Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 15/07/2009 00:47 (GMT+7)

Giải pháp chủ yếu giải quyết vấn nạn nghèo đói: KHƠI DẬY TIỀM NĂNG CỦA CHÍNH HỌ

Một thách thức lớn

Đói nghèo trên diện rộng vẫn là một vấn nạn của cộng đồng thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới thì năm 1988 có 1,2 tỷ người sống trong tình trạng nghèo đói tuyệt đối với mức sống ít hơn 1 USD/ngày. Một nửa trong số đó nằm trong các khu vực Nam Á. Mặc dù trong những năm vừa qua tỉ lệ nghèo đói có giảm bớt, nhưng đây vẫn là một trong những vấn đề lớn nhất của nhân loại.

Một lần nữa, xin được nhắc lại những hậu quả thảm khốc mà đói nghèo gây ra. Trước hết, nó làm cho người ta luôn phải đau khổ vì đói khát và buộc con người phảithường xuyên lo lắng vì những mục tiêu hạ cấp nhất. Đói nghèo làm cho người ta trở thành cục cằn, nó không chỉ đẩy một số người đến những hành động bạo lực mà còn làm băng hoại quan hệ giữa người vớingười, nhất là trong gia đình. Nghèo đói là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hành động bạo hành đối với phụ nữ. Nhiều người  phụ nữ Nam Á nói rằng: khi tình trạng kinh tế củangười nghèo được cải thiện thì một trong những thay đổi rõ rệt nhất là sự hòa thuận trong gia đình gia tăng, cũng có nghĩa là bạo hành trong gia đình đã giảm.

Nghèo đói làm cho người ta không thể thể hiện được hết năng lực cá nhân của mình. Không được học hành, người nghèo không thể phát triển được các khả năng, không thể nâng cao được năng suất lao động. Trong thời đại của chúng ta, khi người ta nói rất nhiều và rất hay về vai trò của giáo dục và phát triển khả năng của con người thì vẫn đang tồn tại hàng tỷ người không có điều kiện học hành, bỏ phí những tiềm năng của mình.

Nhiều người không nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề này, họ cho rằng vấn đề chính đáng quan tâm nhất là nạn gia tăng dân số. Theo họ, nghèo đói trên diện rộng là lỗi của chính người nghèo. Đấy là một thái độ cực kỳ vô trách nhiệm, nó chẳng những không phù hợp với kinh nghiệm lịch sử mà còn đi ngược lại các lý thuyết kinh tế. Một nước đang giàu có không thể trở thành nghèo đi vì sinh suất cao. Kinh tế luôn luôn phát triển ở những thành phố đông dân chứ không phải ở các làng quê hẻo lánh. Còn trong lý thuyết kinh tế thì việc sản xuất và phân phối thu nhập quốc dân là một tiến trình động, phụ thuộc vào nhiều biến số mà dân số chỉ là một trong số đó. Nếu công nhận rằng mỗi người đều có thể đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội thì ta phải công nhận rằng số dân cũng có ảnh hưởng tích cực đối với quá trình phát triển đó. Chỉ có trong các xã hội với hệ thống kinh tế rối loạn, trì trệ, thiếu năng động và không tạo điều kiện cho người dân thể hiện hết năng lực của mình thì việc gia tăng dân số mới thành vấn đề. Trong những điều kiện như thế vấn đề nghèo đói sẽ càng trầm trọng thêm. Người nghèo cảm thấy có lợi khi sinh thêm con, vì như thế là thêm nguồn lao động, là gia tăng thu nhập lúc còn trẻ và bảo đảm kinh tế cho tuổi già.

Hậu quả chính trị cũng không kém phần quan trọng. Nghèo đói đẩy người dân vào những quan hệ bất bình đẳng, tức là những quan hệ làm người ta mất tự do và trở thành đối tượng không được che chở trước những hành động độc ác của kẻ khác. Cuộc mưu sinh vất vả hằng ngày làm cho người không còn thì giờ và sức lực tham gia vào đời sống chính trị của xã hội hay dân tộc. Quyền lợi của họ không được nói tới và vì vậy mà bị bỏ qua. Người nghèo thường bị buộc phải dựa dẫm vào một “kẻ bảo trợ”, có thể là một “cụ lớn” trong làng hay chủ khu “xóm liều” hoặc chủ thầu nào đó. Không còn lựa chọn nào khác, họ buộc phải bán quyền lợi chính trị của mình cho người bảo trợ để mong được an toàn. Khi các quan hệ chủ - tớ giữ vai trò chủ đạo, thí đó chính là nguy cơ nghiêm trọng đối với các nguyên tắc của quyền tự do cá nhân và những quyền bất khả xâm phạm của con người. 

Mong muốn giúp đỡ là phản ứng tự nhiên trước tình trạng nghèo đói và chắc chắn rằng những người nghèo đến mức không thể cất đầu lên được thực sự cần đến sự giúp đỡ. Nhưng nếu cứ giúp đỡ mãi sẽ khiến họ trở nên lệ thuộc. Mặt khác chúng ta đã quên một khía cạnh quan trọng hơn nhiều: Trước đây người ta thường phải giải quyết vấn đề nghèo đói bằng chính nỗ lực của mình: bằng lao động cần cù, tiết kiệm, đầu tư cho con cái học hành, sẵn sàng di chuyển để tìm những cơ hội thuận lợi hơn, sẵn sàng đánh đổi, kể cả đổi chỗ làm việc. Dĩ nhiên là có những người suy sụp đến mức không thể tự lực được, nhưng đấy không phải là đa số.

Hầu hết người nghèo không cần sự giúp đỡ trực tiếp, họ cần được bình đẳng trong cơ hội và được pháp luật bảo vệ để có thể thoát khỏi sự áp chế của những kẻ muốn tước đoạt thành quả lao động của họ.Vì vậy chính sách Nhà nước cần hướng tới là tạo điều kiện cho tất cả các công dân, đặc biệt là người nghèo, cơ hội sở hữu tài sản tư nhân. Điều này giúp người ta độc lập về tài chính và như vậy là củng cố được tự do cá nhân.

Nghèo đói đẩy người dân vào những quan hệ bất bình đẳng, tức là những quan hệ làm người ta mất tự do và trở thành đối tượng không được che chở trước những hành động độc ác của kẻ khác. Cuộc mưu sinh vất vả hằng ngày làm cho người không còn thì giờ và sức lực tham gia vào đời sống chính trị của xã hội hay dân tộc.

Dĩ nhiên là có những trường hợp cần phải trợ cấp, nhất là để chặn đứng nạn đói sau những vụ thiên tai. Trợ cấp trong những trường hợp như thế sẽ hiệu quả hơn là kiểm soát giá cả, thí dụ như kiểm soát giá lương thực, thực phẩm, mà người ta thường áp dụng nhân danh bảo vệ người nghèo, nhưng những biện pháp như thế thường làm méo mó các động cơ kinh tế và sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Cố tình giữ giá lương thực thực phẩm thấp có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho các điền chủ và nền nông nghiệp và sẽ làm cho nhiều nông dân nghèo, tức là đa số người nghèo trên thế giới, mất việc làm.

Chúng ta nên tìm những phương tiện giúp người nghèo có thêm tài sản như góp vào quĩ hưu bổng, bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm thất nghiệp, chứ không nên bắt người ta phải đóng thuế cao rồi lấy tiền phân phối lại cho người nghèo. Tiết kiệm hoặc bảo hiểm bắt buộc giúp cho các công ty tư nhân hoạt động hữu hiệu hơn (những công ty này có sự kiểm soát của Nhà nước, trong đó có yêu cầu về tái bảo hiểm). Còn thu thêm thuế để tái phân phối có thể tạo ra bộ máy quan liêu cồng kềnh, ăn hết phần lớn số tiền thu được.

Trong thời đại ngày nay, các Chính phủ cần tập trung trí tuệ tạo ra khung pháp lí phù hợp cho các ngân hàng tư nhân và các công ty bảo hiểm, đặc biệt là các tổ chức tín dụng đơn giản, dễ tiếp cận với người nghèo ở khu vực nông thôn, hoạt động. Cũng cần phải thành lập các định chế kiểm soát hoạt động của các ngân hàng và các công ty bảo hiểm, còn chính các định chế này thì phải được bảo đảm là hoạt động khách quan, độc lập.

Giáo dục - vũ khí xóa đói giảm nghèo

Không nghi ngờ gì nữa, giáo dục là vũ khí xóa đói giảm nghèo hữu hiệu nhất. Nó cung cấp cho người ta kiến thức và tay nghề đủ sức cạnh tranh, tức là giúp họ tìmđược công việc tốt hơn bố mẹ họ và như vậy là có thể bước lên những nấc thang cao hơn. Giáo dục phổ thông giúp giảm thiểu tình trạng kì thị phụ nữ. Giáo dục các bé gái giúp giảm thiểu một cách rõ rệttỉ lệ sinh vì những người phụ nữ có học lấy chồng muộn hơn, biết cách phòng tránh thai và biết cách chăm sóc gia đình, đặc biệt là sức khỏe trẻ em.

Nếu mục đích của giáo dục là nâng cao tính năng động xã hội thì cần phải đặc biệt chú ý tới chất lượng giáo dục dành cho người nghèo. Chúng tôi nhấn mạnh “cần phải” là vì, điều làm người ta ngạc nhiên là nhiều nhà cải cách chỉ đổ nhiều công sức vào phát triển số lượng người được đào tạo. Họ muốn phát bằng cấp cho thật nhiều người mà hầu như không quan tâm đến chất lượng của những tấm bằng đó. Kết quả là sự phân tầng xã hội sẽ càng vững chắc hơn. Hiện tượng tương tự như thế xảy ra ở cả những nước phát triển, thí dụ như nước Đức, và nhiều nước đang phát triển.

Tại phần lớn các nước Nam Á, chất lượng học tập trong các trường công lập kém đến nỗi người dân phải chịu hi sinh về mặt tài chính chỉ để đưa con em vào các trường tư thục với chất lượng học tập cao hơn, và thường là được dạy bằng tiếng Anh. Nhưng ở nông thôn, các trường như thế là của hiếm, cho nên người nghèo ở đô thị và đa số dân nông thôn đành phải chấp nhận học ở các trường công lập hoặc không đi học nữa. Ở Ấn Độ, Bangladeshvà Pakistan , ít nhất là 40% ngân sách dành cho giáo dục được đổ vào các trường đại học mà sinh viên chủ yếu con em các gia đình trung lưu. Trong khi đó các trường cấp I không đủ cơ sở hạ tầng để đưa tất cả các trẻ em vào học, tức là không phải đứa trẻ nào cũng thoát nạn mù chữ.

Gia tăng hơn nữa quyền kiểm soát nhà trường cho người dân địa phương phải là bước tiến quan trọng trên con đường hiện đại hóa giáo dục. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách chuyển trách nhiệm về giáo dục từ Bộ sang chính quyền huyện và chính quyền làng xã. Chính quyền Trung ương có thể chỉ tập trung sức lực vào việc đặt ra và đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn giáo dục mà thôi. Việc phân chia trách nhiệm như thế sẽ làm gia tăng tính minh bạch các khoản chi tiêu của nhà trường, vì phụ huynh học sinh sẽ dễ dàng kiểm soát những việc diễn ra ở huyện hoặc làng xã. Việc tách tổ chức qui định các tiêu chuẩn giáo dục ra khỏi những cơ quan hành pháp chắc chắn cũng sẽ nâng cao thêm chất lượng giáo dục.

Triệt để hơn nữa là ở các thành phố, Chính phủ có thể giúp người nghèo bằng cách trả tiền học phí cho con em họ và cho phép họ chọn lựa trường, thí dụ, bằng cách cấp cho họ một khoản tín dụng (voucher). Chính phủ thiết lập tiêu chuẩn và mục tiêu giáo dục rồi tập trung sức lực vào việc áp dụng và kiểm tra. Các trường công lập không còn nhận tài trợ từ ngân sách nữa mà sẽ phải tự hạch toán trên cơ sở thu hút thêm nhiều học sinh bằng cách cung cấp cho người học chất lượng giảng dạy tốt hơn. Hệ thống như thế sẽ giúp thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trường với nhau. Phụ huynh học sinh sẽ lựa chọn trường trên cơ sở chất lượng dạy và học, còn nhà trường sẽ buộc phải tìm những biện pháp hiệu quả nhất trong việc dạy và học.

Khi chất lượng học tập của học sinh nghèo không phải là mục tiêu của cải cách giáo dục thì người nghèo sẽ vẫn bị tước mất phương tiện quan trọng nhất để phát triển, còn xã hội thì không khai thác được tiềm năng ở những con em của người nghèo.

Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo

Các bệnh viện của Hà Nội đều trong tình trạng quá tải.
Các bệnh viện của Hà Nội đều trong tình trạng quá tải.
Do nhiều nguyên nhân, người nghèo dễ bị ốm đau. Hệ thống y tế kém chất lượng sẽ gây nên những căn bệnh hiểm nghèo và tình trạng nhiều người nghèo chết trẻ. Từng người và toàn xã hội phải trảgiá đắt cho hệ thống như thế.

Mọi người đều công nhận rằng Nhà nước phải cung cấp cho dân chúng dịch vụ y tế chủ yếu. Tuy nhiên, ở nhiều nước hiện nay, dịch vụ y tế miễn phí có chất lượng cực kỳ thấp. Cũng như trong lĩnh vực giáo dục, điều này đã thúc đẩy sự phát đạt của thị trường chăm sóc sức khỏe tư nhân. Tất cả những ai đủ sức trả tiền đều sử dụng dịch vụ này. Người nghèo cũng phải chi nhiều tiền cho dịch vụ tư nhân vì không có dịch vụ y tế miễn phí của Nhà nước, hoặc có cũng vô ích vì chỉ được vào bệnh viện công sau khi đã phải trả một khoản tiền lớn.

Cũng như trong lĩnh vực giáo dục, Nhà nước có thể thử nghiệm nhiều biện pháp khác trong việc chăm sóc sức khỏe cho người nghèo. Thí dụ như cung cấp tín dụng, trợ giúp bảo hiểm y tế tư nhân và phi tập trung hóa - kể cả ngân sách –  chuyển cho chính quyền địa phương.

***

Đáng buồn là những cuộc cải cách theo hướng tự do hóa trong lĩnh vực giáo dục và y tế thường hiếm khi được thực thi. Nguyên nhân không phải là vì chúng không thực tiễn mà do sự cản trở của một số nhóm lợi ích và những người đang lợi dụng hệ thống xin-cho. Họ chống lại mọi đề nghị cải cách bằng lập luận rằng thay đổi sẽ làm cho người nghèo càng thiệt thòi thêm.

-------

* Tiến sĩ Otto Graf Lambsdorff là cựu Bộ trưởng Kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức, hiện giữ chức Chủ tịch Quĩ Friedrich Naumann.

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.