Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 16/04/2021 21:24 (GMT+7)

Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng - người dành trọn đời cho khoa học

Giáo sư, Tiến sĩ, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng là tấm gương sáng về sự tận tâm, nghiêmtúc, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, chuyên gia đầu ngànhtrong lĩnh vực khoa học nông nghiệp của Việt Nam và thế giới.

Giáo sư, Tiến sĩ, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng

Giáo sư, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng sinh ngày 2-12-1938 tại Hà Nội trong một gia đình đại trí thức. Thân phụ của ông, cụ Vũ Ngọc Phan, là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian. Thân mẫu của ông là nhà thơ Hằng Phương. Ông nguyên quán ở thôn Đông Cao, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Sinh thời Viện sĩ vẫn tự nhận thuộc dòng dõi họ Vũ (Vũ Hồn) làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang.

Từ năm 1955 đến năm 1960, ông là sinh viên trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Các năm 1961-1968, ông làm cán bộ giảng dạy, sau đó giữ chức Trưởng Bộ môn Di truyền - chọn giống tại Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

Từ năm 1969 đến năm 1973, ông làm nghiên cứu sinh tại Trường đại học Nông nghiệp Krasnodar ở Liên Xô, bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ sinh học. Về nước từ năm 1973 đến năm 1974, ông công tác tại Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Các năm 1975-1977, ông làm thực tập sinh cao cấp tại Liên Xô và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học nông nghiệp.

Từ những năm 1960 đến nay, ông là tác giả lý thuyết hai hệ thống gen trong cây lúa và hơn 50 công trình được công nhận cấp quốc gia, bao gồm các giống lúa mới thâm canh (Xuân số 2, NN 75-6, . . .); các giống lúa chịu hạn (CH5, CHI33,. . .); các giống lúa chịu ngập úng đầu tiên trên thế giới (Ui4, Ui7,. . .), quy trình kỹ thuật trồng khoai tây bằng hạt; chọn tạo các giống rau quả mới bằng phương pháp sử dụng ưu thế lai: dưa chuột, cà chua, các giống táo mới như Hi2. H32, Má hồng, . . . Ngoài ra, ông còn xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, gieo thẳng lúa ở phía bắc Việt Nam, thâm canh lúa
ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Cùng với hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật, GS. Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng còn được biết tới như một nghệ sĩ đa tài với những tác phẩm văn học nghệ thuật mang bản sắc riêng. Ông có 20 tập thơ in chung; tập thơ in riêng: Thời gian (in năm 2001); khoảng 400 bài tản văn đăng trên tạp chí Thế giới mới từ năm 1996 đến năm 2004, được tập hợp trong tập Tản mạn đường dài (xuất bản năm 2003). Ông vẽ tranh chân dung, phong cảnh đăng tải trên một số tạp chí, tham gia một số triển lãm mỹ thuật.

Giáo sư, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng còn là một nhà quản lý có kinh nghiệm và tích cực tham gia công tác xã hội. Trong các năm 1977-1999, ông làm Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trụ sở tại xã Liên Hồng, huyện Gia Lộc. Từ năm 1989 đến năm 1993, ông làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp (1989-1993). Từ năm 1999 đến năm 2008, ông đảm nhiệm chức vụ Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam nhiệm kỳ IV, V. Ông còn đảm nhiệm các chức vụ: Chủ nhiệm các chương trình khoa học kỹ thuật quốc gia về cây lương thực (1978-1995), Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ (từ năm 1981), Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (từ năm 1981), Chủ nhiệm chương trình hợp tác Việt Nam-IRRI (Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế) (1988- 1999), Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt -Nhật (từ năm 1988), Chủ tịch Trung tâm Phát triển nông thôn châu Á - Thái Bình Dương (1991-1993), Chủ tịch Uỷ ban Khoa học Nông nghiệp Viện Hàn lâm khoa học thế giới thứ ba (1999- 2001), Chủ tịch Liên đoàn Hiệp hội Khoa học công nghệ các nước ASEAN (từ năm 2000), Uỷ viên Hội đồng chính sách khoa học công nghệ quốc gia (từ năm 2003).

Với những đóng góp to lớn cho khoa học nông nghiệp ông được công nhận là Viện sĩ Viện Hàn Lâm khoa học nông nghiệp Liên Xô (1988-1991), Viện sĩ Viện Hàn Lâm khoa học Liên bang Nga (từ năm 1991), Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học thế giới thứ ba (từ năm 1994).

Ông được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá V (dự khuyết), VI, VII, VIII; đại biểu Quốc hội khoá VIII (1987-1992), khoá XI (2002-2007), khóa XII (2007-2011).

Giáo sư, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Hai, Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học - công nghệ (năm 2000), Giải thưởng Lúa thế giới lần thứ nhất (năm 1998) và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Ông mất tháng 2-2008.

(Theo Địa chí Hải Dương)

Xem Thêm

Người đam mê những sáng kiến kỹ thuật môi trường từ rác thải
Tại vòng chung khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 10 (2022-2023) tổ chức ngày 3/8 vừa qua, tôi đặc biệt chú ý tới giải pháp “Thiết bị ủ rác thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học cụm dân cư” là 1/41 giải pháp được chọn vào Chung khảo và đã đạt giải Ba, thuộc lĩnh vực: Nông-Lâm-Ngư nghiệp,Tài nguyên và Môi trường của TS Võ Anh Khuê và cộng sự.
Máy hốt lúa - Sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật của một nông dân
Đầu tháng 6/2023, Liên hiệp Hội Phú Yên về thôn Xuân Thạnh 1, xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên để “Mục sở thị” chiếc máy hốt lúa của anh Nguyễn Ngọc Trí, Đồng thời, tư vấn để anh Trí tham gia Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên, lần thứ 10 (2022-2023) vì nhận thấy đây là mô hình sáng tạo, được mọi người đánh giá cao.
Giải Nhất Hội thi toàn quốc: Tôi đã thất bại mấy lần rồi!
Quê anh ở TX Đông Hòa (Phú Yên). Tốt nghiệp cử nhân Địa lý, trường Đại học KHXH &NV ở TP Hồ Chí Minh năm 2007. Anh đi làm thuê một thời gian tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để học hỏi cách làm củi từ trấu. Năm 2009 anh về làng lập nghiệp bằng việc nghiên cứu sản xuất củi đốt bằng việc tái chế vỏ trấu và giàu lên từ sản phẩm này.
Phú Yên: Thầy Nguyễn Lưu Hồng - Người đam mê sáng tạo
Trường cao đẳng Nghề Phú Yên luôn tích cực khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nên nhi đồng (STTN-NĐ), Hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh và đạt nhiều giải cao. Trong đó, thầy giáo Nguyễn Lưu Hồng là người có nhiều đóng góp, ghi dấu ấn sâu đậm cho hoạt động này.
Người ươm mầm khoa học kỹ thuật Việt Nam
Giáo sư, viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Nhà khoa học, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Giải thưởng Hồ Chí Minh , giải thưởng Lúa thế giới; Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Nghĩa lớn!
GS.VS Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học lớn, người đặt nền móng cho ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ nhiệm Báo Khoa học và Đời sống.

Tin mới

Quảng Ngãi: Góp ý tư vấn và phản biện Công viên Quảng trường biển
Ngày 29/9/2023, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức tổ chức tọa đàm tư vấn, phản biện: Đề xuất Chủ trương đầu tư dự án Công viên Quảng trường biển, kết hợp Khu đô thị - Dịch vụ sinh thái thành phố Quảng Ngãi Ông Huỳnh Văn Tố, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hội chủ trì buổi tọa đàm.
Thúc đẩy khoa học, công nghệ vì một Việt Nam thịnh vượng, phát triển bền vững
Với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội chính là thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Bình Phước: Tìm giải pháp ứng dụng công nghệ mới nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp
Sáng 28/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp ứng dụng vật liệu mới và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp”.
Phú Yên: Hội Làm vườn nỗ lực không ngừng góp phần xây dựng nông thôn mới
Là tổ chức xã hội nghề nghiệp của người nông dân, hoạt động trong phạm vi địa bàn toàn tỉnh. Trong những năm qua, với sự nỗ lực không ngừng, Hội đã bám sát chức năng nhiệm vụ và căn cứ điều kiện cụ thể, cùng với cách tiếp cận phù hợp, đổi mới, sáng tạo, từng bước xây dựng tổ chức Hội ngày càng phát triển.
Tham vấn ý kiến các nhà khoa học về Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
Ngày 27/9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt nam tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng chủ trì hội thảo.
Đêm hội trăng rằm - Ấm tình Vusta
Ngày 26/9, Công đoàn và Chi đoàn cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã phối hợp tổ chức chương trình vui Tết Trung thu “Đêm hội Trăng rằm - Ấm tình Vusta” cho các cháu thiếu niên, nhi đồng là con em của cán bộ, công nhân viên cơ quan.
Đổi mới và sáng tạo hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức khoa học công nghệ
Truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học & công nghệ là nhiệm vụ quan trọng và cũng là thế mạnh của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên, nơi tập hợp đông đảo đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, các chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm và tâm huyết trong việc truyền bá kiến thức cho cộng đồng, người dân và xã hội.
Người đam mê những sáng kiến kỹ thuật môi trường từ rác thải
Tại vòng chung khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 10 (2022-2023) tổ chức ngày 3/8 vừa qua, tôi đặc biệt chú ý tới giải pháp “Thiết bị ủ rác thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học cụm dân cư” là 1/41 giải pháp được chọn vào Chung khảo và đã đạt giải Ba, thuộc lĩnh vực: Nông-Lâm-Ngư nghiệp,Tài nguyên và Môi trường của TS Võ Anh Khuê và cộng sự.
Cần đa dạng hình thức phổ biến khoa học cho giới trẻ
Tại Hội thảo chuyên đề: “Tạo môi trường tốt cho các nhà khoa học tham gia phổ biến khoa học” trong khuôn khổ Hội nghị phố biến kiến thức khoa học 2023 được diễn ra tại Công viên Shougang, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Nhiều diễn giả đã đưa ra các mô hình, giải pháp để nâng cao trình độ hiểu biết về khoa học cho giới trẻ.