Giải pháp tăng nguồn thu cho báo chí trong bối cảnh hiện nay
Ngày 14-4 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức hội thảo: “Giải pháp tự chủ tài chính của các cơ quan báo chí trong hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam”, dưới sự chủ trì của PGS Nguyễn Thành Lợi – UV BCH Hội Nhà Báo Việt Nam, TBT Tạp chí Người làm báo; TS Đặng Vũ Cảnh Linh – Trưởng ban Ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức LHHVN..
Quang cảnh hội thảo
Hiện nay, với sự phát triển nhanh mạnh của hệ sinh thái truyền thông số và do đại dịch Covid-19 hoành hành, báo chí đã và đang phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có để tồn tại và phát triển. Báo chí trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam (khoảng hơn 100 CQ báo, tạp chí, báo điện tử, bản tin, đặc san...) càng gặp nhiều khó khăn do hầu hết phải tự chủ tài chính. Làm thế nào để báo chí vẫn phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị mà vẫn “kiếm ra tiền” một cách chân chính để phát triển là một bài toán khó.
Nhàbáo, BTV cao cấpNguyễn Văn Tôngphát biểu
Theo nhà báo, BTV cao cấp Nguyễn Văn Tông - Nguyên TBT báo điện tử Tầm nhìn, báo chí tự chủ tài chính hoạt động cũng giống như doanh nghiệp nhưng khó khăn hơn là phải định hướng nội dung thông tin, bởi báo chí là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước. Thông tin làm thế nào để vừa trung thực, khách quan, đúng sự thật mà lại hấp dẫn, thu hút nhiều kiểu thị hiếu khác nhau của độc giả là bài toán cần tìm lời giải đối với các tòa soạn trước mỗi quyết định xuất bản một sản phẩm báo chí.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Các đại biểu tham dự hội thảo
Nhà báo Bùi Hoàng Tám - Báo Dân trí phát biểu
Nhà báo Phạm Mỵ - Tạp chí Sức khỏe môi trường phát biểu
Nhà Xã hội học Phạm Bích San phát biểu
Tại buổi hội thảo, lãnh đạo nhiều cơ quan báo chí trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam đều có chung nhận định, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng về cơ bản, báo chí của Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn hoạt động hiệu quả. Có được kết quả này, ngoài nỗ lực của mỗi cơ quan báo chí còn là nhờ cơ chế tự chủ tài chính. Cơ chế này đã giúp các toàn soạn chủ động giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tự tạo ra cơ sở vật chất đáp ứng tốt hơn nhu cầu hoạt động đặc thù của công việc để các ẩn phẩm của tòa soạn được độc giả ưa thích, thị trường đón nhận. Đây là động lực để các tờ báo của Liên hiệp Hội Việt Nam phát triển.
Nhà báo Quốc Dũng thuộc báo giấy Khoa học và Đời sống (Báo Tri thức và cuộc sống) phát biểu
Nhà báo Hữu Quang - PTBT Tạp chí Ngày nay chia sẻ mô hình thu tiền bạn đọc, Tạp chí Ngày nay đang triển khai
Nhà báo Hoàng Huệ - Tạp chí Biển Việt Nam phát biểu
Các đại biểu tham dự hội thảo đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu để tăng nguồn thu cho báo chí trong bối cảnh hiện nay như: Nâng cao chất lượng thông tin, hiện đại hóa hình thức truyền tải, chuyển hướng “điện tử hóa” báo chí, tận dụng lợi thế của Internet, đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh công tác truyền thông quảng cáo, tham gia tích cực các hoạt động xã hội, tạo thương hiệu để thu hút được nhiều công chúng...
TS Đặng Vũ Cảnh Linh-Trưởng banBanTruyền thông và Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Namphát biểu kết luận hội thảo
Theo TS Đặng Vũ Cảnh Linh, Trưởng ban Ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam, để báo chí phát triển bền vững, ổn định và chuyên nghiệp, rất cần có một cơ chế phù hợp để các tờ báo trong hệ thống tự phát triển. Ngoài ra, bản thân các nhà báo cũng phải không ngừng sáng tạo, giữ vững bản lĩnh chính trị nghề nghiệp, trau dổi đạo đức nhà báo để sáng tạo ra những tác phẩm báo chí có giá trị thông tin cao để báo chí thực sự là phương tiện truyền thông thiết yếu phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân…
PV.