Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 25/06/2007 23:23 (GMT+7)

Giáo sư Tạ Quang Bửu - Hiện thân của một danh nhân huyền thoại

Giáo sư Tạ Quang Bửu đã nhận được sự ngưỡng mộ, kính phục của nhiều nhà khoa học trên thế giới, của kiều bào người Việt ở nước ngoài và của cả giới trí thức trong nước.

Nhìn lại cuộc đời của giáo sư, người ta thấy ông là chân dung của một con người rất đời thường, nhưng cũng chính ông là hiện thân của một danh nhân huyền thoại.

Giáo sư Tạ Quang Bửu sinh ngày 23-7-1910, tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một vùng “đất học” nổi tiếng văn hiến.

Ông Tạ Quang Diễm, cha giáo sư Tạ Quang Bửu, làm huấn đạo tại một vùng heo hút ở Thanh Hóa, sau chuyển vào làm giáo thụ tại Tam Kỳ, Quảng Nam.

Thuở nhỏ, Tạ Quang Bửu học ở Tam Kỳ, Quảng Nam, sớm bộc lộ tư chất thông minh, hiếu học, ông học môn nào cũng giỏi, nổi tiếng “thần đồng” lúc bấy giờ.

Năm 1922, ông học hết bậc tiểu học ở Huế và thi vào trường Quốc học Huế với điểm số khá cao, đứng thứ 11.

Mùa hè năm 1926, ông thi lấy bằng thành chung. Mặc dầu còn chịu tang cha, nhưng trong kỳ thi này, ông vẫn đứng thứ nhì, chỉ sau Hoàng Xuân Hãn đỗ thủ khoa.

Sau đó, Tạ Quang Bửu ra Hà Nội học ở trường trung học “bảo hộ” (tức trường Bưởi).

Năm 1929, anh đạt được kỳ tích: đỗ đầu tú tài bản xứ, đỗ đầu tú tài Tây ban Toán và đỗ cao tú tài Tây ban Triết. Thành tích đó thể hiện xu hướng bách khoa mà ông sẽ phát triển sau này.

Vào thời điểm trên, Thượng thư Bộ Lại triều Nguyễn là Nguyễn Hữu Bài lập ra “Hội Tây du học”, chủ trương chọn lựa những thanh niên ưu tú gửi sang đào tạo ở Pháp. Tạ Quang Bửu nằm trong số rất ít được nhận một suất học bổng du học.

Từ biệt gia đình và quê hương, Tạ Quang Bửu lên đường sang Paris – trung tâm khoa học của châu Âu – nơi mà rất nhiều nhà khoa học hằng mơ ước được đặt chân tới.

Tại Paris, Tạ Quang Bửu được nhận vào học ở lớp toán đặc biệt của Trường Louis le Grand. Năm 1930, anh bắt đầu theo học chương trình cử nhân khoa học ở Trường Đại học Sorbonne.

Theo phương châm học để biết, chứ không phải để lấy bằng cấp, Tạ Quang Bửu say mê nghiên cứu toán, vật lý lý thuyết, vật lý lượng tử, cơ học... với những giáo sư nổi tiếng. Tri thức đã cuốn hút Tạ Quang Bửu từ Viện Henri Poincaré ở Parisxuống Bordeaux, rồi sang cả Trường Đại học Oxford . Chính trong thời gian này, anh đã thu nạp được một khối lượng lớn kiến thức toán cao cấp. Đó là cơ sở để vào năm 1961, giáo sư Tạ Quang Bửu viết cuốn “ Về cấu trúc của Bourbaki” (Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật). Công trình này được đánh giá rất cao không chỉ ở trong nước mà cả trên thế giới.

Tạ Quang Bửu là một trong bốn người Việt Nam đầu tiên được Trường Đại học Sorbonne cấp bằng Cử nhân Toán học. Sau đó, anh rời Paris, xuống thành phố Bordeaux, miền Nam nước Pháp, để học thêm về cơ học và cơ sinh học. Nhờ đó, anh có những hiểu biết sâu rộng về cơ học, cơ sinh học, cơ học lượng tử, giúp anh trở thành một trong những người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu, giảng dạy và sáng lập ra Hội Cơ học nước ta.

Không dừng lại ở đó, Tạ Quang Bửu trúng tuyển và được nhận học bổng của Trường Đại học Oxford, một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học rất nổi tiếng của nước Anh. Trường Đại học Oxford là cái nôi của ngành Vật lý lượng tử, một ngành khoa học mà anh đang nghiên cứu.

Tháng 3-1934 (1), Tạ Quang Bửu bỏ dở việc học hành, nghiên cứu và trở về nước. Biết ông là một trí thức có tài, chính quyền thuộc địa muốn dùng, nhưng ông từ chối và nhận lời mời dạy cho Trường Thiên Hựu (Providence) ở Huế, đồng thời tiếp tục con đường tự học. Giữa cố đô Huế đã xuất hiện một giáo sư trung học người Việt Nam uyên bác, thông thạo hầu hết các ngành khoa học tự nhiên, giỏi ngoại ngữ, lại có tư tưởng bài thực dân.

Tháng 10-1942, ông nghỉ dạy học, sang làm cho Hãng điện nước Huế.

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp 9-3-1945, ông làm giám đốc Nhà máy điện Huế.

Sau Cách mạng Tháng Tám, Giáo sư Tạ Quang Bửu được giao giữ nhiều trọng trách: Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao; thành viên Phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Đà Lạt và Fontainebleau (1946); Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1946-1947); Bộ trưởng Quốc phòng (1947-1948); thành viên Phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève về Đông Dương (1954). Hòa bình lập lại, Giáo sư là Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước. Từ năm 1965 đến 1976, Giáo sư giữ chức Bộ trưởng Bộ Đại học và Chuyên nghiệp. Giáo sư là đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VI.

Những tác phẩm của Giáo sư gồm có: Nguyên tử - hạt nhân – vũ trụ tuyến; Sống; Vật lý cương yếu; Thống kê thường thức; (1948); Về cấu trúc của Bourbaki(1961). Những công trình khoa học này thể hiện tầm hiểu biết rộng lớn của giác giả. Đặc biệt, cuốn Vật lý cương yếuđã được các nhà khoa học đương thời đánh giá là “Công trình bao quát được các lý thuyết mới, một sự tổng hợp có giá trị về phương diện khoa học cũng như triết học khoa học”.

Do những công lao to lớn đối với đất nước, Giáo sư Tạ Quang Bửu được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý, và năm 1996, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ với “ Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học, kỹ thuật hiện đại, chỉ đạo các nhiệm vụ kỹ thuật quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”.

Giáo sư Tạ Quang Bửu mất tại Hà Nội ngày 21-8-1986, hưởng thọ 76 tuổi.

Hình ảnh sáng ngời về Giáo sư Tạ Quang Bửu sẽ sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam và đồng nghiệp, bạn bè trên thế giới.

_________

(1) Có tài liệu nói, ông về nước năm 1936.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.