Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 21/09/2007 16:07 (GMT+7)

Giáo sư - Viện sĩ Phan Cự Đệ: Ba yếu tố để hội nhập thành công

Thực sự tôi đã cảm thấy cực kỳ bất ngờ khi giữa trưa 5/9 nhận được điện thoại của người bạn cũ từ thuở học ở Liên Xô, nhà báo Phan Quỳnh Anh, con gái của GS-VS Phan Cự Đệ. Chị đã nói với tôi bằng giọng thấm đầy nước mắt: Ông cụ nhà mình mất rồi!

Trong phút giây trước mắt tôi hiện lên hình ảnh sống động của nhà nghiên cứu văn học khả kính này khi ông cùng chúng tôi thực hiện cuộc trò chuyện cuối tháng cho chuyên đề ANTGCT số tháng 4 vừa rồi.

Nhiệt huyết và sự tinh anh trong tư duy của ông đã khiến tôi nghĩ rằng, những trí thức như thế có lẽ sẽ phải sống rất lâu. Ai ngờ, GS-VS Phan Cự Đệ đã ra đi ở tuổi 75, lứa tuổi tuy “xưa nay hiếm” nhưng thực ra là còn trẻ so với sức lao động luôn tràn trề của ông.

Như một nén nhang tưởng nhớ GS-VS Phan Cự Đệ, xin được giới thiệu phần chưa công bố của cuộc trò chuyện cuối tháng 4 với ông.

Làm kinh tế cũng thú

Phóng viên (PV):Thưa GS, trong nhiều năm trước đây, ông luôn là một trong những chuyên gia phê bình lý luận văn học hàng đầu ở nước ta. Thế những tác phẩm cũ của ông giờ còn được tái bản không?

GS-VS Phan Cự Đệ (PCĐ): Tôi có may mắn là có những tác phẩm được tái bản tới lần thứ 6, ví dụ như cuốn “ Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”. Cuốn “ Phong trào Thơ mới 1932-1945” cũng được tái bản tới lần thứ 6. Còn cuốn “ Giáo trình Văn học Việt Nam ” được tái bản lần thứ 9. Tất nhiên, việc này  nó cũng có những yếu tố riêng của nó.

Thứ nhất, là mỗi lần tái bản tôi đều có bổ sung và sửa chữa. Thứ hai, khi viết, bao giờ tôi cũng cập nhật những lý luận mới nhất của thế giới.

Khi tôi viết “ Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”, tôi là một trong những người ở ta đọc sách của Bakhtin (một chuyên gia lý luận văn học cự phách của Liên Xô cũ - HTQ) sớm nhất.

Năm 1970, anh Tạ Quang Bửu gọi tôi lên, khen tôi về bài viết về “Ngôn ngữ và tiểu thuyết”. Ông bảo, trời ơi, ông viết mới quá! Tôi mới thưa rằng, thưa anh, phương pháp luận là của Bakhtin, tôi chỉ là người áp dụng vào nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam thôi…

PV: Ông đọc Bakhtin bằng nguyên bản tiếng Nga?

GS-VS PCĐ: Hồi nhỏ, tôi đã học tiếng Pháp. Tới năm 1961, tôi đã “dứt điểm” được tiếng Nga.

PV:Tự học?

GS-VS PCĐ: Không, học với thầy hẳn hoi. Ông Nikulin là thầy dạy tôi tiếng Nga (Nikulin là một trong những chuyên gia hàng đầu ở Liên Xô cũ về văn học Việt Nam , rất thạo tiếng Việt - HTQ). Nhờ có ngoại ngữ nên tôi đã đọc nhiều sách nước ngoài và vì thế, đã có được một điểm tựa lý luận khá tốt.

PV:Tôi muốn hỏi điều này, biết được lý luận nước ngoài là tốt. Nhưng nếu chúng ta quá dựa vào phương pháp của người ngoài để nghiên cứu văn học Việt Nam thì liệu có bị hạn chế tính sáng tạo không?

GS-VS PCĐ: Với riêng trường hợp của tôi thì không phải lo điều này. Bởi vì sau khi ra trường, tôi đã có thời gian 3 năm “cắp cặp” làm trợ lý theo anh Hoài Thanh. Đấy cũng là một cái may của tôi vì nhờ thế, tôi đã có điều kiện nắm bắt rất sát tình hình sáng tác trong nước.

Hơn nữa, tôi ngay từ đầu đã nổi tiếng về tư liệu. Công tác chuẩn bị tư liệu của tôi tốt lắm. Nếu không dựa trên tư liệu văn học sử thì dễ bị như anh vừa nói, lý luận nước ngoài sẽ làm cho anh có cách nhìn biến dạng vào thực tế.

Với tôi, nguyên tắc làm việc là không để cho tư liệu nó “phản” mình. Tư liệu cũng có tiếng nói riêng của nó, nếu anh cứ lấy lý luận ốp vào một cách máy móc thì anh “bị” ngay!

Hiện nay, tôi thấy một số anh em đi học ở Nga về đang mắc căn bệnh này. Lý do rất đơn giản: Đó là vì anh không có nền văn học sử tốt.

PV:Anh không biết căn bản thực tế mà chỉ có lý luận học được ở nước ngoài nên mới thành ra như thế?

GS-VS PCĐ: Đúng vậy. Tôi làm tư liệu tốt vì không chỉ tôi có tới 25 năm ngồi trong thư viện mà còn bởi tôi đã làm việc với từng ông văn nghệ sĩ một, tôi có hồ sơ về từng người… Thế mới nói có sách mách có chứng!

PV:Ông hình như cũng biết cả tiếng Anh?

GS-VS PCĐ: Tôi bắt đầu học tiếng Anh từ năm 1946 cơ, nhưng chỉ từ năm 1982 tôi mới trở lại với nó. Khi ấy, tôi sang Hawaii họp.

PV:Ông họp gì ở đấy?

GS-VS PCĐ: Tôi dự Hội nghị Quốc tế về Việt Nam . Trở về nhà, tôi mới nảy ra ý đề nghị thành lập Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Quốc tế từ năm 1990, ở trong Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia.

17 năm qua, tôi phải tự hào mà nói rằng, Trung tâm đã tổ chức được 10 cuộc hội thảo quốc tế mà không lấy của Nhà nước một xu nào. Trong đó có cuộc hội thảo sang trọng nhất, kéo dài 3 ngày ở Hà Nội là Hội thảo về văn học Bắc Âu.

Lần đầu tiên, Trung tâm của chúng tôi dám mời 15 nhà văn Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy sang Việt Nam, chi cho tiền vé máy bay đi về, tiền ăn ở tại Hà Nội, đi Hạ Long, đi TP HCM… Khi đó, chúng tôi đã xin được tài trợ của bạn.

PV:Đấy là vào năm nào?

GS-VS PCĐ: Năm 1993… Chúng tôi cũng từng tổ chức một cuộc hội thảo về văn học Việt Nam ở Đan Mạch. 12 nước tham dự, còn mình là Chủ tịch. Là Chủ tịch Hội thảo nhưng không cần bỏ ra xu nào ( cười).

PV:GS văn chương mà lại có đầu óc kinh tế thị trường như ông thì quả “xưa nay hiếm”!

GS-VS PCĐ: Một số người ngạc nhiên vì sao tôi lại có khả năng tổ chức như thế. Xin thưa là, ngày xưa, khi còn đi học, tôi đã tham gia công tác Đoàn thanh niên từ rất sớm và sau này tôi đã từng làm Bí thư Đoàn thanh niên Trường Đại học Sư phạm… Kinh nghiệm ở đấy mà ra…

PV:Đã từng có một cựu Bí thư Đoàn trở thành Tổng thống Liên Xô thì một Hiệu Đoàn trường trở thành Chủ tịch Trung tâm như ông thì cũng không có gì làm lạ cả (cười).

GS-VS PCĐ( cũng cười): Câu lạc bộ Giao lưu Văn hóa Quốc tế mà tôi cũng làm Chủ tịch được thành lập từ năm 1995. Trong 12 năm qua, CLB đã tổ chức được tới 193 buổi hội thảo.

Tôi là người thích làm việc, làm cả chức Chủ tịch hợp tác về đầu tư doanh nghiệp Mỹ - Việt Nam và Chủ tịch về hội nghị khủng hoảng tiền tệ châu Á… Giờ tôi không chỉ cần kiến thức văn học mà còn phải hiểu biết về cả kinh tế.

PV:Tôi xin hỏi thực, ông làm về kinh tế có thấy hứng thú không hay chỉ đơn giản là vì cần phải làm như thế?

GS-VS PCĐ: Hứng thú chứ. Làm những công việc này, tôi học thêm được nhiều thứ lắm…

Dựa vào nguồn cội

PV:Nếu không có căn bản phương Đông và không có căn bản văn hóa dân tộc thì mọi sự hội nhập với phương Tây đều là vô nghĩa?

GS-VS PCĐ: Đúng thế. Mới rồi, tôi có làm một công trình về Ngô Tất Tố. Tôi mới ngạc nhiên nhận thấy rằng, Cụ Đầu Xứ Tố đã đọc rất nhiều tài liệu của Mỹ, của Nhật qua bản dịch ra tiếng Trung Quốc.

Từ những năm 30 của thế kỷ trước mà Cụ Tố đã viết rất rành rẽ về vấn đề người Do Thái và người Palestine …

PV:Hồi đó, Cụ Tố làm báo ở Chợ Lớn, với ông Tản Đà…

GS-VS PCĐ: Tại Chợ Lớn hồi đó có cả một chi bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhà xuất bản Tam Liên của Trung Quốc cũng có một đường dây đi qua Chợ Lớn nên sách tiếng Trung vào đó khá nhiều. Cụ Tố có sách đọc là nhờ thế…

Tôi muốn nhắc lại là, trên con đường hội nhập bây giờ, anh không thể có phương Đông mà lại quên phương Tây, và anh cũng không thể có phương Tây mà quên phương Đông. Và anh càng không thể bỏ qua truyền thống dân tộc. Ba yếu tố đó nó kết với nhau thì mới có thể hội nhập thành công…

PV:Xin cảm ơnông!

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.