học ngoại ngữ để nghiên cứu tài liệu y học của các nước và nghiên cứu đặc điểm các bệnh phụ khoa để tìm cách chữa trị cho phù hợp. ở ViệnBVSKBMTSS, bà đã chứng kiến nhiều căn bệnh quái ác riêng có ở phụ nữ: bướu trung sản, lao sinh dục, ung thư nhau, u ác tính buồng trứng, ung thư cổ tử cung... Ví như bệnh tắc vòi trứng, một căn bệnhcó nguy cơ dẫn đến vô sinh (đứng hàng thứ hai sau nguyên nhân nội tiết), bệnh nhân sẽ không có hạnh phúc được làm mẹ. Về phương pháp điều trị, mới chỉ có cách mổ để thông vòi trứng, nối vòi trứng, gỡdính... Nhưng trong nhiều trường hợp không thể mổ được (vì điều kiện sinh hoạt, vì tình trạng viêm dính...), chẳng lẽ phải khoanh tay đứng nhìn? Thực trạng đó khiến bác sĩ Cương trăn trở và qua tàiliệu nước ngoài, bà và nhóm điều trị vô sinh của Viện đã nghiên cứu, áp dụng phương pháp dùng Cortisone và kháng sinh điều trị chống viêm dính cho kết quả tốt.

Cảm thông với những đau đớn, khó nhọc của người phụ nữ khi "vượt cạn" và thấu hiểu nỗi bất hạnh mà họ phải đương đầu, bà cũng đã nghiên cứu, công bố một số đề tài như "Các chỉ định hạ tỷ lệ tử vongmẹ và con khi chuyển dạ đẻ", "Kinh nghiệm xử trí ngôi ngang", các đề tài có liên quan đến ung thư buồng trứng, ung thư nhau, liên quan đến thai nhi và trẻ sơ sinh... Cùng thời gian này, bà đã bắt đầunghiên cứu các đề tài ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư niệm mạc tử cung... Càng chuyên sâu vào nghề, bà càng bận rộn hơn, trách nhiệm nặng nề hơn. Có lần, một bệnh nhân trẻ quê ở Thái Bình bịnghi là ung thư cổ tử cung. Sau khi khám, phân tích, xét nghiệm và hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định mổ cắt tử cung. Nhưng bằng cảm giác, kinh nghiệm, bà thấy nghi hoặc nên quyết định xin thêm thờigian để theo dõi. Bà đã không nhầm, người phụ nữ ấy chỉ bị viêm nhiễm chứ không phải ung thư!

Gần gũi và đồng cảm với người bệnh, hiểu nỗi đau của họ, bác sĩ Dương Thị Cương luôn đứng về lợi ích của họ mà hành động vì mục đích cuối cùng là cứu sống bệnh nhân. Có nhiều gia đình quá tuyệt vọngđã xin cho bệnh nhân về, bà đã giải thích cho họ hiểu, đề nghị ở lại Viện để hết lòng cứu chữa, nếu kéo dài cuộc sống của bệnh nhân thêm được ít năm cũng đã là thành công. Lại có trường hợp bệnh nhânmới hơn 20 tuổi bị ung thư buồng trứng đã lan rộng, một bệnh viện đã mổ song không thể giải quyết được, họ đành khâu lại, gửi cấp cứu đến Viện trong tình trạng bệnh nhân đang ngạt thở, bụng đầy nước,tính mạng bị đe doạ... Xác định trường hợp xấu nhất có thể xảy ra nhưng không thể để bệnh nhân chết trên bàn mổ! Rất may khối u đã được cắt bỏ an toàn. Ca mổ thành công và cô gái sống thêm được 10năm nữa... Cứ như thế, con đường làm nghiên cứu khoa học của bà đi cùng với những thành công từ những ca bệnh hiểm nghèo do bà chữa trị.

42 năm công tác, "con người của công việc" ấy đã hoàn thành 83 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp về sản, phụ, sơ sinh. Trong đó, có 1 đề tài cấp Nhà nước, 1 đề tài cấp Bộ và 5 đề tài hợp tác quốc tếdo Tổ chức Y tế thế giới chủ trì. Tất cả đều được đánh giá tốt, mang lại lợi ích không nhỏ trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em. Ngoài ra, bà còn tích cực viết các bài báo khoahọc, tham gia viết sách phục vụ sinh viên y khoa, dịch nhiều sách về sản phụ khoa và tham gia viết Từ điển Y học... Năm 1990, bà được phong danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Năm 1999, bà được Bộ Y tế tặngbằng khen "Thực hiện xuất sắc 12 điều y đức" và năm 2000, được Nhà nước tặng phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba.

Việc trao giải thưởng Kovalepskaia là sự ghi nhận những cống hiến của bà đối với khoa học, đồng thời cũng là sự tri ân của bao bà mẹ, người vợ từng là bệnh nhân của bà, được bà cứu chữa, đang sốnghạnh phúc. Rất nhiều ông bố, bà mẹ để tỏ lòng biết ơn người bác sĩ đã cứu sống vợ và con họ, đã lấy tên bà đặt cho con mình.
GS Dương Thị Cương
GS Dương Thị Cương cùng chồng GS. Vũ Văn Đính

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.