Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 03/07/2014 21:03 (GMT+7)

Giáo sư Nguyễn Quang Thạch

  Công nghệ khí canh là một thành tựu mới trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp của thế giới, nó ra đời vào khoảng những năm 80 của thế kỉ XX, và bắt đầu phát triển mạnh vào khoảng những năm đầu của thế kỉ XXI. Với công nghệ này, lần đầu tiên loài người biết đến phương pháp trồng cây không cần đất, bởi nguyên lí của công nghệ này là phun dinh dưỡng dạng sương mù vào bộ rễ để nuôi cây mà không cần trồng trực tiếp xuống đất như phương pháp truyền thống, hoặc nhúng vào nước như phương pháp thủy canh. Tính ưu việt của công nghệ này là có thể giảm tới 90% lượng nước, 95% lượng phân bón và 99% lượng thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, năng suất cây trồng không những cao vượt trội mà sản phẩm sau thu hoạch cũng hoàn toàn sạch.

Sự xuất hiện của công nghệ mới này đã ngay lập tức thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Đặc biệt, những nước nắm giữ công nghệ này như Mỹ, Hàn Quốc, Úc… thường giấu kín và không công bố rộng rãi, vì vậy các nước rất khó tiếp cận. 

GS Nguyễn Quang Thạch giới thiệu với đoàn chuyên gia Đức (thuộc Viện Nghiên cứu Giống cây trồng Quốc gia Đức) về công nghệ khí canh của Việt Nam.

GS Nguyễn Quang Thạch trong một buổi giảng bài với sinh viên lớp cao học công nghệ sinh học.

«...
           GS. TS. NGND Nguyễn Quang Thạch sinh năm 1943
Từng tu nghiệp tại Pháp và Đức. Hiện là Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Sinh học Nông nghiệp (Đại học Nông nghiệp Hà Nội). Phó Chủ tịch Hội các Ngành Sinh học Việt Nam. Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hiệp hội Khoai tây Việt Nam. Thành viên Ban cố vấn AFOB (Asian federation of Biotechnology). Năm 2008, được trao Giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam VIFOTEC.

Ở Việt Nam có một nhà khoa học đã sớm quan tâm đến phương pháp này, đó chính là GS. TS. NGND Nguyễn Quang Thạch, Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Sinh học Nông nghiệp (trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội). Sau nhiều năm theo dõi và nghiên cứu, đến đầu những năm 2000, GS Nguyễn Quang Thạch đã tìm cách đưa được phương pháp này về Việt Nam để ứng dụng thử nghiệm trong lĩnh vực sản xuất khoai tây giống sạch bệnh và nhanh chóng thu được những kết quả khả quan, mở ra một hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.

Chúng tôi gặp GS Nguyễn Quang Thạch khi ông đang có buổi làm việc với đoàn chuyên gia của Viện Nghiên cứu Giống cây trồng Quốc gia Đức, ngay tại vườn sản xuất khoai tây giống bằng công nghệ khí canh của Viện Sinh học Nông nghiệp. Đoàn chuyên gia Đức sang Việt Nam lần này vừa để tham quan tìm hiểu về công nghệ khí canh của Việt Nam, vừa phối hợp với nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Quang Thạch để cùng nghiên cứu tạo ra giống khoai tây mới có khả năng kháng bệnh mốc sương, một loại bệnh rất nguy hiểm hại khoai tây. 

Nói chuyện với các chuyên gia Đức, GS Nguyễn Quang Thạch cho biết, dự tính sắp tới, khu vườn này sẽ cho ra hàng chục vạn củ khoai tây giống sạch bệnh, chất lượng cao dùng để làm bộ giống gốc cho ngành sản xuất khoai tây giống ở Việt Nam. 

GS Thạch cho biết thêm, bằng công nghệ khí canh, ông và các đồng nghiệp đã có thể chủ động điều khiển được sự sinh trưởng và hình thành củ, nhờ đó mà số lượng củ có thể đạt từ 15 – 200 củ/cây, tùy theo giống. Trong khi đó, các phương pháp cũ chỉ có thể cho 5 - 10 củ/cây. Có thể nói, đây là một bước đột phá trong lĩnh vực sản xuất củ khoai tây giống gốc.

Chia sẻ với chúng tôi về chuyện nghề, GS Nguyễn Quang Thạch tâm sự: “Đời mình như có nhân duyên với cây khoai tây, lần đầu tiên được đi tu nghiệp tại trường Đại học Orsay Paris ở Pháp, mình được Giáo sư R.Nozerance đào tạo về kĩ thuật nuôi cấy mô khoai tây; rồi sau đấy lần tu nghiệp thứ hai tại Đức mình lại được Giáo sư G.Wenzel đào tạo về công nghệ chọn tạo giống khoai tây bằng dung hợp tế bào trần. Kể từ đó, cuộc đời của mình gắn chặt với sự nghiệp nghiên cứu công nghệ nhân giống và tạo giống khoai tây."
GS Nguyễn Quang Thạch hướng dẫn sinh viên tại vườn ươm của Viện Nghiên cứu Sinh học Nông nghiệp
GS Nguyễn Quang Thạch kiểm tra các mẫu giống ươm tại phòng thí nghiệm.
GS Nguyễn Quang Thạch hướng dẫn các cán bộ trẻ tại phòng thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Sinh học Nông nghiệp.

Một trong những may mắn khác của GS Nguyễn Quang Thạch đó là ông đã được trực tiếp học hỏi kinh nghiệm và bí quyết công nghệ từ chính tác giả của phương pháp công nghệ khí canh là TS. Stoner của Đại học Colorado (Mĩ) và nhà nghiên cứu nhân giống khoai tây bằng khí canh của Hàn Quốc là TS. Chang D.C.

Nhờ đó, năm 2006, ông chính thức bắt tay vào thực hiện đề tài cấp Nhà nước thuộc Chương trình Công nghệ Sinh học Quốc gia “Nghiên cứu làm chủ công nghệ khí canh và xây dựng mô hình công nghiệp sinh học sản xuất giống khoai tây, rau, hoa sạch bệnh”. Sau 4 năm miệt mài vất vả nghiên cứu cùng các cộng sự, đến năm 2010, công trình đã được nghiệm thu với kết quả xuất sắc.

Thành công tiếp nối thành công, GS Nguyễn Quang Thạch đã mạnh dạn đưa công nghệ khí canh vào ứng dụng trong việc nhân giống, ươm giống cho nhiều loại cây trồng khác nhau như: hoa cẩm chướng, thược dược, ớt, dâu tây, cây dược liệu… 

Có thể nói, việc ứng dụng thành công công nghệ khí canh trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xây dựng một nền khoa học nông nghiệp Việt Nam tiên tiến, xanh, sạch và bền vững, có một phần đóng góp không nhỏ của GS. TS. NGND Nguyễn Quang Thạch./.



Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…