Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 03/03/2020 18:56 (GMT+7)

Góp ý dự thảo Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030

Ngày 3/3, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo “Góp ý dự thảo Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030”. TS Phan Tùng Mậu – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TSKH Nghiêm Vũ Khải – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì hội thảo.

TS Phan Tùng Mậu – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc tại hội thảo

TSKH Nghiêm Vũ Khải – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu tại hội thảo​

Trong những năm gần đây, hoạt động phát triển công nghệ cao đã thu được nhiều kết quả tốt, tạo đà cho những phát triển sâu rộng sau này. Tuy nhiên, xét từ góc độ tổng thể và lâu dài, nếu không có nhận thức đổi mới cơ bản, không có nhân lực, không đầu tư đúng hướng và tới hạn cho phát triển công nghệ cao thì Việt Nam khó tránh khỏi hiện trạng tụt hậu về phát triển công nghệ cao và các doanh nghiệp Việt Nam thua ngay thị trường Việt Nam, thị trường khu vực quốc tế. Chương trình Quốc gia Phát triển Công nghệ cao đến 2030 là một trong những công cụ rất cơ bản, hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo các cấp trong nâng cao nhận thức hoạt động quản lý và tăng cường năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam. Điều này chứng tỏ Chương trình 2030 đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thực tiễn

PGS. Mai Hà – Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ

Theo ý kiến của PGS. Mai Hà – Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ cho rằng mục tiêu tổng quát của Chương trình 2030 được trình bày gần giống như mục tiêu tổng quát của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ ký  Quyết định số 2457/QĐ-TTg ban hành ngày 31/12/2010, tuy nhiên theo PGS Hà có nên mở rộng thêm lĩnh vực bảo vệ môi trường, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhưng lại bỏ qua yếu tố rất quan trọng đó là phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao.

Ngoài ra, theo PGS Hà, tại các mục a, b, c gần như hệt (kể cả chỉ tiêu cần đạt 10 sản phẩm công nghệ cao trình độ quốc tế, giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ cao đạt khoảng 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng và phát triển khoảng 200 doang nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, phát triển ít nhất 80 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng kinh tế trọng điểm). Vậy nên tất cả các mục tiêu đến 2025 và mục tiêu đến năm 2030 của Chương trình 2030 cần được xem xét lại cho chuẩn hơn.

Tất cả các mục tiêu cơ bản của Chương trình 2030 gần như không khác mấy, những mục tiêu này có thể đạt được mà không cần các một Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030. Tức có nghĩa là sau 10 năm, những kết quả của cả 1 Chương trình gần như không có ý nghĩa.

Tuy nhiên theo PGS Hà, để Chương trình 2030 đảm bảo tính khả thi cao, Ban soạn thảo Chương trình 2030 cần đề xuất Danh mục các Đề án kèm theo để thực hiện Chương trình 2030, mỗi Đề án cần nêu Mục tiêu, các nội dung đi kèm theo chỉ tiêu thực hiện.

Đồng quan điểm với PGS Hà, ông Nguyễn Minh Hồng – Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam cho rằng,  hiện nay Đảng và Chính phủ đang thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng trong dự thảo Chương trình còn khá mờ nhạt, chưa toát lên được các công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng 4.0

Ngoài ra, theo ông Hồng thì cần phải bổ sung, sửa đổi dự thảo Quyết định đề làm đậm nét hơn việc nghiên cứu, phát triển cộng nghệ, sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực an toàn an ninh mạng.

Ông Đặng Đình Luyến – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội

Còn đối với ý kiến của ông Đặng Đình Luyến – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho biết, trong dự thảo quyết định mới chỉ nêu kinh phí huy động ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2020-2025 tối thiểu đạt 2.500 tỷ động và kinh phí huy động ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2025-2030 tối thiểu đạt 6.000 tỷ động, mà chưa thấy đề cập tới kinh phí từ ngân sách nhà nước là bao nhiêu? Chính vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo cần dự kiến nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước để chi cho chương trình là bao nhiêu? Để các cơ quan, tổ chức biết và tổ chức thực hiện chương trình.

Ông Đặng Ngọc Dinh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển Hỗ trợ cộng đồng

Ông Đoàn Năng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Khoa học và Công nghệ

Tại hội thảo, các chuyên gia khoa học đã đưa ra nhiều ý  kiến, tuy nhiên theo các chuyên gia Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030, thứ nhất cần ứng dụng và phát triển công nghệ cao là xu thế tất yếu hiện nay vì vậy phải được đặt trong chiến lược phát triển quốc gia với quyết tâm chính trị cao để thực hiện.

Thứ hai là tiếp cận, chuyển giao, làm chủ nhanh chóng các công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ nguồn thông qua con đường hợp tác và hội nhập quốc tế.

Thứ ba là xác định các lĩnh vực ưu tiên trong ứng dụng và phát triển công nghệ cao để xác định các yếu tố đột phá trong Chương trình 2030.

Thứ tư là huy động các nguồn lực xã hội, tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao. Để ứng dụng và phát triển công nghệ cao, các nước đều phải đầu tư rất lớn cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từ ngân sách nhà nước và từ các doanh nghiệp. Các chương trình phát triển công nghệ cao quốc gia thường được các nước sử dụng để huy động, điều phối và phát huy các nguồn lực cần thiết một cách hiệu quả nhất.

Tin, ảnh: HT

Xem Thêm

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam hỗ trợ tỉnh Tuyên Quang khắc phục hậu quả lũ lụt
Ngày 24/9, tại Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, do đồng chí Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tuyên Quang trao tiền và quà hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả lũ lụt do cơn bão số 3 gây ra.
Đóng góp ý kiến nâng cao hiệu quả trong công tác tài chính của Liên hiệp Hội Việt Nam
Ngày 19/9, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Đóng góp ý kiến nâng cao hiệu quả trong công tác lập kế hoạch và quản lý tài chính của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Phó Chủ tịch Phạm Quang Thao và Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam Nguyễn Quyết Chiến đồng chủ trì hội thảo.
Hội nghị Đoàn Chủ tịch Trung ương lần thứ 12, khóa VIII
Ngày 15/8, tại Hà Nội, Vusta tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương lần thứ 12 (khóa VIII) dưới sự chủ trì của đồng chí Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Vusta; đồng chí Phạm Ngọc Linh - Phó Chủ tịch Vusta; đồng chí Nguyễn Quyết Chiến - Tổng Thư ký Vusta.
Tổ chức thành viên của Liên đoàn các tổ chức kỹ sư ASEAN chúc mừng đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm
Nhân dịp đồng chí Tô Lâm được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 9/8, Hội đồng Kỹ thuật Phillippine đã gửi email chúc mừng. Nội dung thư viết “Tôi xin gửi lời chúc mừng đồng chí Tô Lâm nhân dịp Ngài được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. XIN CHÚC MỪNG”.
Vusta sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024
Ngày 31/7 tại Hà Nội, Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam (Vusta) tổ chức Hội nghị Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng và Tổng thư ký Vusta Nguyễn Quyết Chiến đồng chủ trì hội nghị.

Tin mới

Thái Bình: Hội thảo về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên
Chiều 07/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học: “Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Đồng Thụy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Trần Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nguyễn Đức Luận đồng chủ trì hội thảo
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
Mô hình địa đạo Củ Chi – Một sáng tạo sinh động và hữu ích
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), bắt nguồn từ mong muốn được góp phần khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; đặc biệt, để kiến thức lịch sử được sinh động hóa, một nhóm các em học sinh PTCS Cầu Giấy, Hà Nội đã thiết kế “Mô hình địa đạo Củ Chi”.
Hà Nội xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi lần thứ 20
“Mô hình Địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng Pin năng lượng mặt trời, đây là sản phẩm STEM điển hình trong việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo ra trải nghiệm tốt nhất giúp học sinh trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử… đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.