Giáo sư Hoàng Xuân Hãn - nhà Khoa học, nhà Văn hóa lớn
Năm 1926, ông đậu bằng Thành chung, rồi ra Hà Nội học trung học ở trường Bưởi. Sau đó một năm, ông lại chuyển sang học chuyên toán ở Lycée Albert Sarraut. Năm 1928, ông thi đậu tú tài toàn phần và được du học ở Pháp. Tại đây, ông lần lược thi đỗ vào nhiều trường đại học danh tiếng lúc ấy: Trường Cao học Ulm (Normale supérieure d’Ulm), Trường Bách khoa (École Polytechnique), Trường Cầu cống (École des Ponts et Chaussées), và Khoa cử nhân Toán học ở Trường Đại học Sorbornne (Licence de Sciences mathématiques Sorbonne). Ông tốt nghiệp kỹ sư cầu cống (1934); cử nhân toán (1935); thạc sỹ toán (1936), ông là một trong những người Việt Nam đầu tiên có bằng này.
Năm 1936, Hoàng Xuân Hãn trở về nước. Ông từ chối chức vụ Giám đốc Công chính do Pháp gợi ý với điều kiện phải nhập quốc tịch Pháp. Ông nhận một chân giáo sư trung học tại trường Bưởi, lương thấp hơn. Ông còn được mời giảng dạy môn toán ở các trường Đại học Công chính, Nông lâm, Võ bị và Đại học Hà Nội.
Ông cùng với một số bạn bè như Nguyễn Xiển, Tạ Quang Bửu sáng lập tạp chí khoa học, mặt khác, bắt tay vào việc soạn cuốn sách Danh từ khoa học, dùng tiếng Việt để diễn đạt những khái niệm khoa học vốn chưa có bao nhiêu từ ngữ bằng tiếng Việt lúc bấy giờ. Năm 1943, “Danh từ khoa học†được giải thưởng của Hội Khuyến học Nam Kỳ với ý nghĩa một công trình mở đường cho việc xây dựng khái niệm và thuật ngữ khoa học ở nước ta.
Khi Hội truyền bá Quốc ngữ được thành lập (1943), Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã tham gia với tư cách một thành viên chính thức. Ông đã cùng một vài bạn bè cho công bố rất sớm cuốn sách Phương pháp học i tờ, đổi mới hẳn cách học chữ Quốc ngữ theo lối đánh vần a, b, c, giúp người đọc nắm được chữ Quốc ngữ nhanh chóng hơn nhiều. Do uy tín xã hội của Hoàng Xuân Hãn, Chính phủ Trần Trọng Kim khi thành lập đã mời ông giữ chức Bộ trưởng Giáo dục và Mỹ thuật và Q. Bộ trưởng Công chánh từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1945.
Ngay sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, cùng với một số nhà trí thức tiêu biểu, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp. Tháng 4 - 1946, giáo sư được cử làm Trưởng Tiểu ban Chính trị trong phái đoàn nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà tại Hội nghị Việt - Pháp ở Đà Lạt. Sau hội nghị này, giáo sư tham gia giảng dạy các bộ môn kỹ thuật cho các khoá huấn luyện của Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn.
Kháng chiến toàn quốc nổ ra, giáo sư bị kẹt lại trong lòng Hà Nội. Từ đây, gia đình giáo sư đã trở thành một cơ sở nội thành, bí mật ủng hộ tài chính và thuốc men cho kháng chiến.
Năm 1950 (2), giáo sư và gia đình sang cư ngụ ở Pa-ri (Pháp). Lúc bấy giờ, nguyên tử đang là món hàng nóng bỏng của chiến tranh lạnh, giáo sư lại “xông†vào lĩnh vực này và chỉ sau vài ba năm, giáo sư đã thi đỗ kỹ sư nguyên tử ở Saclay (1956). Trong suốt thời gian sống trên đất Pháp, một mặt, giáo sư tiếp tục công việc của một nhà khoa học, mặt khác, dồn tâm huyết vào những công trình có giá trị soi sáng trên nhiều bình diện cho văn hoá ViệtNam. Giáo sư còn tham gia tổ chức Việt kiều yêu nước ở Pháp, hăng hái tuyên truyền cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Giáo sư đã đến Giơ-ne-vơ gặp phái đoàn ViệtNamtrong thời gian hội nghị Giơ-ne-vơ họp. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giáo sư trước sau như một luôn có tiếng nói ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc ta trên diễn đàn Hội Việt kiều yêu nước tại Pa-ri mà giáo sư là một uỷ viên Đoàn Chủ tịch. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn là một học giả lớn có nhiều đóng góp cho văn hoá dân tộc. Những công trình nghiên cứu của giáo sư đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trên nhiều lĩnh vực văn hoá, khoa học, giáo dục...Giáo sư là tác giả của hàng chục công trình khoa học có giá trị, mang tính khai phá, mở đường.
Các tác phẩm của giáo sư để lại cho đời gồm có: Danh từ khoa học (1942); Đại Nam Quốc sử diễn ca (1949); Lý Thường Kiệt (1949); Hà Thành thất thủ và Hoàng Diệu (1950); Thi văn Việt Nam (1951); Mai Đình Mộng kí (1951); La Sơn Phu Tử (1952); Chinh phụ ngâm bị khảo (1953); Bích câu kỳ ngộ (1964) Truyện Song tinh (1987); Văn tế thập loại chúng sinh (1995); Thiên tình sử Hồ Xuân Hương (1995) và rất nhiều chuyên khảo đăng trên các báo và tạp chí.
Là một nhà tư liệu học, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã khảo cứu về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và biên giới, góp phần vào việc xác nhận chủ quyền của nước ViệtNamvề hai quần đảo này.
Những năm cuối đời, giáo sư vẫn cặm cụi với công trình khảo định Truyện Kiều, cố gắng khôi phục một văn bản gần nguyên tác nhất của nhà đại thi hào Nguyễn Du. Nhưng rất tiếc, cái chết quá bất ngờ đã không cho phép giáo sư hoàn thành trọn vẹn công trình.
Phần lớn cuộc đời sống ở ngoài nước, nhưng con người, sự nghiệp giáo sư Hoàng Xuân Hãn lại dành cho quê hương và chỉ mong có ích cho quê nhà.
Đã hay bốn bể là nhà
Lam Hồng
ta mới thật là quê hương!
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã từng cộng tác với các báo: Khoa học, Thanh Nghị (Hà Nội); Văn Lang, Sử Địa, Bách Khoa (Sài Gòn); Đoàn kết, Diễn Đàn, Tập san Khoa học Xã hội (Pa-ri) ...
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Cụm công trình Lịch sử và Lịch pháp ViệtNam: Lý Thường Kiệt; La Sơn Phu Tử; Lịch và Lịch ViệtNam. Lý Thường Kiệt là một công trình khoa học được nghiên cứu có hệ thống, không chỉ viết về một nhân vật Lý Thường Kiệt, mà còn mở rộng ra các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao thời nhà Lý. La Sơn Phu Tử là tác phẩm đã làm sáng rõ về một giai đoạn quan trọng: giai đoạn Lê - Mạt Tây Sơn trong lịch sử nước ta về một nhân cách trí thức chân chính, nhân cách La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, người đã giúp Anh hùng Nguyễn Huệ với tư cách cố vấn...Lịch và Lịch Việt Nam là công trình nghiên cứu công phu, phát hiện quá trình đích thực của việc sử dụng lịch ở nước ta, qua các triều đại trong mối tương quan với lịch sử Trung Quốc cùng thời kỳ.
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn còn được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì về công lao to lớn trong các lĩnh vực chính trị, khoa học, văn hoá, giáo dục của đất nước.
Giáo sư mất ngày 10-3-1996 tại Pa-ri, hưởng thọ 88 tuổi. Thi hài được hoả táng tại Nghĩa trang L’Orme des Moineaux Les Ulis (Pháp).