Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2006: Công ty FITOHOOCMON - một doanh nghiệp khoa học thành đạt
Đồng chủ nhiệm của công trình này là hai cán bộ khoa học nữ có bề dày nghiên cứu và triển khai, đó là chị Trần Thị Minh - Cử nhân ngành vi sinh vật học và chị Lê Thị Kim Anh - kỹ sư nông nghiệp.
Ý nghĩa của giải thưởng này, ngoài sự đánh giá cao về tính mới, tính sáng tạo và tính hiệu quả thực tiễn còn là sự tôn vinh các doanh nghiệp khoa học thành đạt.
Ý tưởng sáng tạo của công trình này bắt nguồn từ hai đề tài: Một là những kết quả nghiên cứu công nghệ “ Quy trình sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh”, và hai là việc khảo sát thực tế sản xuất của các nhà máy mía đường ở nước ta.
Lê Văn Tri tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kisinhop (Liên Xô cũ) vào năm 1975; về nước công tác tại Viện Sinh học thuộc Viện Khoa học Việt Nam, anh sớm đi sâu nghiên cứu các đề tài sinh vật đất. Năm 1988, với các kết quả nghiên cứu của mình anh bảo vệ thành công luận án TS sinh học tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sau đó thực tập sau TS tại Viện Sinh lý thực vật Timiriazep (Maxcơva) và Viện Quang hợp - Thổ nhưỡng (Pusino) thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Cùng với việc công bố nhiều công trình khoa học, anh còn là tác giả của 2 bằng độc quyền giải pháp hữu ích, 7 bằng độc quyền sáng chế.
Thiết bị sản xuất phân hữu cơ vi sinh. |
Dựa trên các phân tích về trình tự gen rARN-16S và cây chủng loại phát sinh cùng các đặc tính sinh lý, sinh hóa của khuẩn thể, đã phát hiện ra vi sinh vật cố định đạm cộng sinh ở cây mía là vi khuẩn Paenibacillus polymyxa. Chúng đóng vai trò quan trọng trong công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh cho cây mía. Đồng thời, các tác giả đã tạo lập được quy trình sản xuất axit humic cùng các dạng muối humat dễ hòa tan trong sản xuất phân bón quy mô công nghiệp.
Tính hữu ích của công trình được đánh giá rất cao: Đã tạo ra 13 sản phẩm bằng công nghệ sản xuất thích hợp, đạt các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và thị trường chấp nhận. Từ đợt sản xuất lần đầu 500 tấn cho Công ty Mía đường Lam Sơn - Thanh Hóa năm 1995, đến nay nhà máy này đã sản xuất 50.000 tấn/năm, và vẫn đang phát triển hơn nữa để cung cấp cho các vùng trồng mía trong cả nước.
TS Lê Văn Tri cùng các cộng sự trong phòng thí nghiệm. |
Chúc mừng Công ty FITOHOOCMON đọat giải nhất Giải thưởng Sáng tạo khoa học – công nghệ Việt Nam - 2006, chúng ta bày tỏ sự nhiệt tình ủng hộ đối với những mầm xanh rất đáng được nâng niu, vun trồng trong phong trào đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại hội nhập, đặc biệt là trong bối cảnh nỗ lực triển khai Nghị Định 115/NĐ-CP 2005 của Chính phủ về chuyển đổi các tổ chức KH&CN, nghiên cứu triển khai vốn được bao cấp bằng ngân sách Nhà nước sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí trong hoạt động của mình.