Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 10/07/2006 15:19 (GMT+7)

Giáo sư Tôn Thất Tùng - Nhà khoa học lớn

Thuở nhở, ông học ở Huế, sau ra Hà Nội học tiếp tốt nghiệp bác sĩ y khoa làm việc ở các bệnh viện Hà Nội.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được cử làm Giám đốc Bệnh viện Phủ Doãn, Hà Nội. Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm Cố vấn phẫu thuật ngành Quân y thuộc Bộ Quốc phòng. Năm 1947, ông làm Thứ trưởng Bộ Y tế.

Từ năm 1945, ông làm Giám đốc Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, giáo sư tại trường Đại học Y khoa Hà Nội. Ông là đại biểu Quốc hội liên tục nhiều khoá và giữ các chức vụ: Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Liên Xô, hội viên Hội Quốc gia những nhà phẫu thuật nước Cộng hoà Dân chủ Đức và nhiều tổ chức quốc tế khác.

Tôn Thất Tùng đã dành cả đời mình cho y học. Khi còn là sinh viên nội trú Bệnh viện Phủ Doãn (nay là Bệnh viện Việt Đức), năm 1938, làm nhiệm vụ mổ xác để kết luận chẩn đoán đúng sai, Tôn Thất Tùng đã có những nhận xét: Sách nói sỏi mật nằm trong túi mật, nhưng thực tế đối với người Việt Nam, sỏi lại hay ở trong gan, và con giun đũa thì ở ruột non, ruột thừa, ống mật, ống gan, mạch máu, phế quản… đều thấy nó. Từ đó, một cơ chế bệnh lý mới về bệnh gan mật được hình thành trong ý nghĩa của Tôn Thất Tùng. Và nhiều người bệnh đã được cứu sống.

Từ năm 1935 đến 1939, Tôn Thất Tùng đẫ phẫu tích trên 200 lá gan người chết, vẽ thành sơ đồ, và chỉ bằng dụng cụ thô sơ, ông đã nạo đi tổ chức gan, phát hiện hệ thống mạch máu trong gan. Từ đó, ít năm sau, Tôn Thất Tùng đã cống hiến cho y học thế giới cách mổ gan khô. Với cách mổ truyền thống, các thuỳ gan bị cắt ngang sẽ chảy máu, mà cầm máu ở gan thì rất khó. Với Tôn Thất Tùng, cắt gan như kiểu người ta tẽ từng múi bười, múi bệnh loại bỏ, múi lành vẫn nguyên vẹn. Xác định ranh giới từng múi là nhờ hệ thống mạch máu được phát hiện. Khi cắt thuỳ gan nào thì phải thắt trước các mạch máu cho thuỳ gan đó. Nói tóm lại, mổ khô là mổ không để gây chảy máu. Giáo sư đã sáng tạo ra “Phương pháp mổ gan Tôn Thất Tùng” được giới y khoa thế giới công nhận và ứng dụng. Hai học trò cưng của giáo sư là Đỗ Kim Sơn và Tôn Thất Bách trở thành cặp bài trùng từng được mời đi thuyết giảng và trình diễn lâm sàng tại nhiều nước châu Âu, châu Mỹ….

Tôn Thất Tùng thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu mà nhiều người ít quan tâm như: Đề tài nghiên cứu con giun, xây dựng lý thuyết và nhiều cơ chế bệnh lý, phát hiện bệnh giun chui ống mật và đã cứu sống được nhiều người.

Tôn Thất Tùng có nhiều cách chuẩn đoán và phẫu thuật thần kỳ, trở thành nhân vật huyền thoại về tài năng điều trị bệnh.

Ông lưu ý với các nhà quản lý rằng, nghiên cứu khoa học là một loại lao động phức tạp, tinh vi kết hợp cả chân tay và trí óc, nếu chỉ qua sách vở thì đấy là “triết học”. Theo ông, khoa học là cuộc vùng lên không ngừng của trí tuệ con người đối với mọi sự việc (*). Ông đòi hỏi người làm khoa học phải dũng cảm và chân thực. Có dũng cảm mới dám chân thực và có chân thực mới phát hiện cái mới. Ông đã lên án tội ác của kẻ xâm lược dùng khoa học để phá huỷ con người và môi trường sống. Ông đã nghiên cứu rất sớm tác hại của chất độc màu da cam và báo động cho nhân loại.

Những vấn đề trên được ông trình bày trong nhiều bài báo được đăng tải rải rác trên các báo trong nước, đến nay, đọc lại, càng thấy sự sâu sắc của ông về nhiều lĩnh vực xã hội.

Giờ giao ban buổi sáng ở bệnh viện do ông làm giám đốc, từ vị chủ nhiệm khoa đến sinh viên Y khoa đều thu nhận được thêm những kiến thức về chuyên môn, về đạo lý làm người, về đời sống thường nhật.

Không chỉ là nhà khoa học lớn, giáo sư còn đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Tôn Thất Tùng còn là một nhà báo, nhà thơ. Trong con người ấy, còn ẩn chứa một hồn thơ.

Khi còn là sinh viên, Tôn Thất Tùng có lần gửi cho nhà thơ lớn của nước Pháp Paul Valéry (1871-1945) mấy bài thơ do ông sáng tác bằng tiếng Pháp. Paul Valéry rất thích thú với mấy bài thơ ấy.

Trong lời đề từ cho tác phẩm “ Đường vào khoa học của tôi” Giáo sư Tôn Thất Tùng chọn mấy câu thơ sau:

Bền bỉ bền bỉ trong lòng xanh

Mỗi hạt nhân về thầm lặng

Có thể sinh quả chính cành

(Paul Valéry)

Giữa chiến dịch Thu Đông 1947, ông đã sáng tác 4 câu thơ trong bài Hồi tưởngđể tặng các học trò của ông:

… Chúng ta sẽ gặp nhau, cái hạnh phúc yên bình

Đạm bạc sống căn nhà tranh yên tĩnh/

Lúa lại xanh trên những cánh đồng xanh

Những lứa đôi dưới hoa mận đầy cành

Do những cống hiến to lớn của ông trong lĩnh vực y học. Giáo sư Tôn Thất Tùng được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý khác.

Giáo sư Tôn Thất Tùng là Giáo sư Y khoa nổi tiếng về gan và giải phẫu được giới Y học quốc tế đánh giá rất cao.

Ông để lại các tác phẩm chính:

- Viêm tuỵ cấp tính và giải phẫu (xuất bản trước 1945).

- Cắt gan.

- Đường vào khoa học của tôi.

Và nhiều công trình, báo cáo khoa học có giá trị.

Giáo sư Tôn Thất Tùng đã làm rạng rỡ nền y học nước ta bằng những thành tựu khoa học, bằng lý tưởng phục vụ người bệnh và bằng phương pháp tư duy của người đi tìm chân lý khoa học.

Ông mất tại Hà Nội vào ngày 7-5-1982, hưởng thọ 70 tuổi.

Đám tang của ông, những người được ông cứu chữa đã nối dài mãi vào đoàn người đi sau linh cữu bày tỏ lòng thương cảm và biết ơn đối với người thầy thuốc của mình.

_________

(*) Trong bài “Phương pháp khoa học và con người khoa học”

Nguồn: Thế giới trong ta, số 243, 10/05, tr 21

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…