Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 18/12/2004 16:37 (GMT+7)

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận: Nhân loại là vấn đề mà tôi quan tâm

GS. Trịnh Xuân Thuận sinh năm 1948 tại Hà Nội. Ở bậc trung học, ông theo học các trường Yersin ở Đà Lạt và trường Jean Jacques Rousseau ở Sài Gòn (nay là trường PTTH Lê Quý Đôn - TP. HCM). Những năm1965 - 1966, ông du học tại Thuỵ Sỹ. Năm 1967, ông giành được học bổng lên thẳng năm thứ hai của ba trường đại học danh tiếng của Mỹ. Ông chọn Học viện Công nghệ Caltech (California) vì nơi đây cónhững giáo sư giỏi nhất thế giới, nhiều người trong số họ đã từng đoạt giải Nobel. Tại đây, ông được tiếp xúc với kính thiên văn Palomar (đường kính 5m) -kính thiên văn lớn nhất thế giới lúc bấy giờ- thêm vào đó, năm 1967 cũng là thời điểm “thăng hoa”của ngành vật lý thiên văn với vô số những kiến thức mới mẻ như việc phát hiện ra nhiều thiên hà, thuyết giãn nở vũ trụ, vụ nổ tia X, tia gamma…,đã đưa ông đến bước ngoặt quyết định thôi không nghiên cứu vật lý lý thuyết như dự định ban đầu mà chuyển hẳn sang nghiên cứu vật lý thiên văn. Từ năm 1976 đến nay ông là giáo sư chuyên về thiên vănhọc của trường ĐH Virginia. Ông đã viết khoảng 200 bài tiểu luận về sự hình thành các yếu tố trong Big Bang và Thiên hà cùng sự tiến triển của chúng.

Nghiên cứu vật lý thiên văn là sự nghiệp của đời ông nhưng đích đến của sự nghiên cứu này, theo ông: “Cuối cùng, cái mà tôi chú ý không phải chỉ nói rằng Trái đất quay quanh Mặt trời hay Mặt trờiquay quanh Trái đất , mà là việc con người xác định vị trí mình ở trong vũ trụ đó như thế nào. Chung quy lại, chính nhân loại là vấn đề mà tôi lưu tâm”. Với mục đích mang tính nhân văn là con ngườinên trong lần về thăm quê hương này, GS Trịnh Xuân Thuận mong muốn đóng góp được một điều gì đấy cho nền giáo dục Việt Nam. Trong khoảng thời gian 1 tháng ông dự định gặp hiệu trưởng các trường đạihọc ở TP. HCM và Hà Nội với chủ đề chính là trao đổi về các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học, giáo dục giữa các đại học Việt Nam và Mỹ; tổ chức một buổi nói chuyện về vũ trụ với người dân HàNội bởi ông nhận thấy buổi nói chuyện mới đây tại TP. HCM về lý thuyết “Vụ nổ lớn Big Bang” tại trường ĐH Dân lập Ngoại ngữ và Tin học TP. HCM của ông không chỉ thu hút đối tượng sinh viên mà cònđược cả người dân TP. HCM, những người không làm công tác khoa học, quan tâm.

Các nước Châu Á, đặc biệt là hai nước Hàn Quốc và Nhật Bản, những quốc gia hầu như không có tài nguyên nào đáng kể và đều bị chiến tranh tàn phá đến kiệt quệ. Ngay khi chiến tranh vừa kết thúc, họlập tức bắt tay vào xây dựng đội ngũ khoa học- kỹ thuật bằng cách gửi sinh viên ra nước ngoài học tập. Ban đầu chỉ là học hỏi những điều chưa biết để làm theo, dần dần họ đã phát huy được tinh thầnsáng tạo, biến kiến thức thành nội lực của đất nước để rồi khi trở về, lực lượng này đã đưa Nhật Bản trở thành nước giàu thứ hai trên thế giới sau Mỹ, hay biến “sỏi đá” Hàn Quốc thành ti-vi màn hìnhphẳng, điện thoại di động kỹ thuật cao… GS rất tâm đắc với những bài học tự đi lên bằng khoa học, công nghệ của họ. Ông muốn rằng qua những công việc và những buổi nói chuyện về khoa học của mình vớiđối tượng chủ yếu là đại chúng và những người làm công tác khoa học ông sẽ “ truyền cho họ niềm đam mê đối với khoa học - kỹ thuật và nuôi dưỡng ước mơ ra nước ngoài học tập”, bởi theo ông “Sống ởđời, phải có đam mê. Hãy đưa thật nhiều người đi du học, và chỉ cần 1% trong số họ học thành tài trở về xây dựng đất nước thì chúng ta cũng đã có cơ hội phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sốngrồi.”

Với những đóng góp của GS Trịnh Xuân Thuận cho khoa học và cho cuộc sống, ông được coi là nhà thiên văn đại chúng hay nói như TS. Patterson “Đối với nhà thiên văn bậc thầy Trịnh Xuân Thuận, có mộtđiều rất rõ ràng là: Vũ trụ này sẽ không có nghĩa lý gì nếu không có con người để đánh giá vẻ đẹp và sự hài hoà của nó.”

----------------------------------------------------------------------------------------------

Các tác phẩm của GS Trịnh Xuân Thuận bao gồm:
Giai điệu bí ẩn (1988); Khám phá: Khai sinh vũ trụ; Big Bang và sau đó (1992); Hỗn độn và hài hoà (1998); Cái vô hạn trong lòng bàn tay (2000); Nguồn gốc và nỗi buồn (2003);Lượng tử và hoa sen (2004)…
(Trong số đó, cuốn Hỗn độn và hài hoàlà cuốn bán chạy nhất nước Pháp năm 2000.

Ba cuốn đã được dịch sang tiếng Việt là Giai điệu bí ẩn; Hỗn độn và hài hoàTrò chuyện với Trịnh Xuân Thuận.

Sắp tới, bản dịch tiếng Việt cuốn Lượng tử và hoa sensẽ ra mắt bạn đọc ở Việt Nam.)

Băng Tâm
Tổng hợp từ các nguồn trên internet

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.