Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 21/01/2005 17:55 (GMT+7)

Giáo sư Võ Quý, người bạn của thiên nhiên

"Tôi luôn yêu mầu xanh và chim thú"

Giáo sư, Tiến sĩ Võ Quý sinh năm 1929 tại vùng đất giàu truyền thống hiếu học (xã Yên Hồ - huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh). Khi còn bé, ông là một cậu học trò hiếu học và yêu thích khám phá thiênnhiên. Lên cấp hai, Võ Qúy đã thuộc hết các loài chim, các loài cây của quê mình. Tốt nghiệp trường Quốc học (Huế) ông dạy trường Yên Hồ và trường cấp III Phan Đình Phùng. Năm 1951, ông dạy sinh họctại trường Trung cấp sư phạm liên khu IV. Cũng năm ấy, được cử đi học đại học chuyên ngành sinh học tại khu học xá Trung ương. Từ 1956, ông trở thành giảng viên tại khoa Sinh học trường đại học Tổnghợp Hà Nội, có nhiều điều kiện hơn để thực hiện tâm nguyện của mình.

Từ giáo sư chim đến "ông tiên" của môi trường

Những năm 1980, giáo sư Võ Quý đã dần hoàn thiện những bản nghiên cứu về các loài chim ở Việt Nam và trên thế giới, đây cũng là lúc tình trạng phá rừng diễn ra hết sức trầm trọng. Cứ đà phá rừng thếnày, chỉ ít năm sau rừng chẳng còn. Rừng không còn, cuộc sống của chúng ta và con cháu chúng ta cũng không còn nữa, giáo sư nung nấu những dự định về bảo tồn thiên nhiên.

Năm 1991, tỉnh Hà Tĩnh tái lập, giáo sư trở về giúp tỉnh xây dựng dự án đầu tiên về môi trường: "Bảo vệ sự đa dạng vùng hồ Kẻ Gỗ" thuộc hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên. Cái mới của dự án này là bảo tồnthiên nhiên có sự tham gia của cộng đồng. "Người nghèo coi rừng là bát cơm manh áo, không ai có thể cướp đi miếng cơm manh áo ấy. Nếu muốn họ không phá rừng thì phải giúp họ giữ rừng". Thế rồi giáosư đề đạt với Trung tâm Tài nguyên môi trường, lãnh đạo tỉnh, huyện các phương án xóa đói giảm nghèo cho cư dân vùng đệm.

Giáo sư xắn quần cùng bà con nghèo cấy cày trên mảnh ruộng khô cằn. Nhưng no cái bụng vẫn chưa đủ, dân đòi hỏi phải có tiền tiêu. Một hộ cần, nay cả xã cần thì lấy đâu. Giáo sư lại nghĩ kế cho dânkiếm ra tiền bằng cách nuôi ong. Cuộc sống người dân vùng đệm hồ Kẻ Gỗ ngày càng được cải thiện. Giáo sư bàn cách giúp vốn để làm thủy điện nhỏ, giúp hộ đầu vay còn hộ sau nhờ thành quả của hộ trước.Cứ như vậy cả xã cùng giúp nhau thoát nghèo. "Bài học từ lòng dân, dân muốn gì thì giúp bằng cách cho vay, phải gần dân, hiểu và tin dân, thông cảm với dân. Muốn dân không phá rừng thì phải tiếp cậnvới cộng đồng, dân phải được hưởng hiệu quả từ dự án mình làm ra", ông nói.

"Mãi mãi hành tinh xanh"

Cả ba cha con giáo sư đều làm việc tại trung tâm Tài nguyên và môi trường (ĐH Quốc gia Hà Nội). Con cả của giáo sư là Thạc sĩ Vũ Tiến Giang đang cùng em mình là Tiến sĩ môi trường Vũ Tiến Sơn (Phógiám đốc Trung tâm) nối nghiệp cha của mình trên lĩnh vực môi trường. Hiện nay hai anh đang làm chủ dự án "phi gỗ", tức là tìm những cây con trong rừng đưa ra ngoài để bà con trồng trọt, chăn nuôi đểbảo vệ sự đa dạng sinh học. Giáo sư rất mãn nguyện vì ba cha con cùng chung chí hướng.

"Tôi sẽ dành phần lớn số tiền thưởng trên cho việc thành lập Quỹ môi trường. Từ quỹ trên tôi sẽ tiếp tục thực hiện các dự án về phát triển đa dạng sinh học của vùng đệm và giúp đỡ bà con xóa nghèođói", vị giáo sư già trầm ngâm rồi nói tiếp: "Môi trường vẫn bị tàn phá, tôi mong muốn thế giới của chúng ta tràn ngập một mầu xanh, con người và chim thú cùng nhau sống trong một hành tinhxanh".

Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp môi trường, từ 1988 Giáo sư - Tiến sĩ Võ Quý đã được quốc tế tặng thưởng bảy giải thưởng về môi trường, là người Việt Nam đầu tiên, người châu á thứ hai nhậngiải thưởng Hành tinh xanh 2003.

Nguồn: Nguyễn Quốc Linh (Báo Đại đoàn kết), http://www.nhandan.org.vn, ngày 20-6-2003

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.