Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 27/11/2015 00:02 (GMT+7)

GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NĂM 2006

Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận các vấn đề: Đánh giá thực thi Luật từ 2006 đến nay, nêu vấn đề bất cập cần sửa đổi, sửa đổ như thế nào để thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ nói riêng, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Các ý kiếm của các chuyên gia sau đó sẽ được LHHVN có văn bản trình Bộ KHCN và các cơ quan quốc hội.

thm

GS Vũ Triệu Mân

Theo GS Vũ Triệu Mân: Trong quá trình nhập KHCN mới thì nên học Israel và Nhật. Nếu tự đi mày mò thì rất khó. 100% nghiên cứu sinh Nhật ra nước ngoài đều có nhiệm vụ mang kỹ thuật của nước ngoài về. Người Nhật nhận những kỹ thuật đó rồi sau đó lọc ra và dùng ở đất nước họ. Nhà nước Nhật khống chế nhập một số hạng mục nhất định. 20 năm Hàn Quốc chỉ tập trung một việc là đầu tư vào động cơ ô tô, tàu thủy. Việt Nam hướng tới 2020 hướng tới một nước công nghiệp cơ bản nhưng có vẻ không thành hiện thực. Ta phải có công nghệ, kỹ thuật cơ bản. Thống kê cái gì được làm, không được làm thì e chỉ là thống kê thôi. Cần nêu khuyến khích và cấm gì. Còn lại để tự do, ai nhập gì thì nhập. Nên khuyến khích mang khoa học kỹ thuật về Việt nam thì đáng được khen thưởng. Nếu như chúng ta không áp dụng  chính sách khuyến khích phát triển công nghệ như Nhật, tự ở nhà sáng chế và đưa luật hạn chế thì chúng ta sẽ càng ngày càng kém.

hta2

TS. Trần Việt Hùng nguyên PCT LHHVN

Nhiều đại biểu cũng cho rằng: Luật này nên rộng mở khuyến khích nhập công nghệ kỹ thuật vào thì Việt Nam mới học hỏi được.  Một số ý kiến cũng sửa lại từ ngữ cho đúng văn bản luật. Không có báo cáo tổng kết thực thi luật này và không có báo cáo trình lý do tiến hành bổ sung sửa đổi. Luật 2006 có 7 chương 21 điều, dự kiến sửa đổi 30% Luật 2006. Bổ sung luồng CGCN tại Việt Nam là không cần thiết, vì đã được quy định rõ trong 2006. Luồng CGCN tại Việt Nam là không ổn vì có CGCN  từ NN vào VN và ngược lại. Cùng có thể góp vốn, mua đứt,  mua từng phần. Không nên đưa hình thức hỗ trợ kỹ thuật nước ngoài về CGCN. Vì nhiều hoạt động có sự hỗ trợ của chuyên gia khác với bên chủ thể thực hiện CGCN. Bổ sung dịch vụ đánh giá định giá KHCN: dịch vụ kinh doanh có điều kiện. Những nội dung sửa đổi: Khái niệm công nghệ cao; Khái niệm giải mã công nghệ không nên bổ sung; Chỉ các từ ngữ dùng cho luật mới nên được giải thích; Bổ sung thêm khoản 1 điều 7. Không nên bổ sung các hình thức dịch vụ hỗ trợ CGCN; Bổ sung thêm điều 10; Điều 25 trước đây cũng được tranh cãi với nhiều ý kiến sôi nổi: quy định mới có tính áp đặt, sẽ vô hình làm ách tắc quá trình CGCN. Sở dĩ chia ra 3 danh mục CGCN để quản lý ít hơn, nhưng lại mang tính cửa quyền. Các tổ chức phải chịu trách nhiệm về định giá chứ Bộ KHCN không thể tiến hành định giá. Nhiều quyết định về CGCN có tình thời điểm, đợi định giá sẽ mất thời cơ; Đề nghị giữ nguyên điều 25, 29 thể hiện sự cởi trói trong CGCN; Sửa điều 50; Điều 34  viết quá dài, chung chung, viết lại khoản 1; Điều 40,  nên giữ lại khoản 1 nếu không trái với Luật KHCN. Không nên quy định cơ quan nhà nước có quyền yêu cầu, mà tổ chức báo cáo định kỳ. Khoản 4 nên chuyển về điều 34. Vẫn giữ lại khoản 2 khoản 3; Điều 43 giữ nguyên, thêm khoản trong trường hợp dự án có góp vốn nhà nước thì nên sử dụng một đơn vị định giá độc lập; Điều 44: nếu quy định ngặt nghèo quá thì CGCN sẽ khó khăn; Khoản 9 điều 51 trong dự thảo gần với khoản 2 điều 52. Cần quy định rõ đơn vị chủ trì, phối hợp. Chỉ có thị trường công nghệ chứ không có thị trường KHCN. Những nội dung cần nghiên cứu, chỉn sửa, bổ sung: Chế tài xử lý hiện quá sơ sài, đề  nghị nghiên cứu lại để đủ sức răn đe,phục vụ công tác quản lý tốt hơn; Nên xây dựng mẫu báo cáo thống kê cho các tổ chức CGCN. Điều 50 nên sửa để tăng cường quản lý bằng cách bổ sung các mẫu báo cáo.

hta3

PGS. TS Hồ Uy Liêm nguyên Quyền Chủ tịch LHHVN

Kết thúc Hội thảo ông Đỗ Hoài Nam cho biết: Chúng ta đã có 15 góp ý. Chúng tôi sẽ tiếp tục ý kiến, tiếp thu và đưa vào trong dự thảo. Theo quy trình xây dựng văn bản QPPL, Bộ KHCN thành lập Ban soạn thảo, Bộ trưởng là Trưởng Ban soạn thảo, thành viên là các lãnh đạo, bộ ngành liên quan. Bạn soan thảo họp 2 lần và tổ biên tập cũng đã ngồi với nhau nhiều lần. Đây là dự thảo đầu tiên. Để đưa vào chương trình xây dựng luật, Bộ KHCN đã thực hiện báo cáo thực trạng khoa học công nghệ và chuyển Ban thường vụ quốc hội, hôm nay chưa gửi đến quý đại biểu. Báo cáo 7 trang nêu đầy đủ thực trạng. Phải nghiên cứu những điêm nào chưa phù hợp, có lỗ hổng để bổ sung sửa đổi để luật khả thi hơn. Nguyên tắc xây dựng luật là để khuyến khích thúc đẩy hoạt động CGCN chứ không phải nặng quản lý, trong đó nhấn mạnh đến khâu ứng dụng, đưa KHCN vào sản xuất đời sống; phát triển thị trường KHCN như thế nào, phát triển định chế trung gian. Phần ứng dụng, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu KHCN đã giao cho Cục ứng dụng và Cục phát triển thị trường. Tổ biên tập sẽ tham mưu cho ban soạn thảo, để phù hợp tiến độ theo quy định. Trong luật đã quy định mà thời gian qua đã thực hiện tốt vẫn giữ nguyên và tiến hành sửa đổi những điểm còn bất cập. Trong quá trình xây dựng luật, chúng tôi sẽ tiếp tục lấy ý kiến đông đảo của nhân dân. Trân trọng cảm ơn LHH VN, các nhà khoa học.

hta1

TS Phan Tùng Mậu –PCT LHHVN

Kết luận hội thảo, TS Phan Tùng Mậu –PCT LHHVN nhấn mạnh: LHHVN sẽ làm bản tổng hợp để gửi tổ biên tập cần làm rõ mục tiêu bổ sung sửa đổi luật trong đó nêu vai trò của Bộ KHCN, CGCN đảm bảo môi trường, sức khỏe của nhân dân và người lao động, Chế tài trong luật cần nêu rõ.

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.