Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 22/02/2005 15:47 (GMT+7)

Giáo sư Hoàng Phê: Ngọn cờ chuẩn của tiếng Việt hiện đại

Sinh ngày 15/7/1919 tại Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam, GS Hoàng Phê là con trai thứ tư trong một gia đình đông tới 11 anh chị em (8 nam, 3 nữ). Là hậu duệ đời thứ ba của Chí sĩ Hoàng Diệu (sinh1828, Tổng đốc Hà Ninh, nổi tiếng cương trực, đã tuẫn tiết khi Thành Hà Nội thất thủ năm 1882), gia đình ông mang sẵn chí khí yêu nước và nhiệt tình cách mạng cháy bỏng. Ông từng đảm trách nhiềucương vị trong kháng chiến (từ cuối năm 1946), nhưng cuối cùng niềm say mê và tư chất trời phú đã đưa ông tới ngôn ngữ học. Chính ông là tổ trưởng đầu tiên Tổ Ngôn ngữ (lúc đó nằm trong Viện Văn họcthuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước). Và từ cái nôi này, với đóng góp của ông, Viện Ngôn ngữ học đã chính thức thành lập từ năm 1968.

Công lao nổi bật nhất của GS Hoàng Phê được cả xã hội thừa nhận là đã cho ra đời cuốn Từ điển tiếng Việt (cỡ vừa, 39.924 mục từ). Thủ tướng Phạm Văn Đồng đánh giá đây là “quyển từ điển đầu tiên ở nước ta do một tập thể cán bộ ngôn ngữ học biên soạn trên cơ sở tư liệu tương đối đầy đủ”. Tư liệu đó là gần 3 triệu phiếu ngữ cảnh thống kê trên sách báo Việt Nam trong khoảng thời gian 30 năm (1945-1975). Đóng góp to lớn của GS Hoàng Phê chính là việc ứng dụng các quan điểm, phương pháp, cách thức tiên tiến nhất để xử lí kho tư liệu khổng lồ đó. Có thể nói, ông là “tổng chỉ huy”, “kiến trúc sư”, “người chỉ đạo thi công” công trình này. Không có mục từ nào trong từ điển là không mang dấu ấn của ông: cấu trúc chặt chẽ, hệ thống, nhất quán (cả ở tầm vĩ mô và vi mô). 17 năm qua (từ 1988) cuốn từ điển này đã được in đi in lại 12 lần với hàng chục vạn bản. Nó thực sự có ý nghĩa trong trào lưu dạy và học tiếng Việt trong nhà trường hiện nay.

Nhưng cống hiến của GS Hoàng Phê không dừng lại ở đó. Dù trước tác không nhiều, nhưng đọc cuốn chuyên luận duy nhất của ông (Logic ngôn ngữ học 1989) người ta vẫn thấy thấp thoáng bóng dáng của một nhà lí luận uyên bác và sâu sắc. Hoàng Phê cho rằng ngữ nghĩa lời nói của ngôn ngữ tự nhiên có logic riêng của nó, không phải là logic thuần tuý

Tiểu sử tóm tắt

Hoàng Phê, sinh ngày 15.7.1919 tại xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đỗ tú tài 1937. Tham gia Cách mạng 1946. Từng đảm đương các chức vụ: Phụ trách Tuyên truyền Kháng chiến huyện Nông Cống, Thanh Hoá (1 - 6.1947); Phó Trưởng ti Tuyên truyền Thanh Hoá (6 - 12.1947); Tỉnh đoàn trưởng Thanh niên Việt Nam tỉnh Thanh Hoá kiêm Hiệu trưởng Trường Trung học Phan Tây Hồ, Chi hội trưởng Chi hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác tỉnh Thanh Hoá (12.1947 - 12.1949); Học Trường Nguyễn ái Quốc (9.1953 - 7.1955); Cán bộ Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam (7.1955 - 10.1959); Tổ trưởng Tổ Ngôn ngữ, Viện Văn học thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (10.1959 - 1968); Phó Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ, chuyên viên cao cấp Viện Ngôn ngữ học (1969 - 1997); Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam khoá I (1990 - 1995); Giám đốc Trung tâm Từ điển học (1997 - 2005).

Tác phẩm chính: Từ điển chính tả phổ thông (đồng tác giả, 1963), Từ điển chính tả tiếng Việt (đồng tác giả, 1985), Từ điển tiếng Việt (chủ biên, 1988, tái bản liên tục cho đến nay); Logic ngôn ngữ học (1989, tái bản 2003); Từ điển vần (1996); Chính tả tiếng Việt (1999),...

Danh hiệu, giải thưởng: Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huân chương Lao động hạng Nhất; Huy chương Vì sự nghiệp khoa học và kỹ thuật Việt Nam.hình thức hay logic thông thường... Quan niệm của ông về ngữ nghĩa lời nói đích thực chính là nền tảng cơ bản để ông phất cao ngọn cờ chuẩn hoá. Khái niệm chuẩn (chuẩn chính tả, chuẩn từ vựng, chuẩn thuật ngữ,...) của ông khá độc đáo, hợp lí và ngày càng cập nhật tới các giá trị của thực tiễn nền ngữ học thế giới. Vì ông cho rằng, chuẩn là một phạm trù của ngôn ngữ học đồng thời cũng là phạm trù xã hội - lịch sử - văn hóa. Ông muốn qua việc xác định chuẩn, tìm ra hướng phát triển của ngôn ngữ. Ngôn ngữ nào cũng có cái chuẩn, cái “lệch” chuẩn. Nhưng khó có thể nói ngay cái nào là đúng, cái nào là sai. Chuẩn, dĩ nhiên là cơ sở để xác lập cái đúng, song chuẩn ngôn ngữ hình thành và bị chi phối bởi nhiều nhân tố khác nhau. Cần phải xem nhân tố nào là cơ bản nhất, quan trọng nhất để đưa ra các kiến nghị định hướng... Thực tế những năm vừa qua đã ngày càng sáng tỏ những luận điểm của Hoàng Phê là hợp lí, có tầm nhìn xa trông rộng.

Năm 1990, bằng nỗ lực và uy tín của mình, GS Hoàng Phê đã vận động, tập hợp các nhà Việt ngữ học thành lập Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và trở thành Chủ tịch đầu tiên.

Bước sang năm 2005, ít ai nghĩ rằng một ông già 86 tuổi lại còn đủ tinh thần và sức lực để cống hiến cho khoa học. Vậy mà GS Hoàng Phê, lưng đã còng, tai đã nặng... vẫn miệt mài đêm ngày bên chiếc máy vi tính đặt ngay ở đầu giường. Chị Châu Thanh (con gái ông) kể rằng, 2-3 giờ sáng tỉnh giấc đã thấy ông cặm cụi bên bàn máy. Ông thao thức mãi để rồi cuối cùng không đừng được ham muốn, bất chấp mọi khuyên can của người thân, làm việc quên giờ giấc. Ông đã mày mò, hoàn thiện gần hết phần mềm vẽ lại tự dạng bộ chữ Nôm của riêng mình. Song, cơn nhồi máu cơ tim bất thình lình đã quật ngã ông. Nhanh tới mức bất ngờ, hồi tỉnh trong cơn đau tại bệnh viện, GS Hoàng Phê ngơ ngác nhìn quanh và ngạc nhiên khi nghĩ rằng các phím bấm trên máy cấp cứu đặt trong phòng kia sao lại chẳng giống chút nào so với bàn phím trên computer...

Đây cũng là sự “đãng trí” nghề nghiệp cuối cùng của GS Hoàng Phê. 15h 45’ ngày 29-1-2005, giấc mơ về một tiếng Việt đẹp giàu, trong sáng, hiện đại đã cùng ông chìm, chìm mãi vào giấc ngủ thiên thu.

TS Phạm Văn Tình

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.