GS Cam và bộ kit thử nhanh bệnh loét dạ dày
Đầu năm 1997, Mikael Sorberg - một bác sĩ thuộc nhóm nghiên cứu của GS Marta Granstrom (Viện Karolinska, Thuỵ Điển) đã lặn lội sang Việt Nam để tìm đối tác làm dự án nghiên cứu khuẩn H.Pylori. Tuy nhiên, do không có cơ quan nào muốn làm nên bác sĩ Sorberg đành trở về nước. Trong một lần viết thư hỏi thăm tình hình của GS Marta, GS Cam, Trưởng phòng nghiên cứu các nhiễm trùng đường ruột, tình cờ biết được câu chuyện trên. Từ đó, hai bên bắt tay hợp tác, cùng tiến hành dự án nghiên cứu huyết thanh dịch tễ học, phát triển và áp dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh loét dạ dày do khuẩn H.Pylori gây ra.
Kit thử nhanh để chẩn đoán bệnh loét dạ dày do GS Cam chế tạo |
Dựa trên công thức của Thuỵ Điển, GS Cam là nhà khoa học đầu tiên tại Việt Nam làm được kit thử nhanh để chẩn đoán bệnh loét dạ dày. Đây là loại kit thử rất thuận tiên, có độ chính xác hơn 90% và rẻtiền, khoảng 150.000 VNĐ/kit, mỗi kit có thể dùng cho 50 lần kiểm tra. Bác sĩ chỉ việc lấy mẫu sinh thiết của dạ dày bệnh nhân rồi nhúng vào kit thử. Khoảng 20-60 giây sau, nếu bệnh nhân bị loét dạdày, mẫu sẽ chuyển sang màu hồng cánh sen. Hiện kit thử đang được nhiều bệnh viện khắp cả nước sử dụng.
Theo GS Cam, đối với những người loét dạ dày, có thể dùng tetraxilin hoặc kháng sinh tinidazole trong 1-2 tuần là khỏi. Tuy nhiên, do tình trạng kháng kháng sinh ở VN rất cao, khoảng 60% đối với tinidazole, nên bác sĩ đã dùng một công thức điều trị phối hợp: thuốc ức chế bơm proton như lanzoprazole, kháng sinh clarithromycin và tinidazole. |
Song song với việc chế tạo kit thử nhanh, từ năm 1998 tới nay nhóm nghiên cứu của GS Cam đã tiến hành điều tra huyết thanh dịch tễ học ở người tại các vùng, miền khác nhau.
Mục đích là xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn Helicobacter Pyloritại Việt Nam . Công việc này khó khăn hơn rất nhiều so với việc sản xuất kit thử vì nó đòi hỏi phải lấy các mẫu máu để xác định mức kháng thể kháng lại khuẩn H. Pylori.
Để lấy được mẫu, nhóm nghiên cứu phải thuyết phục bệnh nhân tại các bệnh viện hợp tác. Đổi lại, bệnh nhân sẽ được điều trị và theo dõi miễn phí trong vòng một năm. Ngày nào cũng vậy, dù trời mưa hay nắng, 5 người trong nhóm của GS Camphải tới các bệnh viện ở Hà Nội để lấy mẫu máu, theo dõi, làm bệnh án... Thông qua điều tra huyết thanh bằng phản ứng Elisa, cho tới nay nhóm đã xác định được tỷ lệ người nhiễm khuẩn H.Pyloriở VN là trên 90% và khoảng 5-7% người trưởng thành loét dạ dày do khuẩn H.Pylori.
GS Cam cho biết: ""Với chi phí 4,1 triệu đồng cho một ca nghiên cứu, nếu không có sự hợp tác với Thuỵ Điển thì chúng tôi khó tiến hành được nghiên cứu này"". Dự án sẽ kết thúc vào năm 2007 và hiện nhóm của GS Cam đang điều tra tỷ lệ loét dạ dày do H.Pylorigây ra ở trẻ em.
Cho tới nay, GS Cam đã phối hợp với Viện Karolinska đào tạo được ba tiến sĩ người Việt Nam thông qua dự án trên. Đào tạo được nhiều tiến sĩ và thạc sĩ trẻ Việt Nam tại nước ngoài chính là mong muốn và niềm tự hào của vị thầy thuốc ưu tú này. Trong suốt cuộc đời làm nghiên cứu khoa học, GS Cam đã gửi gần 60 lượt sinh viên Việt Nam đi học ở nước ngoài và tiến hành hơn 10 hợp tác quốc tế.
Nguồn: vnn.vn 23/11/2005