Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 04/05/2006 16:50 (GMT+7)

Giáo sư Bác sĩ Đặng Văn Ngữ - nhà khoa học chân chính và tài năng

Năm 1930, Đặng Văn Ngữ đỗ tú tài bản xứ và tú tài Tây, được học bổng để vào Trường Đại học Y Dược Hà Nội, và tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1937 ở tuổi 27.

Khi còn học trung học, Đặng Văn Ngữ đã yêu thích nghiên cứu khoa học. Khi vào Trường Đại học Y Dược, Đặng Văn Ngữ được cử làm trợ lý về vật lý học cho giáo sư Henry Galliard, Hiệu trưởng kiêm Chủ nhiệm Bộ môn ký sinh trùng.

Sau khi tốt nghiệp bác sĩ, ông chấp nhận tiếp tục ở lại làm trợ lý để theo con đường giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Lúc bấy giờ, ở trường đại học chưa có ngạch cán bộ giảng dạy Việt Nam. Cũng trong thời gian này, ông cùng các bạn đồng nghiệp thành lập một cơ sở khám chữa bệnh và bệnh viện được gọi là Bách khoa Y viện Luscas Championniers (tên một giáo sư được sinh viên Y khoa mến phục đã chết). Ông phụ trách xét nghiệm vi khuẩn, ký sinh trùng và một số hoá nghiệm.

Năm 1941, ông trở thành giảng viên dạy môn sinh vật cho sinh viên dược khoa, người Việt Nam đầu tiên giảng dạy môn này ở bậc đại học nước ta. Cũng năm này, giáo sư Massuo Ota, một nhà nấm học Nhật Bản, đến Hà Nội và giảng dạy một số giờ tại Trường Đại học Y Dược Hà Nội. Sau đó ít lâu, Đặng Văn Ngữ được giáo sư Henry Galliard, Hiệu trưởng nhà trường, cử sang Nhật Bản với tư cách phái viên của trường để học hỏi với hy vọng trở thành một nhà nấm học có tên tuổi.

Tại Nhật Bản, ông ở trong ký túc xá dành cho người Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam… Ở đây đã có 7 sinh viên Việt Nam đến trước ông, trong đó có Lương Đình Của, Nguyễn Xuân Oánh, Trần Văn Lý… Ông đã phân lập được loại giống nấm Pénicillin và có lẽ đó là một trong những giống nấm Pénicillin đầu tiên tìm thấy ở Nhật Bản.

Đại chiến thế giới lần thứ II kết thúc, Mỹ chiếm đóng Nhật Bản, Đặng Văn Ngữ tiếp tục ở lại Tokyo làm việc. Tại đây, ông tranh thủ tối đa các điều kiện cho việc học tập, nghiên cứu khoa học. Ông đã tham gia Hội Việt kiều mà ông là Chủ tịch, tổ chức biểu tình đòi công nhận nền độc lập cho Việt Nam. Sau đó, ông đã quyết định tìm đường trở về phục vụ Tổ quốc.

Từ Yokohama, ông đáp tàu đi Băngkok (Thái Lan). Ông trực tiếp gặp đồng chí Nguyễn Đức Quỳ, đại diện Chính phủ Việt Nam tại Thái Lan lúc bấy giờ, trình bày nguyện vọng về nước tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông được toại nguyện, lên đường về nước, mang theo chỉ hai bộ quần áo và các giống nấm Pénicillin và Streptomycin.

Ít ngày sau khi đặt chân lên chiến khu Việt Bắc, ông vinh dự được gặp Bác Hồ. Bác khuyên: “Làm Pénicillin tinh khiết, hoàn cảnh kháng chiến chưa cho phép. Chú hãy làm nhièu nước lọc Pénicillin càng nhiều càng tốt. Có khó khăn gì, Bác sẽ cho người giúp chú”.

Được sự động viên ân cần của Bác và sự giúp đỡ cần thiết của Bộ Y tế, ông đã thành công trong việc sản xuất nước lọc Pénicillin trong môi trường nước thân ngô, góp phần đáng kể vào việc cứu chữa thương bệnh binh, đạt kết quả tốt, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Giáo sư Tôn Thất Tùng lúc bấy giờ là Thứ trưởng Bộ Y tế đã viết: “Từ đấy, mỗi chiến dịch, quân y đưa ra tiền tuyến một tổ Pénicillin để sản xuất kháng sinh dùng ngay trên mặt trận. Đây là một thành tích kỳ diệu mà từ xưa đến nay trong các cuộc chiến tranh du kích, chưa ai làm được như vậy, với những dụng cụ thô sơn trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn”.

Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, hoà bình lập lại, ông được giao trọng trách xây dựng ngành sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng, làm chủ nhiệm đầu tiên bộ môn này của Trường Đại học Y Dược Hà Nội, sáng lập và là Viện trưởng đầu tiên của Viện Sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng cho tới ngày ông hy sinh ở tuổi 57 trong một trận bom B52 thảm khốc của giặc Mỹ ở khu rừng phía Tây Huế hồi 14 giờ ngày 01/4/1967 trong khi đang nghiên cứu về sốt rét.

Giáo sư Đặng Văn Ngữ là một trí thức yêu nước đã từ bỏ mọi vinh hoa phú quý có thể để được phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ Quốc. Là một nhà quản lý, giáo sư Đặng Văn Ngữ đã mang hết tâm huyết chỉ đạo công tác chống sốt rét, các bệnh giun sán…, đào tạo được một đội ngũ đông đảo các nhà khoa học trẻ cho đất nước. Là nhà khoa học, giáo sư Đặng Văn Ngữ đã có công tìm tòi, nghiên cứu và điều chế dung dịch Pénicillin. Giáo sư Đặng Văn Ngữ là một trong 12 nhà khoa học đầu tiên của nước ta được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh lần thứ nhất, ngày 10/9/1996, về công trình điều tra muỗi sốt rét và điều chế dung dịch Pénicillin. Giáo sư Đặng Văn Ngữ còn là một người thầy có nhân cách lớn.

Ở tuổi 57, giáo sư Đặng Văn Ngữ là nhà khoa học đầu ngành duy nhất vai mang ba lô vào chiến trường miền Nam không hề sợ gian khổ, hy sinh để nghiên cứu các giải pháp phòng chống sốt rét cho quân và dân ta đang chiến đấu chống Mỹ, cứu nước.

Là một đảng viên của Đảng, giáo sư Đặng Văn Ngữ đã sống một cuộc đời giản dị, trong sạch, đức độ, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Hình ảnh giáo sư, Anh hùng Lao động, liệt sĩ Đặng Văn Ngữ với những cống hiến to lớn cho nền y học, ngành y tế nước ta và những phẩm chất cao đẹp của ông mãi mãi sáng ngời trong lòng nhân dân Việt Nam.

Để tưởng nhớ nhà trí thức tiêu biểu, giàu lòng yêu nước, nhà khoa học tài năng và đức độ, Thủ đô Hà Nội, Cố đô Huế, thành phố Hồ Chí Minh… có đường phố mang tên ông.

Nguồn: Thông tin khoa học và kỹ thuật, số 4, Quý IV/2004, tr 22, 23

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…