Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 09/05/2014 21:11 (GMT+7)

Giáo sư Hoàng Xuân Nhị, một trí thức tận trung với nước

  Năm 1936, đang là sinh viên Luật khoa, do kết quả học tập xuất sắc, ông được nhận học bổng đi Pháp của một tổ chức tự nguyện là Hội Khuyến khích du học. Năm 1937, ông lấy bằng cử nhân văn chương và triết học ở Pa-ri. Có lẽ ông sẽ trở thành công chức hay nhà khoa học người Pháp nếu năm 1946 Bác Hồ không sang Pa-ri để vận động hòa bình và kêu gọi các trí thức về nước tham gia kháng chiến.

Cách đây không lâu, tôi được gặp bác Lê Tâm, người kỹ sư thiết kế và chỉ đạo thi công mở rộng con đường từ Lạng Sơn về Thái Nguyên, tức "Ðường Bắc Sơn - Ðình Cả - Thái Nguyên", "Ðường ta rộng thênh thang tám thước" như trong thơ Tố Hữu viết. Bác Tâm học cùng trường với GS Trần Ðại Nghĩa. Chuyến tàu của bác Tâm và GS Hoàng Xuân Nhị về trễ, đúng ngày 23-12-1946, ngày Toàn quốc kháng chiến mới về đến Xin-ga-po. Ở Hải Phòng có đánh nhau to, tàu phải cập cảng Sài Gòn. Bác Tâm về quân giới, trở thành người chế súng bắn được xe tăng và tàu thủy Pháp y như GS Trần Ðại Nghĩa ở Việt Bắc.

Còn GS Hoàng Xuân Nhị thì được giao phụ trách công tác văn hóa, được coi là trí thức lớn của Nam Bộ. Tại bưng biền, năm 1947, GS được được Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ bổ nhiệm làm Giám đốc Viện Văn hóa Kháng chiến. Ông sáng lập báo La Voix du Maquis (Tiếng nói kháng chiến), là tờ báo ngoại ngữ đầu tiên ở chiến khu cách mạng. Cùng với tờ La Voix du Maquis, công tác địch vận của chính phủ kháng chiến khiến binh lính Âu, Phi trong quân đội Pháp theo kháng chiến ngày càng nhiều. Do giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ðức... GS Hoàng Xuân Nhị được giao làm chính trị viên của binh đoàn quốc tế gồm các binh sĩ rời bỏ hàng ngũ của Pháp.

Khi ngành văn hóa thống nhất với ngành giáo dục, GS Hoàng Xuân Nhị được bổ nhiệm làm Giám đốc Nha giáo dục Nam Bộ. Ông là Ủy viên Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ; Ủy viên Khu ủy Khu 9.

Năm 1949, GS Hoàng Xuân Nhị chủ trì mở lớp sư phạm đặc biệt mang tên Phan Chu Trinh đào tạo đội ngũ giáo viên, trí thức mới cho Nam Bộ.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Hoàng Xuân Nhị tập kết ra Bắc, làm giáo sư tại Trường đại học Sư phạm, đại học Tổng hợp Hà Nội; Chủ nhiệm khoa Ngữ - Văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1957 đến năm 1982.

Khả năng vượt trội về lòng quyết tâm và sự tự học của ông thật đáng kinh ngạc. Lẽ ra ông được phân công và có thể xin dạy văn học Pháp, văn học Ðức hay văn học Anh, Mỹ. Song, văn học Pháp thì đã có GS Nguyễn Mạnh Tường. Các môn khác chưa có trong chương trình. Mà văn học Nga thì cần. GS Hà Minh Ðức trong cuốn "Tài năng và danh phận" (NXB CTQG, 2014), một học trò và sau là đồng nghiệp, cùng tổ bộ môn của thầy Nhị kể rằng: "Thầy Hoàng Xuân Nhị có năng khiếu về ngoại ngữ và thuận lợi là đã biết nhiều thứ tiếng châu Âu như Pháp, Ðức, Anh,... nên việc học tiếng Nga tuy khó khăn nhưng thầy đã hoàn thành trong vòng 5 - 6 tháng để có thể nghiên cứu và dịch nhiều tác phẩm văn học Nga". Với những bài giảng sinh động, với việc dịch các tác phẩm văn học Nga - Xô-viết, nhất là bộ "Lịch sử văn học Nga - Xô-viết" gồm năm tập được dùng trong tất cả các trường đại học; có thể nói GS Hoàng Xuân Nhị là một trong những người có công đầu trong việc tạo ra cuộc tiếp xúc của văn học Việt Nam với một nền văn học vĩ đại của nước Nga và các nước Xô-viết. Ông cũng là người đã dịch bộ sách "Nguyên lý Mỹ học Mác - Lê-nin" (năm 1961) hàng nghìn trang; đem đến cho sinh viên và giới học thuật nước nhà những quan điểm mới và có hệ thống về mỹ học Mác - Lê-nin. Về văn học Việt Nam, ông chọn thơ Bác là sự nghiệp nghiên cứu và chuyên đề giảng dạy tại Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Việc lựa chọn này không chỉ thể hiện lòng thành kính đối với Bác mà còn thể hiện sự nhạy cảm của một nhà nghiên cứu biết chọn những đề tài có giá trị.

Nhắc đến những đóng góp về khoa học của GS Hoàng Xuân Nhị, thể hiện một tình cảm sâu sắc của ông đối với dân tộc, với cách mạng còn là việc dịch ra tiếng Pháp Chinh phụ ngâm, Lưu Bình - Dương Lễ trước năm 1945; dịch và giới thiệu thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh sau năm 1975. Chinh phụ ngâm được xuất bản tại NXB Mercure de France có lời giới thiệu của nhà triết học, nhà thơ, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp Pôn Va-lê-ry. Sách đã được tái bản nhiều lần.

GS Hoàng Xuân Nhị đã có công lớn trong việc đào tạo thầy và trò ở Khoa Văn, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Những người có ảnh hưởng xã hội, được yêu mến và thường được truyền tụng với nhiều giai thoại.

Khi tôi vào trường, được nghe kể nhiều chuyện về thầy Nhị. Nào là để thể hiện quyết tâm học tiếng Nga, thầy đã cắt trọc đầu, thề rằng khi tóc tốt là khi làm chủ được tiếng Nga. Nào là chuyện cưỡi trâu đi họp khi trường sơ tán ở Ðại Từ (Thái Nguyên). Thầy Hà Minh Ðức kể thầy Nhị thường hay có "sáng kiến", như việc mắc màn trùm cả bàn ghế để làm việc. Anh Nguyễn Ngọc Ký kể, nhà thầy ở sơ tán mà vẫn lắm sách. Sách tiếng Việt. Sách tiếng Tàu. Sách Pháp. Sách Nga. Sách bìa thường. Sách bìa cứng. Có cuốn dày cả nghìn trang, nặng tới mấy cân. Sách xếp chồng bên phải, bên trái. Sách xếp đằng trước, đằng sau. Sách ngự trên gác cao. Sách nằm la liệt đầy ắp cả dưới gầm giường. Mỗi lần giảng thơ Bác, thầy lại khóc. Thầy nhớ Bác, thương Bác chân thành, khóc từ năm 1969, cho đến năm 1974, dạy chúng tôi thầy vẫn khóc.

Có vẻ thầy Nhị là người đa phong cách. Thầy nhớ rất kỹ một đoạn văn trong tác phẩm nhưng quên tên ngay cả đồng nghiệp trong khoa. Thầy có mái tóc bạc phơ, dáng vẻ đạo mạo nhưng lại rất hồn nhiên, hóm hỉnh. Lại có thơ về thầy Nhị rằng:

Thầy Nhị nét mặt tươi cười

Mái đầu tóc bạc, mình ngồi Simson

Văn khoa là một giang sơn...

Ghi nhận công lao của GS Hoàng Xuân Nhị, ở TP Hồ Chí Minh đã có một đường phố mang tên ông. Nhưng còn có một con đường Hoàng Xuân Nhị trong niềm thương nhớ và kính yêu của những người Nam Bộ kháng chiến và các thế hệ học trò của ông...

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…